Thuốc Cefuroxim: Chỉ định, Liều dùng, Cách sử dụng, Tác dụng phụ

4.7/5 - (3 bình chọn)

Kháng sinh là một chất kháng khuẩn có thể được tạo ra từ các chủng vi khuẩn đặc hiệu hoặc được tạo ra từ các phương pháp hóa học với tác dụng kìm hãm sự sinh sôi phát triển và tiêu diệt các vi khuẩn. Trong bài viết này, Heal Central sẽ gửi tới độc giả những thông tin chi tiết về kháng sinh Cefuroxim.

Cefuroxim là một kháng sinh bán tổng hợp thuốc nhóm Cephalosporin với phổ kháng khuẩn rộng, tính an toàn cao nên được sử dụng rất rộng rãi cho nhiều loại bệnh do nhiễm khuẩn gây ra.

Công thức hóa học của Cefuroxim
Công thức hóa học của Cefuroxim

Lịch sử nghiên cứu và phát triển Cefuroxim

  • Các chất kháng sinh được phát hiện và sử dụng sớm nhất là penicillin và được sử dụng vào những năm 40 của thế kỉ XX.
  • Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều công trình nghiên cứu thuốc kháng sinh phát triển rất mạnh mẽ. Chloromycetin là chất kháng sinh đầu tiên được điều chế bằng phương pháp hóa học.
  • Những năm 80 của thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu bào chế các kháng sinh cho những kết quả trên mức mong đợi và đã đưa vào sử dụng loại thuốc kháng sinh đa năng bằng phương pháp bán tổng hợp đó là cephalosporin.
  • Cefuroxim là một kháng sinh thế hệ 2 của nhóm cephalosporin được bào chế thành công bằng phương pháp hóa học vào năm 1978. Năm 1983, FDA chính thức công nhận và cho phép sử dụng cefuroxim trên thị trường với tên ban đầu là Zinacef, Supercef.
Thuốc kháng sinh Cefuroxim 250mg hộp 10 viên
Thuốc kháng sinh Cefuroxim 250mg hộp 10 viên

Dược lực học

  • Cefuroxim là một kháng sinh thế hệ 2 thuốc nhóm cephalosporin bán tổng hợp. Trong các chế phẩm dược phẩm Cefuroxim tồn tại dưới dạng muối Cefuroxim acetil không có tác dụng kháng khuẩn, sau khi đi vào cơ thể muối này bị thủy phân bởi enzyme esterase thành các cefuroxim và bắt đầu có tác dụng diệt khuẩn.
  • Cefuroxim có tác dụng diệt các vi khuẩn đang ở trong giai đoạn phát triển và phân chia các ức chế tổng hợp thành tế bào của chúng. Thuốc sẽ gắn vào các protein thiết yếu (protein gắn penicillin) –  các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng từ đó tạo lên phức hợp đóng vai trò nhưng một chất xúc tác cuối cùng để tạo lên thành tế bào. Kết quả khiến thành tế bào bị yếu đi không còn sức bền trước các tác động của áp lực thẩm thấu. Ái lực của cefuroxim với các protein gắn penicillin sẽ quyết định phổ tác dụng của từng thuốc khác nhau.
  • Tác dụng diệt khuẩn của Cefuroxim phụ thuộc vào thời gian giống như các kháng sinh beta – lactam khác và do cần thời gian để chuyển hóa tiền thuốc thành thuốc. Do vậy, để đạt được những mục tiêu điều trị cần phải nắm bắt rõ được thời gian để thuốc tiếp xúc được với vi khuẩn. Thời gian để nồng độ thuốc trong máu lớn hơn nồng độ tối thiểu của kháng sinh để ức chế vi khuẩn (T > MIC) là một thông số dược lực học quan trọng có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả điều trị của cefuroxim. T > MIC cần phải đạt từ 40 -50 % trước khi đưa liều tiếp theo vào cơ thể.

Phổ tác dụng trên vi khuẩn của cefuroxim

  • Giống các thuốc trong nhóm cephalosporin thế hệ 2, cefuroxim có tác dụng rất tốt trên các loại vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên tác dụng trên gram âm lại nhỉnh hơn so với các thuốc cùng nhóm.
  • Đối với cá vi khuẩn gram âm: cefuroxim tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn thuộc chủng gram âm (cả cầu khuẩn và trực khuẩn) bao gồm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae, Citrobacter diversus, C.freundii, các chủng Shigella, Salmonella.
  • Đối với các vi khuẩn gram dương: cefuroxim có tác dụng với các vi khuẩn sau Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết và không tiết penicilinase), Staphylococcus epidermidis. Cefuroxim cũng có hoạt tính khá cao trên chúng Streptococcus (cả chùng tan máu alpha và beta).
  • Do đặc tính bền vững trước enzym beta lactamase cho nên cefuroxim rất bền với các chủng vi khuẩn tiết beta lactamase như Haemophilus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella.

Kháng thuốc

  • Các chủng Clostridium difficile, Pseudomonas spp, Campylobacter spp, Legionella spp đều không còn nhạy cảm với cefuroxim.
  • Các chủng Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis đề đã kháng cả methicillin lần cefuroxim.
  • Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng mức độ kháng cefuroxim đang ngày càng cao với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh trên các đối tượng trong đó có cả đối tượng là trẻ em. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được khắc phục ngay.
Thuốc Cefuroxim điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra
Thuốc Cefuroxim điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra

Các thử nghiệm lâm sàng

Các thử nghiệm lâm sàng Các xét nghiệm lâm sàng để xác định bệnh nhân có xuất hiện các sốc phản vệ khi sử dụng cephalosporin hay không: Thực hiện các xét nghiệm: chỉ số IgE, test lấy da hoặc các tế bào nội bì bất kỳ trong quá trình sử dụng kháng sinh cephalosporin và các kháng sinh nhóm beta lactam khác. Kết quả như sau: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin thì không sử dụng được kháng sinh nhóm cephalosporin. Bệnh nhân có dị ứng với một kháng sinh cụ thể thuộc nhóm cephalosporin thì không có nghĩa là cũng sẽ dị ứng với cả nhóm cephalosporin.

Dược động học

Hấp thu

  • Đường uống: sau khi uống cefuroxim axetil được hấp thu ở đường tiêu hóa cụ thể là được thủy phân và hấp thu ở ruột non sau đó đi nhanh vào máu. Sinh khả dụng của thuốc bị thay đổi tùy theo lượng thức ăn có trong dạ dày. Sinh khả dụng của thuốc chỉ đạt từ 37 đến 52% nên lời khuyên đưa ra là nên uống cefuroxim trước bữa ăn. Nồng độ đỉnh của thuốc trong máu phụ thuộc vào dạng viên uống hoặc dạng hỗn dịch uống. Nồng tối đa đạt từ 4 đến 6 microgam / 1ml máu sau khoảng 3 giờ uống thuốc. Nồng độ tối đa của dạng hỗn dịch uống chỉ bằng 71% dạng viên.
  • Dạng tiêm truyền: muối natri được sử dụng để tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Sinh khả dụng của phương pháp này rất cao (gần như tuyệt đối). Nồng độ thuốc đo trong huyết tương đạt ngưỡng 27 microgam / 1 ml chỉ sau 45 phút đối với tiêm bắp và đạt đến 50 microgam / 1ml đối với phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch.

Phân bố

Khoảng 33 đến 50% lượng cefuroxim có trong máu được liên kết với protein huyết tương. Thuốc phân bố rất rộng rãi trong cơ thể, xâm nhập đến cả tuyến tiền liệt,dịch màng phổi, tim, màng bụng, hoạt dịch và thủy dịch, người ta còn tìm thấy cefuroxim xuất hiện trong đờm, dịch rỉ viêm, dịch tiết phế quản. Thuốc có thể tích phân bố lớn cỡ 9.3 đến 15.8 lít / 1.73 mét vuông. Một lượng nhỏ Cefuroxim đi qua hàng rào máu não để vào não. Tuy nhiên nếu có ổ viêm tại não thì phương pháp duy nhất là tiêm tĩnh mạch thì mới có thể đạt được nồng độ cần thiết. Cefuroxim đã được tìm thấy trong sữa mẹ và có khả năng đi qua nhau thai.

Chuyển hóa

Sau khi chuyển từ dạng tiền thuốc cefuroxim acetyl sang dạng hoạt chất cefuroxim thì không bị cơ thể chuyển hóa nữa.

Thải trừ

Cefuroxim được thải trừ không chuyển hóa qua thận. Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương vào khoảng từ 1 đến 2 giờ. Đối với các bệnh nhân suy thận thời gian bán thải có thể từ 1,9 đến 16,1 giờ tùy theo tình trạng hiện tại của bệnh. Sau khi tiêm, hầu hết các thuốc đều được thải hoàn toàn qua thận trong vòng 6 tiếng (trường hợp lâu nhất là 24 giờ). Ở bệnh nhân mắc gout có dùng Probenecid cùng với cefuroxim thì thời gian đào thải của thuốc sẽ bị chậm lại khiến nồng độ cefuroxim trong huyết tương tăng cao. Cefuroxim cũng có thải trừ qua mật song lượng thải trừ rất nhỏ, không đáng kể.

Thuốc Cefuroxim 250mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần XNK Domesco
Thuốc Cefuroxim 250mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần XNK Domesco

Chỉ định của Cefuroxim

Chỉ định ở đường uống

  • Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp dưới (mũi, họng).
  • Điều trị viêm xoang tái phát, viêm tai mũi họng, viêm họng tái phát, viêm tai giữa.
  • Viêm phế quản cấp tính do bội nhiễm, viêm phế quản mãn tính.
  • Điều trị tình trạng viêm phổi cộng đồng khi việc sử dụng kháng sinh amoxicillin không cho những tác dụng tích cực.

Dạng thuốc tiêm

  • Điều trị các thể nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, đường tiết niệu.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn ở da, mô mềm.
  • Điều trị nhiễm khuẩn máu, màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn tiền phẫu thuật (phẫu thuật hệ tiêu hóa, phẫu thuật đặt lồng ngực, phẫu thuật ngoại khoa).

Xem thêm: Thuốc kháng sinh Pricefil: Công dụng, Liều dùng, Giá bán, Thận trọng

Cách sử dụng thuốc Cefuroxim

Cách dùng

Dạng uống: Hãy uống thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ. Nên uống sau bữa ăn để tránh các kích thích với dạ dày.

  • Không nên nhai hay nghiền nát viên thuốc trong quá trình uống vì việc này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc. Ngoài ra thì bạn cũng cần phải lưu ý là không uống thuốc với các đồ uống có cồn, các chất kích thích, đồ uống có gas để đạt được hiệu quả tác dụng tốt nhất.

Dạng tiêm truyền: thuốc dùng đường tiêm truyền là dạng muối natri của cefuroxim.

  • Tiêm bắp: hòa bột pha tiêm cefuroxim vào một lượng nước cất vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng. Lắc đều hỗn dịch được pha sau đó tiêm trực tiếp vào bắp ở mông hoặc mặt sau đùi của bệnh nhân.
  • Tiêm tĩnh mạch: pha bột pha tiêm bằng nước cất sau đó tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Lưu ý khi tiêm phải tiêm thật chậm tránh tình trạng gây áp lực lớn lên tĩnh mạch.
  • Truyền tĩnh mạch: dùng nước cất pha tiêm hoặc dung dịch NaCL 0.9% để pha lượng 750mg cefuroxim natri sau đó tiến hành truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong khoảng thời gian từ 15 đến 60 phút.
  • Tiêm truyền thuốc là một dạng sử dụng thuốc có sinh khả dụng cao, người bệnh không cần phải tiếp xúc với mùi vị của thuốc, tuy nhiên đây là một kĩ thuật khó cần phải có sự giám sát chặt chẽ cũng như các yếu tố về vô trùng. Vì thế mà không tự ý mua thuốc về để tiêm truyền. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.

Liều dùng

Liều dùng cho người lớn

  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng (viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa): cứ sau 12 tiếng thì uống 1 liều khoảng 250 đến 500mg cefuroxim. Sử dụng liên tục trong 10 ngày.
  • Các bệnh viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp tính và mãn tính có đi kèm với bội nhiễm vi khuẩn):sử dụng liều 250 đến 500mg cefuroxim cho một liều, mỗi liều cách nhau 12 tiếng. Sử dụng liên tục liều này trong 5-10 ngày đối với viêm phế quản cấp tính, từ 10 ngày đối với viêm phế quản mãn tính..
  • Viêm phổi mắc tại cộng đồng: sử dụng liều 500mg thời gian giãn cách liều là 12 tiếng liên tục trong 10 đến 14 ngày. Đồng thời phải kết hợp điều trị bằng cefuroxim với các loại kháng sinh khác để đạt hiệu quả cao.
  • Bệnh lậu cổ xảy ra ở tử cung, niệu đạo, bệnh lậu trực tràng chưa có biến chứng: tiêm duy nhất 1 liều 1 gram cefuroxim.
  • Bệnh Lyme (chỉ sử dụng với những trường hợp được phát hiện sớm): sử dụng liều 500mg cefuroxim, mỗi liều cách nhau 12 tiếng, sử dụng liên tục trong vòng 20 ngày.
  • Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật: thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng liều 1.5mg cefuroxim natri để tiêm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật 1 giờ. Tùy theo loại hình cũng như mức độ của ca phẫu thuật mà sẽ có những cân nhắc xem có nên sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật hay không vì sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ kháng thuốc.

Đối với trẻ em

Đường uống:

  • Trẻ từ 3 tháng đến dưới 2 tuổi: 10mg / 1kg cân nặng của trẻ, mỗi liều cách nhau 12 tiếng.
  • Trẻ từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: 15mg / 1kg cân nặng (tối đa cho phép 250mg / một lần uống), uống cách nhau 12 tiếng.
  • Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: mỗi lần uống 250mg, cứ 12 tiếng thì uống 1 lần. Nếu tình trạng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp chuyển biến xấu đi thì có thể tăng liều lên đến 500mg cefuroxim cho cho mỗi lần uống. Đối với tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở lứa tuổi này thì sử dụng liều 125mg uống mỗi lần sau 12 tiếng.
  • Bệnh lyme: uống 500mg mỗi lần, cách 12 tiếng uống 1 liều, duy trì liên tục trong 20 ngày.
  • Đường tiêm tĩnh mạch: thường dùng với trẻ sơ sinh, trẻ mắc nhiễm khuẩn nặng.
  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: mỗi liều tương tương với 25mg / 1kg cân nặng, 12 tiếng tiêm một lần. Có thể tăng gấp đôi nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuần tuổi: 25mg / 1kg cân nặng, cứ 8 tiếng thì tiêm cho trẻ 1 liều. Có thể tăng liều lên gấp đôi nếu nhiễm khuẩn nặng.
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuần tuổi: 25mg / 1kg cân nặng, cứ sau 6 tiếng thì tiêm 1 lần.
  • Trẻ từ trên 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: liều 20mg / 1kg cân nặng ( tối đa cho phép là 750mg / lần), cứ 8 tiếng thì tiêm một lần. Có thể tăng liều lên đến 50 – 60 mg  / 1kg cân nặng (tối đa 1.5g mỗi liều).

Đối với các nhiễm khuẩn màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

  • Người lớn: cứ sau 1 giờ lại tiêm khoảng 3g cefuroxim natri vào tĩnh mạch.
  • Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên: tiêm liều từ 200 – 240mmg / 1kg cân nặng, cứ sau từ 6 – 8 tiếng thì tiêm 1 liều. Sau 3 ngày, nếu tình trạng bệnh diễn biến theo hướng tốt thì giảm liều xuống còn 100 mg / 1kg thể trọng.
  • Trẻ sơ sinh: chỉ dùng liều tối đa là 100mg / 1kg cân nặng / 1 ngày.
Thuốc kháng sinh Cefuroxim VPC 500mg hộp 20 viên
Thuốc kháng sinh Cefuroxim VPC 500mg hộp 20 viên

Chống chỉ định

  • Người có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh cephalosporin hoặc nhóm penicillin thì không dùng cefuroxim.
  • Không dùng trên những người có chức năng thận suy giảm, người suy thận nặng.
  • Không sử dụng cefuroxim dài ngày cũng như không bỏ ngang quá trình dùng thuốc ( ít nhất phải uống liên tục trong 5 ngày) để tránh các tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.

Tác dụng phụ

Cefuroxim là một kháng sinh khá an toàn và được sử dụng rất rộng rãi trên tị trường tuy nhiên loại kháng sinh này vẫn có những tác dụng phụ. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy thì có đến 3% trong số các bệnh nhân dùng kháng sinh cefuroxim xuất hiện các tác dụng không mong muốn từ nhẹ đến nặng. Sau đây chúng tôi xin kể ra một số các tác dụng phụ xảy ra theo tần suất xảy ra trong thực tế:

Thường gặp (cứ 100 bệnh nhân thì có trên 1 người gặp):

  • Toàn thân: Đau rát tại vị trí tiêm, đau mỏi toàn thân, viêm tĩnh mạch.
  • Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Da: ban dạng sần, có ngứa.
  • Ít gặp (cứ 1000 bệnh nhân thì có trên 1 người mắc):
  • Toàn nhân: xuất hiện các phản ứng tự vệ của cơ thể, có trường hợp mắc nấm Cadinia.
  • Máu: thay đổi các thành phần có trong máu, tăng các bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính.
  • Da: nổi mề đay, ngứa rát.

Hiếm gặp (cứ 1000 người thì có chưa đến 1 người mắc):

  • Sốt toàn thân.
  • Máu: thiếu máu do tan máu.
  • Tiêu hóa: tình trạng viêm đại tràng màng giả.
  • Da: nổi các ban đỏ, mụn nhọt đa dạng, xuất hiện hội chứng Steven – Johnson, có thể nhiễm biểu bì dẫn đến hoại tử.
  • Gan: vàng da, ứ dịch mật, tăng các chỉ số AST, ALT tại gan, tăng bilirubin máu có phục hồi.
  • Tiết niệu: suy giảm chức năng thận, suy thận cấp, viêm thận kẽ. Tăng các chất chuyển hóa trong máu như tăng ure máu, tăng creatinin huyết thanh. Nhiễm khuẩn tiết niệu, đau niệu đạo có thể đi kèm với chảy máu khi đi tiểu, tiểu tiện khó khăn, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida là các triệu chứng được ghi nhận khi sử dụng cefuroxim.
  • Thần kinh trung ương: đau đầu, dễ bị kích động, có thể xuất hiện các cơn co giật.
  • Thính giác: mất thính lực tạm thời được ghi nhận trên một số bệnh nhân tiêm cefuroxim natri.
  • Xương khớp: đau nhức xương khớp.

Nếu gặp bất cứ các tác dụng nào kể trên thì việc đầu tiên cần làm là ngừng ngay việc sử dụng cefuroxim và đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị để tiến hành điều trị, đặt biệt là các trường hợp mẫn cảm nặng với thuốc.

Thuốc Cefuroxim Vidipha kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
Thuốc Cefuroxim Vidipha kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn

Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc

  • Trước khi bất đầu điều trị cần phải điều tra thật kỹ càng xem người bệnh có bị dị ứng với bất kỳ thuốc nào thuốc nhóm kháng sinh penicillin và nhóm cephalosporin.
  • Thận trọng trước những tác dụng không mong muốn khi sử dụng cefuroxim với những biểu hiện đa dạng như sốt, phát ban, nổi mẩn đỏ cho nên cần phải có sự chuẩn bị trước để đề phòng các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Thận trọng khi sử dụng với những người suy thận cấp có phục hồi, người bệnh thận mãn tính.
  • Sử dụng kháng sinh dài ngày sẽ dẫn đến các nguy cơ kháng thuốc gây bội nhiễm vi khuẩn cho nên cần theo dõi chặt chẽ người bệnh.
  • Đối với các bệnh nhân suy thận khi sử dụng cefuroxim cần thận trọng với các cơn co giật có thể xảy ra.
  • Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng là trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Thận trọng với những đối tượng đang sử dụng thuốc lợi tiểu trước khi dùng kháng sinh.
  • Bệnh nhân phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng kháng sinh, không tự ý ngưng uống thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp bằng cefuroxim natri có thể gây đau. Cần sát trùng kĩ vết tiêm để tránh tính trạng viêm tĩnh mạch.
  • Chú ý giảm liều ở bệnh nhân suy thận cấp, suy thận mạn.
  • Theo dõi bệnh nhân kể cả khi đã kết thúc điều trị bằng cefuroxim vì một số tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện sau khi ngưng dùng thuốc tiêu biểu là tình trạng viêm đại tràng màng giả.
  • Quá liều: tình trạng quá liều xảy ra với các triệu chứng như đau đầu, ỉa chảy, nôn, buồn nôn, một số có thể xuất hiện các cơn động kinh, co giật. khi phát hiện người có triệu chứng quá liều cefuroxim thì cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để có các biện pháp chữa trị cụ thể.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Để ở vị trí cao, tránh xa tầm với của trẻ.
  • Đối với lọ chứa bột pha tiêm cần bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 30 độ. Dung dịch pha tiêm chỉ được sử dụng trong 24 tiếng tính từ thời điểm pha.
Thuốc tiêm Actixim chứa thành phần Cefuroxim
Thuốc tiêm Actixim chứa thành phần Cefuroxim

Cefuroxim có sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

  • Phụ nữ có thai: có một số nghiên cứu trên động vật đang mang thai có sử dụng cefuroxim thì không phát hiện được những bất thường nào đối với thai nhi. Tuy nhiên lại chưa có bất kỳ một thí nghiệm nào đáng tin cậy chứng minh được cefuroxim không gây lên các tác hại đối với thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: cefuroxim có được tìm thấy trong sữa mẹ. Tuy nhiên chưa có đánh giá đầy đủ nào về các ảnh hưởng của thuốc đến hệ vi khuẩn đường ruột của bé cũng như các ảnh hưởng không tốt đối với bé.
  • Chính vì các lí do trên, trước khi mua và sử dụng cefuroxim cho phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải thật cẩn trọng và cân nhắc giữa tác dụng kháng khuẩn và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với mẹ và bé. Chỉ sử dụng cefuroxim cho các đối tượng trên khi không có sự lựa chọn nào đáng tin cậy hơn.

Tương tác thuốc

Ta có thể chia sự tương tác của cefuroxim thành 2 loại như sau:

  • Tăng tác dụng của cefuroxim: thuốc Probenecid cạnh tranh thải trừ với cefuroxim ở thận khiến nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao hơn tạo lên tác dụng dài hơn bình thường.
  • Thuốc có tương tác làm tăng độc tính: các thuốc thuộc nhóm kháng sinh aminoglycosid, các thuốc lợi tiểu (tiêu biểu là furosemid) làm tăng độc tính của cefuroxim đối với thận.
  • Giảm tác dụng của các thuốc là hormon sinh dục nữ: cefuroxim gây tác dụng không tốt tới hệ vi khuẩn ở đường ruột từ đó hạn chế sự tái hấp thu estrogen từ đó dẫn đến nguy cơ mất tác dụng của các thuốc tránh thai chứa estrogen và progesteron.
  • Khi sử dụng đồng thời cefuroxim với bất kì một trong các thuốc kể trên có thể xảy ra phản ứng tương tác giữa 2 thuốc với nhau gây hậu quả khó lường. Nhẹ thì làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, nặng có thể sản sinh ra chất mới từ 2 hoạt chất ban đầu của thuốc hoặc gây ứ đọng thuốc do cạnh tranh đào thải gây hại cho cơ thể người dùng.
  • Ngoài ra thuốc còn có tác dụng với một số thuốc khác không được liệt kê ở danh sách trên. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng cefuroxim với bất kỳ thuốc nào khác.
Thuốc Cefuoxim 250mg điều trị nhiễm khuẩn
Thuốc Cefuoxim 250mg điều trị nhiễm khuẩn

Tham khảo: Thuốc Rocephin 1g: Tác dụng, liều dùng, lưu ý các tác dụng phụ, giá bán

Một số biệt dược được cấp phép hiện nay

  1. Tên biệt dược: Actixim.

Số đăng ký: VD – 15352 – 11

Công ty sản xuất: công ty cổ phần dược Glomed Việt Nam.

Dạng bào chế: bột pha tiêm với hàm lượng 750mg cefuroxim natri.

Giá: 28.500 đồng / 1 lọ.

  1. Tên biệt dược: Alaxime 1500

Số đăng ký: VD – 10964 – 10

Công ty sản xuất: Công ty TNHH Y tế Cánh cửa Việt.

Dạng bào chế bột pha tiêm với hàm lượng 1500mg cefuroxim natri.

  1. Tên biệt dược: Bearcef

Số đăng ký: VN – 12414 -11

Công ty sản xuất: công ty dược phẩm Daewon Pharm. Co., Ltd.

Dạng bào chế hỗn dịch pha uống với hàng lượng 125mg cefuroxim / 5ml hỗn dịch.

  1. Tên biệt dược: Amphacef

Số đăng ký: VD – 10113 – 10

Công ty sản xuất: công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ.

Dạng bào chế: viên nén bao phim. Hàm lượng: 250mg cefuroxim / 1 viên nén.

  1. Tên biệt dược: Axef 500mg

Số đăng ký: VD – 133174 – 11

Công ty sản xuất: hãng dược phẩm. Sandoz GmbH (Úc)

Dạng bào chế: viên nén có chứa 500mg cefuroxime axetil.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây