Thuốc Zilvit: Công dụng, Cách dùng, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Nhiễm khuẩn là 1 tình trạng bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều lý do song thường là do vi khuẩn, viruss, nấm thâm nhập vào cơ thể gây ra. Qua bài viết này Trung tâm tư vấn sức khỏe Việt Nam Heal central xin giới thiệu đến quý bạn đọc sản phẩm thuốc Zilvit – một loại thuốc kháng sinh họ Aminoglycosid có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả. Dưới đây là thông tin về thuốc Zilvit.

1, Zilvit là thuốc gì?

Thuốc Zilvit là một loại thuốc kháng khuẩn được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 – PHARBACO. Thuốc được điều chế bởi các dược sĩ hàng đầu trên cả nước cùng với các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất do đó có rất nhiều công dụng hữu ích như điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Nơi sản xuất: Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội – Việt Nam.

Hình thức đóng gói: theo hộp, mỗi hộp chứa 1 lọ dung dịch tiêm truyền 100ml.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.

Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Số đăng ký thuốc: VD-19023-13.

Công thức hóa học của thành phần Amikacin
Công thức hóa học của thành phần Amikacin

2, Công dụng của thuốc Zilvit

Thuốc Zilvit đang được sử dụng với công dụng chính là điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Bên cạnh đó thuốc có rất nhiều các tác dụng khác và rất hiệu quả như hiệu quả như: cảm lạnh, nhiễm trùng da, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm gan C, mụn cóc, sốt xuất huyết.

3, Thành phần chính của thuốc Zilvit có công dụng gì?

Các thành phần chính trong mỗi lọ tiêm truyền sản phẩm thuốc Zilvit là:

  • Hoạt chất chính: hoạt chất Amikacin (tồn tại dưới dạng Amikacin sulfat) 500mg.
  • Các tá dược phù hợp sao cho vừa đủ 100ml dung dịch thuốc. Cụ thể là: natri citrat monohydrate, natri metabisulfit và nước cất pha tiêm.
  • Để giúp các bạn hiểu kỹ hơn về sản phẩm, chúng ta sẽ đi sâu vào các công dụng của từng thành phần chính trong thuốc.

Tác dụng chính của hoạt chất:

  • Hoạt chất Amikacin là một loại kháng sinh.
  • Được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.
  • Điều trị ngắn hạn nhiễm khuẩn Gram (-) nặng.
  • Bên cạnh đó còn điều trị các bệnh khác như: nhiễm khuẩn huyết, xương khớp, thần kinh, nhiễm khuẩn sơ sinh, đường hô hấp trên nặng.

Cơ chế tác dụng:

  • Tác dụng trên các vi khuẩn kháng các aminoglycosid.
  • Ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
  • Tác dụng hiệp đồng với penicilin để ức chế Strept. faecalis hoặc alpha – Streptococcus.
  • Tác động hiệp đồng với nafcilin hoặc oxacilin để chống Staphylococcus aureus

4, Chỉ định

Các dược sĩ, bác sĩ đã chỉ định sử dụng thuốc Zilvit như sau:

  • Điều trị các vi khuẩn kỵ khí.
  • Dùng cho người bệnh trong các trường hợp cần kháng gentamicin và tobramycin.
  • Điều trị các chứng nhiễm khuẩn nặng (có thể đe dọa tới tính mạng) đặc biệt là nhiễm khuẩn do trực khuẩn Gram – gây ra.
  • Dùng cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Dùng cho người bệnh bị viêm nội tâm mạc do S. faecalis gây ra.

5, Cách sử dụng thuốc Zilvit

5.1 Cách dùng

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch.
  • Đối với người lớn truyền dần dần trong từ nửa tiếng đến 1 tiếng.
  • Đối với trẻ nhỏ truyền từ từ trong khoảng 1 tiếng đến 2 tiếng.

5.2 Liều dùng

  • Đối với người lớn tuổi: Mỗi liều dùng là 15mg/kg. Mỗi lần sử dụng phải cách nhau 8 đến 12 tiếng. Tuy nhiên chỉ được dùng bé hơn 15mg thuốc trên 1 ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Liều đầu 10mg/kg và liều sau là 7,5mg/kg. Mỗi lần sử dụng thuốc phải cách nhau khoảng 12 tiếng.
  • Đối với người thận hư phải điều chỉnh nồng độ thấp nhất, theo dõi các chức năng của thận và liên tục điều chỉnh liều cho phù hợp nhất.

6, Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Zilvit được không?

Cho tới nay, vẫn chưa đủ nghiên cứu về vấn đề sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu muốn sử dụng thuốc phải được sự cho phép của bác sĩ và phải tuân thủ tuyệt đối theo đơn mà bác sĩ đã kê. Tuy nhiên với đối tượng này vẫn không khuyến khích dùng sản phẩm.

7, Đối với những người thường xuyên phải lái xe có thể sử dụng Zilvit được không?

Không nên sử dụng thuốc Zilvit cho những người bệnh thường xuyên lái xe và vận hành máy móc. Những đối tượng này khi làm việc rất cần sự tập trung mặt khác nếu sử dụng thuốc khi làm việc có thể gây chóng mặt ảnh hưởng đến công việc của người bệnh.

8, Zilvit giá bao nhiêu?

Trên thị trường thuốc Zilvit có giá khoảng 59.000 VNĐ trên 1 hộp thuốc (chứa 1 lọ dung dịch 100ml). Giá cả có thể thay đổi với từng địa điểm bán hàng khác nhau. Khách hàng nên đến các nơi uy tín để mua thuốc.

9, Thuốc Zilvit mua ở đâu?

Khách hàng có thể mua thuốc trực tiếp ở bệnh viện, nhà thuốc, hiệu thuốc,… Cũng có thể mua hàng online trên các trang web thương mại điện tử, các nhà thuốc online uy tín. Đó đều là lựa chọn mua thuốc đang được nhiều người tin dùng hiện nay.

Tuy nhiên khi mua hàng, khách hàng đừng nên tham rẻ mà mua thuốc giả. Hãy kiểm tra thật kỹ bao bì, tem chống hàng giả, hạn sử dụng, thương hiệu và xuất xứ đã được in rõ trên hộp. Tất cả các thông tin trên đều được in rõ ràng không bị mờ hay có dầu hiệu dập lại.

10, Thuốc Zilvit chống chỉ định với các trường hợp nào?

  • Người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bệnh bị suy nhược cơ
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho những người bệnh này.

11, Tác dụng phụ của thuốc Zilvit

Các tác dụng phụ của thuốc sẽ xảy ra phụ thuộc vào liều dùng của người bệnh. Khi gặp bất kỳ 1 tác dụng phụ nào hãy lập tức dừng dùng thuốc và tới cơ sở y tế để được điều trị và thay đổi liều lượng. Các tác dụng phụ sẽ gặp khi sử dụng thuốc có thể là:

  • Thường gặp (ADR > 1/100) Các bệnh thường gặp có thể là: chóng mặt, 1 số bệnh về thính giác như: giảm khả năng nghe, dễ mất thăng bằng hay 1 số bệnh về đường tiết niệu như tăng ure máu, protein niệu.
  • Ít gặp: (1/100 > ADR > 1/1000) Các bệnh có thể gặp như bệnh về tiết niệu: khó đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu và bị tăng creatinin máu. Bệnh toàn thân như sốt, bệnh về da như ngoại ban, bệnh về máu như tăng bạch cầu ưa eosin và 1 số bệnh về gan khác.
  • Hiếm gặp: (ADR < 1/1000). Các bệnh về máu như thiếu máu, giảm  lượng tiểu cầu, giảm lượng bạch cầu,… Bệnh về tai như điếc, bệnh về hoàn như tăng huyết áp, bệnh về thần kinh như nhức đầu, liệt cơ, run, dị cảm, cũng có thể bị đau nhức toàn thân hoặc bị đau khớp.

 12, Các lưu ý khi sử dụng thuốc Zilvit

  • Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
  • Nếu cần thêm thông tin về thuốc xin hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Thuộc được dùng theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi.
  • Nếu thuốc có dấu hiệu mốc, biến màu hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
  • Khi mua thuốc nên kiểm tra kỹ hộp sản phẩm tránh mua phải hàng giả, hàng lỗi, hàng đã quá hạn dùng.
  • Sau một thời gian điều trị bằng thuốc mà không đem lại tác dụng điều trị bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ để được thay đổi sang dùng thuốc khác.

13, Dược động học

Xảy ra theo 4 quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.

  • Hấp thu: thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách truyền tĩnh mạch, với liều lượng thông thường nồng độ đỉnh của huyết tương đạt được ngay sau khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng.
  • Phân bố: sau khi được đưa vào cơ thể các hoạt chất trong thuốc phân bố nhanh vào trong cơ thể. Thường sẽ được phân bố qua các phần sau: hoạt dịch, dịch màng phổi, xương, tim, chất tiết phế quản, mật đờm, túi mật, mô phổi.
  • Chuyển hóa: ngay khi phân bố vào trong cơ thể các hoạt chất bắt đầu luôn quá trình chuyển hoá
  • Thải trừ: Khoảng 95% lượng hoạt chất sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể trong thời gian rất nhanh và không biến đổi qua cầu thận. Tuy nhiên đối với người bị suy giảm chức năng về thận, suy gan thì thời gian này có thể sẽ lâu hơn.

14, Tương tác của thuốc Zilvit với các thuốc khác

Sử dụng đồng thời thuốc với một số chất hoặc 1 số loại thuốc có thể làm mất tác dụng của cả 2 thậm chí có thể gây ra độc tính có hại với cơ thể người bệnh. Nên lưu ý các tương tác thuốc sau:

  • Không dùng thuốc Zilvit chung với các thuốc có khả năng gây độc tính lên thận và thính giác vì có thể chúng sẽ tương tác với nhau và gây ra độc tính mạnh hơn.
  • Không dùng chung với các thuốc tăng giãn cơ cura.
  • Không dùng chung với các thuốc có tác dụng phong bế thần kinh cơ.
  • Tránh dùng chung với các thuốc có khả năng gây mê.
  • Ngoài ra cần tránh 1 số các thuốc khác như: bumetanide, penicilin hoạt phổ rộng, indomethacin, furosemid.
  • Nếu sử dụng thuốc mà gặp phải  các tác dụng phụ không mong muốn bạn nên cầm theo ngay các đơn thuốc đang sử dụng gần đây tới gặp bác sĩ để được phán đoán bệnh nhanh và chính xác nhất, sau đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc Zilvit cũng tránh sử dụng chung với rượu, bia các chất có cồn hoặc các chất kích thích như cafe, thuốc lá.

15, Xử lý quá liều, quên liều thuốc

15.1 Khi sử dụng thuốc Zilvit quá liều

Khi sử dụng thuốc quá liều sẽ có phản ứng độc xảy ra đó là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc người dùng sử dụng thuốc quá liều. Do đó tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi mà phải tuân thủ theo đơn mà bác sĩ đã kê.

Khi có triệu chứng phụ do việc sử dụng thuốc quá liều lập tức ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Nếu triệu chứng phụ quá nặng hãy gọi cấp cứu ngay. Đối với người lớn tuổi, có thể chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân màng bụng để đẩy nhanh quá trình bài tiết hoạt chất. Đối với trẻ sở sinh, có thể thay máu.

15.2 Khi sử dụng thuốc thiếu liều, sai liều

Khi quên uống thuốc, nếu gần với thời điểm quy định thì uống thuốc ngay để bổ sung đơn đã thiếu. Trường hợp thời điểm cách quá xa thì không nên dùng liều cũ mà bỏ qua để đợi dùng liều tiếp theo đơn.

Bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo đơn mà bác sĩ kê để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu quên quá nhiều lần bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê liều bổ sung.

Xem thêm:

Monoclarium 200mg: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Thuốc Trimeseptol 480: Công dụng, Cách dùng, Liều dùng, Giá bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây