Chữa bệnh bằng phương pháp diện chẩn có được công nhận không?

Đánh giá post

Phương pháp diện chẩn là gì?

Chữa bệnh bằng phương pháp diện chẩn (hay còn gọi là Điều khiển liệu pháp), có tên đầy đủ là Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY, được biết đến là phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mới ở Việt Nam.

Phương pháp này được nghiên cứu và sáng tạo bởi GS TSKH Bùi Quốc Châu năm 1980, giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý dựa trên biểu hiện khuôn mặt khi tác động lên các điểm Sinh huyệt của cơ thể, sau đó tác động lực lên các huyệt đạo tương ứng để điều chỉnh các rối loạn cũng như ổn định hệ cơ quan, hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải hoặc phòng ngừa các chứng bệnh trên cơ thể.

Lịch sử hình thành phương pháp Diện chẩn

Lịch sử Y học thế giới đã ghi nhận một số phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên nét mặt tương tự với Diện chẩn, tuy nhiên về nguyên tắc, trong khi các phương pháp trên sử dụng nguyên tắc Phóng chiếu thì Diện chẩn được tiến hành dựa trên nguyên tắc Phản chiếu đa chiều.

Các phương pháp có thể kể tới như: Đông y cổ truyền với Vọng chẩn (Médecine Traditionnelle Orientale); Trung Y với Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture); Ignas Peczely (1980) với phương pháp Nhãn chẩn; hay Bonnier (1930) và Asuero (1931) sử dụng phương pháp kích thích bên trong mũi để điều trị bệnh. Đặc điểm chung của các phương pháp nói trên đều dựa trên những cơ quan tương thích và những hình chiếu bộ phận cơ thể tương ứng để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.

GS TSKH Bùi Quốc Châu - cha đẻ của phương pháp diện chẩn
GS TSKH Bùi Quốc Châu – cha đẻ của phương pháp diện chẩn

Diện chẩn của GS TSKH Bùi Quốc Châu được nghiên cứu và xây dựng từ đầu năm 1980 tại Tp.Hồ Chí Minh, bắt nguồn từ những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian được truyền lại, kết hợp với những đúc kết từ nền triết học phương đông, các lĩnh vực Tướng học, Ngôn ngữ học, Hình học, Vật lý học. Sau khi tiến hành quan sát các dấu hiệu bất thường qua khuôn mặt của nhiều bệnh nhân, cũng như có cơ hội tác động đến những huyệt trên mặt qua các mũi kim châm, GS TSKH Bùi Quốc Châu đã hình thành cho mình những giả thuyết, đưa ra những mối quan hệ giữa các điểm trên mặt với bệnh lý toàn thân, thiết lập Đồ hình theo quy tắc Đồng hình tương tự, từ đó dần hình thành lên bộ khung của Diện chẩn.

Giả thuyết Sống mũi tương ứng với sống lưng của Diện chẩn được chứng minh là chính xác vào tháng 3 năm 1980 trên nền một bệnh nhân nghiện ma túy có đau cột sống thắt lưng, sau khi áp dụng quy tắc Châm vào bất thống điểm, đưa kim châm lên đầu mũi bệnh nhân, cơn đau của bệnh nhân giảm rõ rệt.

Trong vòng 3 năm kể từ năm 1980, những Đồ hình phản chiếu được nghiên cứu và xây dựng với 22 hệ, sau đó phương pháp Diện chẩn được hoàn thiện với Đồ hình phản chiếu trên da đầu vào năm 1988, hệ thống phản chiếu toàn thân năm 1989, cùng với nhiều đồ hình khác nhau được đóng góp từ các thuyết Đồng ứng, thuyết Giao thoa, thuyết Tam giác.

Diện chẩn là sự tổng hợp và rút kinh nghiệm của Y học dân gian và Y học hiện đại, được bổ sung từ nhiều ngành khoa học khác nhau, không chỉ dừng lại ở Y thuật, mục đích của Diện chẩn còn là đem lại sức khỏe tinh thần cho con người, đem lại sự giao lưu và hòa hợp giữa các nền y học trên thế giới. Cho đến nay, Diện chẩn đã và đang được áp dụng với mục đích hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh lý qua can thiệp lên các huyệt trên cơ thể.

Cách chữa bệnh bằng phương pháp diện chẩn Bùi Quốc Châu

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp diện chẩn

Hỗ trợ điều trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ bằng phương pháp Diện chẩn chứng minh được hiệu quả làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sưng đau hoặc chảy máu, khó chịu vùng hậu môn cho bệnh nhân.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp diện chẩn
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp diện chẩn

Phương pháp Diện chẩn sử dụng que dò, ngải cứu, búa gõ để tăng hiệu quả điều trị, không tác động trực tiếp đến búi trĩ của bệnh nhân mà chỉ tác động thông qua các huyệt đạo tương ứng trên cơ thể, kích thích tuần hoàn máu lưu thông, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Quy trình sử dụng Diện chẩn trong hỗ trợ điều trị trĩ được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Dùng tay day và ấn vào bộ thông nghẹt gồm các huyệt 26, 14, 275, 19. Ngoài ra có thể day bộ thông nghẹt tại huyệt 184, 85, 312, 61, 39,…
  • Bước 2: Day bộ tiêu viêm gồm các huyệt 3, 19, 38, 41, 127, 143.
  • Bước 3: Day ấn bộ tan máu gồm huyệt 343, 344, 156.

Việc áp dụng Diện chẩn trong điều trị cho bệnh nhân mắc trĩ cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ phù hợp với từng mức độ và đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân, đồng thời cần được tiến hành ở những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao, bên cạnh đó, bệnh nhân vẫn cần sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị khác để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh. Diện chẩn chỉ có tác dụng hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và thời gian phục hồi, hỗ trợ cải thiện triệu chứng mà không có tác dụng điều trị dứt điểm nếu áp dụng đơn độc.

Lưu ý: Diện chẩn không áp dụng với phụ nữ mang thai, người cao tuổi sức khỏe giảm sút. Người bệnh được áp dụng Diện chẩn nên thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất, chú ý tuân thủ lộ trình kết hợp cùng các biện pháp điều trị khác được chỉ định.

Chữa bệnh mất ngủ bằng phương pháp diện chẩn

Phương pháp Diện chẩn cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc chứng mất ngủ mà không cần sử dụng thuốc. Hiện nay có 2 cách chữa mất ngủ bằng Diện chẩn, gồm:

Chữa bệnh mất ngủ bằng phương pháp diện chẩn
Chữa bệnh mất ngủ bằng phương pháp diện chẩn
  • Gõ huyệt An thần (hay gõ huyệt Ấn đường): huyệt nằm giữa 2 lông mày, đầu sống mũi: sử dụng ngón tay giữa của tay trái gõ vào huyệt trên, gõ trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ, chú ý không gõ quá mạnh gây đau tay cũng như tổn thương vùng đầu.
  • Xoa chân: Bệnh nhân ngâm chân với nước ấm, có thể thêm gừng hoặc tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái, để tinh dầu ngấm vào các huyệt đạo, giảm căng cơ vùng bắp chân. Tinh dầu oải hương thường được sử dụng. Ngâm chân trong khoảng 15-20 phút, lau khô bằng khăn mềm, sử dụng cao xoa lên gan bàn chân sau đó tiến hành xoa bóp lòng bàn chân đến khi có cảm giác nóng ấm. Nên thực hiện xoa chân 1 lần/ngày trong vòng 1 tháng để hiệu quả đạt được cao nhất.

Phương pháp Diện chẩn ngoài khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ còn có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, mệt mỏi hoặc thoái hóa nếu được áp dụng đúng cách. Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ điều trị.

Một số lưu ý khi sử dụng Diện chẩn để trị mất ngủ: Diện chẩn không chữa mất ngủ triệt để nếu người bệnh vẫn duy trì các thói quen sinh hoạt không hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, vận động hợp lý, hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị máy tính, di động trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá.

Chữa bệnh Gout bằng phương pháp diện chẩn

Diện chẩn trong điều trị Gout hiện chưa được áp dụng phổ biến trong Y học hiện nay do chưa có đủ dữ kiện nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Chữa bệnh Gout bằng phương pháp diện chẩn
Chữa bệnh Gout bằng phương pháp diện chẩn

Các bước áp dụng Diện chẩn để hỗ trợ điều trị một bệnh nhân Gout được ghi lại dưới đây:

  • Bước 1: Day ấn vào các bộ huyệt chống đau nhức (41, 87, 16, 61,…), bộ huyệt tiêu độc, tiêu viêm (61, 26, 5,…)
  • Bước 2: Ấn huyệt khai thông ngón trỏ, do có thể gây đau buốt nên người bệnh nên được kết hợp cùng hơ ngải cứu
  • Bước 3: Ấn các bộ huyệt trừ đàm thấp thủy (103, 1, 19,…) kết hợp với các huyệt 50, 233, 41 để tăng cường đào thải độc
  • Bước 4: Ấn tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp phía dưới ngón chân để có thể điều chỉnh nội tiết tố
  • Bước 5: Gõ vào các khớp bị sưng trên cơ thể bằng búa hoa mai.

Hiện nay, Gout được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp các liệu pháp không dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và vận động. Trường hợp người bệnh có nhu cầu hỗ trợ điều trị Gout sử dụng phương pháp Diện chẩn, cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, không tự ý áp dụng có thể gây các biến chứng, hậu quả trên cơ thể.

Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn

Theo GS TSKH Bùi Quốc Châu, bệnh nhân đái tháo đường có thể được hỗ trợ theo liệu pháp dưới đây:

Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn
Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp diện chẩn
  • Bước 1: Thoa dầu cù vào các sinh huyệt 103, 106, 300, sau đó hơ nóng mỗi sinh huyệt trong 1 phút
  • Bước 2: Gõ nhẹ đầu sinh huyệt 63, 7 bằng búa có đầu cao su, mỗi sinh huyệt gõ 60 cái sau đó dùng đầu dò chấm dầu cù và day ấn mỗi sinh huyệt trong 1 phút
  • Bước 3: Dùng đầu dò day nhẹ các sinh huyệt 87, 37 trên trán, trên đỉnh đầu, sinh huyệt 126 trên mí tóc, mỗi sinh huyệt day nhẹ 60 vòng, sau đó tiếp tục hơ nóng mỗi sinh huyệt 30 giây. Sinh huyệt 37 trên bàn tay trái hơ nóng 30 giây.
  • Bước 4: Dùng đầu dò chà mạnh trên 2 tuyến thượng thận, mỗi tuyến chà 1 phút.

Phương pháp điều trị tiểu đường dùng Diện chẩn trên đây mang tính chất tham khảo, chưa được áp dụng rộng rãi trên thực tế, người bệnh cần cân nhắc và tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi sử dụng liệu pháp này.

Chữa bệnh ung thư bằng phương pháp diện chẩn

Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia trong lĩnh vực Y học, Diện chẩn đối với bệnh nhân ung thư không có tác dụng điều trị dứt điểm, không giải quyết được căn nguyên của bệnh, chỉ có thể làm tăng hiệu quả giảm đau đớn, hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi kết hợp với các liệu pháp được đưa ra bởi bác sĩ điều trị.

Một số công dụng của Diện chẩn trên bệnh nhân ung thư:

  • Hỗ trợ khai thông các huyệt đạo, kích thích hệ tuần hoàn vận mạch, giảm trì trệ, hỗ trợ nâng cao chức năng đề kháng của cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm đau, làm dịu cơn đau, giảm áp lực, xoa dịu thần kinh, giải tỏa căng thẳng.

Do đó, Diện chẩn không phải là phương pháp điều trị đơn độc, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ các phác đồ điều trị tiêu chuẩn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và có thể kết hợp Diện chẩn để làm tăng hiệu quả điều trị, đẩy nhanh thời gian phục hồi.

Phương pháp Diện chẩn có chữa được bệnh không?

Diện chẩn có thể được áp dụng trong các liệu pháp hỗ trợ điều trị, chưa có bằng chứng khoa học công nhận đây là phương pháp điều trị đơn độc có hiệu quả, do đó việc áp dụng Diện chẩn trong Y học còn có nhiều hạn chế.

Phương pháp Diện chẩn có lừa đảo không?

Hiệu quả của phương pháp Diện chẩn có thể khác nhau trên từng đối tượng người bệnh khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, đặc điểm cơ địa bệnh nhân cũng như tính an toàn, hiệu quả của phương pháp đối với từng loại bệnh.

Việc sử dụng phương pháp Diện chẩn trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý hiện nay cần có sự cho phép và thông qua tham khảo ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế trước khi được áp dụng trên một bệnh nhân cụ thể.

Bệnh nhân vẫn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị được đưa ra, có thể sử dụng phương pháp Diện chẩn để hỗ trợ nếu có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

1 BÌNH LUẬN

  1. Con tôi được 15 tuổi nhưng không ngồi chòm hỏm dc ngồi xuống là bật ngửa ra.k ngòi được. Đập mạnh vào vai ,lưng thì rất là đau ,mệt khó thở .Xin hỏi con tôi bị bệnh gì. Đi khám bs nói là thiếu dây chằn .Nhưng tôi cho cháu tập thể dục để giãn cơ cháu lm k dc và bị mất thăng bằng đứng không vững.Xin Gs tư vấn giúp tôi ạ..

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây