Thuốc Haneuvit là gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết dưới đây, hãy cùng HealCentral tìm hiểu những thông tin thuốc Haneuvit.

1, Thuốc Haneuvit là gì?

Thuốc Haneuvit là một trong các thuốc thuộc nhóm vitamin và muối khoáng. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Hasan của Việt Nam. Thuốc Haneuvit được đăng ký với số hiệu VD-4536-07.

Các thành phần có trong thuốc Haneuvit là:

  • Vitamin B1 có hàm lượng là 125 mg.
  • Vitamin B6 có hàm lượng là 125 mg.
  • Vitamin B12 có hàm lượng là 0,125 mg.
  • Một số tá dược vừa đủ khác.

Dạng bào chế của thuốc Haneuvit là viên nén bao phim. Thuốc có 2 hình dạng đóng gói: đóng dạng hộp gồm 10 vỉ và mỗi vỉ 10 viên hoặc đóng dạng chai 100 viên.

Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

2, Công dụng của thuốc Haneuvit

Thuốc Haneuvit có tác dụng chính trong việc bổ sung các vitamin nhóm B và điều trị những bất ổn về hệ thần kinh.

3, Chỉ định

Những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc Haneuvit là:

  • Dùng cho người thiếu những vitamin nhóm B.
  • Dùng cho người bị thiếu máu do thiếu vitamin B6 và vitamin B12.
  • Dùng cho trẻ em chậm phát triển.
  • Dùng cho người mắc các bệnh lý về thần kinh như đau dây thần kinh hoặc đau dây thần kinh tọa, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh do mắc tiểu đường hoặc do uống rượu, viêm dây thần kinh mắt, viêm đa dây thần kinh, suy nhược thần kinh, …
  • Dùng cho người mắc zona.
  • Dùng để hồi phục và duy trì sức khỏe sau khi mắc bệnh đối với người già

4, Thành phần vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 của thuốc Haneuvit có tác dụng gì?

4.1. Tác dụng của vitamin B6

  • Vitamin B6 tồn tại ở 3 dạng là: pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin. Những chất này khi vào trong cơ thể sẽ biến đổi chủ yếu thành pyridoxal phosphat và một phần thì biến đổi thành pyridoxamin phosphat (trong chuyển hóa lipid, protein, glucid thì 2 chất chuyển hóa này hoạt động như coenzym)
  • Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gama – aminobutyric.
  • Pyridoxin tham gia tổng hợp tạo ra hemoglobin.
  • Những thuốc có tác dụng đối kháng lại pyridoxin là penicilamin, hydralazin, isoniazid, cycloserin và một số các chất có chứa nhóm C=O (nhóm carbonyl) vừa có khả năng ức chế tác dụng của coenzym vừa có thể kết hợp với vitamin B6. Như vậy Pyridoxin có tác dụng điều trị co giật hoặc điều trị giai đoạn hôn mê xuất phát từ nguyên nhân là bị ngộ độc isoniazid.
  • Pyridoxin cũng có tác dụng trong việc điều trị ngộ độc cấp do loài nấm thuốc chi Giromitra gây ra, nhằm điều trị các tác dụng của methylhydrazin (thủy phân độc tố của nấm là gyrometrin sẽ tạo ra methylhydrazin) lên hệ thần kinh như co giật, hôn mê.
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin B6 rất hiếm gặp đối với người. Tuy nhiên rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, hấp thu hay do thuốc gây nên thì vẫn có thể xảy ra trên cơ thể người. Đối với phụ nữ đang sử dụng thuốc phòng tránh  thai hoặc người bệnh đang điều trị isoniazid thì nhu cầu sử dụng vitamin B6 sẽ tăng lên so với bình thường.

4.2. Tác dụng của vitamin B1

Vitamin B1 đóng vai trò như 1 coenzym.

  • Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
  • Có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn.

4.3. Tác dụng của vitamin B12

  • Có tác dụng trong việc tạo hồng cầu.
  • Đối với các bệnh lý về hệ thần kinh thì vitamin B12 có tác dụng bổ sung.
Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

5, Cách sử dụng thuốc Haneuvit

5.1. Liều dùng

Tùy từng độ tuổi khác nhau mà bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế sẽ kê liều dùng khác nhau:

  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: Mỗi ngày uống 1 viên vào 1 lần duy nhất.
  • Đối với người lớn: Mỗi ngày uống 2 viên và được chia thành 2 lần uống.

Người bệnh cần phải tuân thủ đúng liều lượng đã được kê.

5.2. Cách dùng

Thuốc Haneuvit được dùng bằng đường uống và hiệu quả nhất khi dùng với nước ấm.

Người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn.

Người bệnh không được bẻ đôi thuốc hoặc giã nhỏ thuốc để uống.

6, Thuốc Haneuvit có được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

Thuốc Haneuvit không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

  • Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai: Không được sử dụng thuốc Haneuvit vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra hội chứng lệ thuộc vào thuốc ở trẻ sơ sinh.
  • Đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú: Vitamin B6 có trong thành phần của thuốc Haneuvit đã ngăn chặn tác động của hormon prolactin làm ức chế sự tiết sữa.

7, Thuốc Haneuvit giá bao nhiêu?

Với những công dụng mà thuốc Haneuvit đem lại thì khách hàng chỉ cần bỏ ra 54.000 đồng là có thể sở hữu 1 hộp thuốc Haneuvit gồm 100 viên. Như vậy, với mức giá này thì thuốc Haneuvit sẽ là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên thì giá của thuốc sẽ không giống nhau ở từng vùng miền khác nhau hoặc các cơ sở thuốc khác nhau.

8, Thuốc Haneuvit có thể mua ở đâu?

Thuốc Haneuvit hiện nay được lưu hành rộng rãi tại mọi nhà thuốc, mọi quầy thuốc, mọi cơ sở y tế trên toàn quốc. Khách hàng cũng có thể tìm mua dễ dàng ở nhiều hình thức khác nhau.

Khách hàng có thể trực tiếp tìm mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc. Lợi ích của việc đến mua trực tiếp là được các dược sĩ hoặc bác sĩ tư vấn tận tình. Khách hàng có thể tham khảo một số nhà thuốc uy tín dưới đây:

  • Nhà thuốc 365.
  • Nhà thuốc Minh Châu.
  • Nhà thuốc Long Châu.
  • Nhà thuốc Phương Chính.
  • Nhà thuốc Pharmacity.
  • Nhà thuốc SUMO.
  • Siêu thị thuốc Mega 3.

Tuy nhiên thì hiện nay khách hàng có thể ngồi tại nhà và tìm kiếm trên google những nhà thuốc online uy tín như Nhà thuốc online ITP Pharma, Nhà thuốc Lưu Anh, Nhà thuốc An Khang, Trung tâm thuốc Central Pharmacy, … hoặc có thể tìm mua trên các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại như Shopee, Tiki, Lazada, …

Tuy nhiên thì trên thị trường thuốc bây giờ xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì vậy mà khách hàng cần phải thật cẩn thận và tỉnh táo trong việc tìm mua thuốc, tránh trường hợp không may xảy ra.

Nhãn hộp thuốc được đăng ký
Nhãn hộp thuốc được đăng ký

9, Chống chỉ định

Những trường hợp chống chỉ định mà các bác sĩ, dược sĩ hay các chuyên gia y tế đưa ra:

  • Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Không dùng cho người dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng với vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 và các thành phần khác có trong thuốc Haneuvit.
  • Không dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư ác tính.
  • Không dùng cho những người có cơ địa bị dị ứng. Ví dụ như hen, eczema.

10, Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi người bệnh sử dụng thuốc Haneuvit:

  • Thỉnh thoảng sẽ xảy ra phản ứng quá mẫn.
  • Có thể bị hạ huyết áp nhưng chỉ thoáng qua.
  • Người bệnh có cảm giác ấm áp hoặc cảm giác kim châm.
  • Ngứa, có thể bị nổi mề đay.
  • Đau, đuối sức, người đổ nhiều mồ hôi.
  • Khiến người bệnh mất ngủ.
  • Người bệnh có thể nôn.
  • Bị nghẹn cổ họng, có thể gây suy hô hấp.
  • Mạch và phổi có thể bị phù.
  • Gây xuất huyết hệ tiêu hóa.
  • Có thể làm giãn mạch.
  • Nếu trong 1 thời gian dài dùng liều cao vitamin B6 thì có thể khiến cho bệnh thần kinh ngoại vi tiến triển xấu đi.
  • Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

11, Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Haneuvit, chúng ta cần những điểm lưu ý sau:

  • Để xa tầm tay của trẻ nhỏ, không để trẻ lấy thuốc để chơi hoặc để vô tình trẻ uống phải.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.
  • Khi chưa được sự cho phép của bác sĩ thì người bệnh không được tùy ý tăng liều lượng thuốc để nhanh khỏi bệnh, hoặc giảm liều lượng thuốc khi thấy dấu hiệu bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Không sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc có những biểu hiện như mốc, đổi màu thuốc.
  • Trong thời gian dùng thuốc thì người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn hoặc chứa ga.
  • Không nên tiêm tĩnh mạch.

12, Dược động học

Hấp thu:

  •  Vitamin B1: Được hấp thu nhanh chóng và dễ dàng qua đường tiêu hóa. Trung bình thì mỗi ngày cơ thể sử dụng 1mg vitamin B1.
  •  Vitamin B6: Dạng pyridoxin của vitamin B6 được hấp thu rất nhanh qua con đường tiêu hóa. Tuy nhiên thì ngoại trừ những trường hợp hấp thu kém thì sẽ không hấp thu được nhiều.

Phân bố: Thuốc được phân bố chủ yếu ở gan, một phần nhỏ ở não và cơ.

    Thải trừ:
  •  Vitamin B1: Con đường thải trừ chủ yếu là qua nước tiểu.
  •  Vitamin B6: Dạng chuyển hóa pyridoxin của vitamin B6 sẽ được đào thải qua thận. Nếu lượng thuốc đưa vào mà vượt quá nhu cầu sử dụng hàng ngày của con người thì chủ yếu sẽ đào thải dưới dạng không đổi của pyridoxin.

13, Tương tác thuốc

  • Khi dùng chung thuốc Haneuvit với các thuốc gây ức chế thần kinh cơ thì vitamin B1 sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc đó.
  • Khi dùng chung thuốc Haneuvit với levodopa thì vitamin B6 sẽ làm giảm tác dụng của levodopa. Tuy nhiên nếu dùng kèm thuốc và levodopa với một chất ức chế men dopa decarboxylase.
  • Vitamin B6 có trong thành phần của thuốc sẽ làm giảm nồng độ của 2 chất phenytoin và phenobarbital có trong huyết thanh, làm giảm độ hoạt tính của altretamin.
  • Các thuốc như thuốc tránh thai bằng đường uống, penicillamin, isoniazid và hydralazin khi dùng chung với thuốc Haneuvit thì sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng vitamin B6 trong cơ thể.
Nhãn vỉ thuốc được đăng ký
Nhãn vỉ thuốc được đăng ký

14, Xử lý quá liều, quên liều

14.1. Quá liều

Nếu quá liều thì bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để có những xử lý phù hợp.

Nếu trong 1 ngày mà người bệnh uống từ 2g đến 7g vitamin B6 hoặc sử dụng liền trong vòng hơn 2 tháng, mỗi ngày 0,2g thì gây ra các triệu chứng mất điều hòa và tê cứng chân tay –  là những triệu chứng của bệnh thần kinh giác mạc. Nếu muốn hồi phục, các triệu chứng ngày không xuất hiện nữa thì người bệnh phải ngừng dùng thuốc sau 6 tháng.

Để tránh trường hợp quá liều thì người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.

14.2. Quên liều

Nếu thời điểm quên liều cách 1-2 giờ thì người bệnh nên uống thuốc ngay.

Nếu thời điểm quên liều mà gần với thời điểm liều tiếp theo thì người bệnh bỏ qua liều trước đó và uống liều tiếp theo như bình thường.

Để cho người bệnh không quên liều thì nên cố định giờ uống thuốc giống nhau ở các ngày khác nhau.

Xem thêm các sản phẩm tương tự:

Thuốc Berocca có tác dụng gì? Công dụng & liều dùng hiệu quả

[Review] Đường Glucose Nhật Quang 500g có tốt không, Giá bao nhiêu?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây