Thuốc long đờm Exomuc: Tác dụng, liều dùng, có dụng được cho bà bầu?

5/5 - (3 bình chọn)

Exomuc là thuốc gì?

Exomuc (acetylcystein) là một thuốc long đờm, tiêu nhầy được sản xuất bởi nhà sản xuất: SOPHARTEX – Pháp.

Exomuc chứa hoạt chất chính là Acetylcystein hàm lượng 200mg và một số tá dược như cacbocystein, hương cam S289, bromhexin, aspartame, beta-carotene, sorbital vừa đủ 1 gói 1g và không chứa đường.

Acetylcystein là một thuốc thuộc nhóm thuốc long đờm, có tác dụng làm lỏng chất đờm nhầy do thay đổi cấu trúc cầu nối Disulfua trong dịch nhầy, từ đó làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi để đờm dễ dàng lưu thông và tống được ra ngoài khi ho khạc.

  • Exomuc được bào chế dưới dạng cốm pha dung dịch uống.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói, mỗi gói có trọng lượng 1 gram.

Tác dụng của thuốc Exomuc acetylcystein 200mg của Pháp

Về đặc tính dược lý của Acetylcystein:

  • Acetylcystein hay có tên khác là N-acetylcystein (dẫn chất N-acetyl của L-cystein) là một acid amin tự nhiên.
  • Acetylcystein là thành phần chính của thuốc Exomuc, có tác dụng điều hòa sự tiết đờm nhầy, tác động làm đứt cầu nối Disulfua của các glycoprotein trong dịch nhầy, từ đó làm lỏng chất đờm nhầy.
  • Ngoài ra, Acetylcystein còn có khả năng ngăn chặn sự oxy hóa của các gốc tự do từ môi trường ngoài, hoặc sinh ra do viêm nhiễm, tổn thương nhờ chất chuyển hoá trung gian là Glutathion theo cơ chế trung hòa trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ đó, giúp kháng viêm và tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể ở đường hô hấp.
  • Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra Acetylcystein có tác dụng hiệp đồng với các kháng sinh, nhờ đó khi sử dụng kết hợp thuốc với các thuốc kháng sinh giúp cho khả năng diệt khuẩn hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, Acetylcystein còn ức chế sự tích tụ ion Ca++ ở  nội bào, từ đó chống kích thích co thắt phế quản.
Hình ảnh: Hộp thuốc Thuốc long đờm Exomuc
Hình ảnh: Hộp thuốc Thuốc long đờm Exomuc

Về tác dụng của thuốc Exomuc acetylcystein 200mg

  • Điều trị rối loạn chất tiết phế quản, đặc biệt trong các bệnh phế quản cấp: tắc nghẽn phế quản, viêm phế quản cấp, đợt cấp của bệnh phế quản – phổi mãn và các bệnh viêm khí quản cấp.
  • Long đờm, làm giảm tiết nhầy, tạo thuận lợi cho việc lưu thông tống chất nhầy từ niêm mạc phế quản ra ngoài một cách dễ dàng.
  • Điều trị một số bệnh lý đường hô hấp có đờm nhầy đặc quánh hoặc làm sạch thường quy trong mở khí quản.
  • Phòng ngừa các biến chứng sau nhiễm khuẩn hô hấp, đa tiết phế quản, khí phế thũng.
  • Có thể sử dụng thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm tai thanh dịch…

Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng khác nhưng không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt, vì vậy trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị các bệnh lý không có ở trên. Chỉ được sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm: THUỐC LONG ĐỜM – TAN ĐỜM TỐT NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Cách sử dụng thuốc long đờm Exomuc

Cách dùng

Exomuc là thuốc dùng đường uống. Hòa tan một gói cốm trong nửa ly nước (khoảng 250ml) trước khi dùng.

Cách sử dụng thuốc long đờm Exomuc
Cách sử dụng thuốc long đờm Exomuc

Exomuc uống trước hay sau ăn

Uống Exomuc trước hoặc sau bữa ăn đều được vì thức ăn không gây ảnh hưởng đến việc hấp thu của thuốc.

Liều dùng

  • Đối với người lớn dùng Exomuc để điều trị tiêu nhầy và điều trị tăng tiết dịch nhầy: uống 3 lần một ngày, mỗi lần 1 gói.
  • Đối với trẻ dùng Exomuc để điều trị tiêu nhầy:
  • Từ 2 – 5 tuổi: uống 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần ½ gói.
  • Từ 6 – 14 tuổi: uống 3 lần một ngày, mỗi lần ½ gói.
  • Từ 14 tuổi trở lên: Uống 3 lần một ngày, mỗi lần 1 gói.

Đối với trẻ dùng Exomuc để điều trị tăng tiết dịch:

  • Từ 2 – 5 tuổi: uống 3 lần một ngày, mỗi lần ½ gói.
  • Từ 6 tuổi trở lên: uống 3 lần một ngày, mỗi lần 1 gói.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng

Bệnh nhân bị loét dạ dày- tá tràng

Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày-tá tràng. Nếu cần thiết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Đối với phụ nữ mang thai

Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm báo cáo không thấy có tác dụng gây quái thai của thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu trên động vật nên không thể áp dụng hoàn toàn kết quả này cho người, do đó cần thận trọng khi kê thuốc cho phụ nữ có thai. Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ hoặc khi thực sự cần thiết.

Đối với phụ nữ cho con bú

Ảnh hưởng của thuốc Exomuc đối với phụ nữ cho con bú?
Ảnh hưởng của thuốc Exomuc đối với phụ nữ cho con bú?

Có rất nhiều thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Do đó không nên dùng thuốc Exomuc cho phụ nữ đang cho con bú, do thiếu số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ.

Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn

Cần theo dõi sát sao những trường hợp bệnh nhân có tiền sử hen suyễn vì có nguy cơ bùng phát cơn hen. Luôn dự phòng các thuốc giãn phế quản như Salbutamol, Ipratropium phòng trường hợp bệnh nhân lên cơn hen, đồng thời phải dừng ngay việc sử dụng thuốc.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có trình trạng Phenylceton niệu (do có Aspartam trong thành phần của thuốc gây tích tụ Phenylalanine, làm cho tình trạng Phenylceton niệu càng nặng hơn).
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn (nguy cơ gây co thắt phế quản).
  • Quá mẫn với Acetylcysteine hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Trong trường hợp sử dụng liều cao kéo dài, có thể xảy ra những triệu chứng của rối loạn tiêu hoá như: đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy. Trong trường hợp này, nên giảm liều hoặc báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để được điều chỉnh liều cho phù hợp.

Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp như:

  • Các phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mày đay.
  • Phản ứng phản vệ toàn thân, sốt, rét run.
  • Mất kiểm soát cảm giác và hành động.
  • Buồn ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt, người mệt lả, ngất xỉu.
  • Miệng bị viêm, chảy nước mũi
  • Nghe phổi thấy ran ngáy.
  • Co thắt phế quản.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hình ảnh: Gói thuốc Exomuc
Hình ảnh: Gói thuốc Exomuc

Tương tác thuốc Exomuc với các thuốc khác

Đã ghi nhận những tương tác giữa Acetylcysteine với các thuốc điều trị ho và các thuốc làm giảm tiết dịch ở phế quản. Do đó, trong thời gian điều trị bằng Exomuc không nên dùng đồng thời thuốc ho hoặc thuốc làm giảm bài tiết phế quản.

Ngoài ra, Exomuc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số thuốc dùng cùng, làm tăng tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của các thuốc đó. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn nên ghi lại những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem để tham khảo ý kiến.

Exomuc có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Chống chỉ định đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Do đó, không sử dụng Exomuc cho trẻ sơ sinh.

Exomuc có dùng được cho bà bầu không?

Hiện nay chưa có các nghiên cứu cụ thể và chính xác về tác dụng của thuốc Exomuc trên phụ nữ có thai, do đó không có đủ dữ liệu để sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai và cho con bú. Cần tìm hiểu kỹ tình trạng của thai phụ trước khi quyết định dùng thuốc trên bệnh nhân và cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ, chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ hoặc khi thực sự cần thiết.

Exomuc 200mg giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường Exomuc 200mg được bán cả hộp hoặc từng gói lẻ với giá khoảng 138.000 VNĐ một hộp hoặc 4.600 VNĐ một gói.

Thuốc Exomuc bán ở đâu?

Thuốc Exomuc hiện nay đang được bán rộng rãi trên thị trường, nên bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tuy nhiên để có thể tìm mua thuốc với mức giá hợp lý nhất, ngoài ra còn được tư vấn và hướng dẫn tận tình bạn có thể mua sản phẩm tại các nhà thuốc uy tín như Nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Lưu Anh hoặc liên hệ page để được hỗ trợ.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây