Hội chứng cổ vai cánh tay: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Tổng quan về hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay là tình trạng đau mỏi ở cổ vai gáy và cánh tay do rối loạn chức năng rễ tủy cổ và các dây thần kinh ở cột sống hoặc mắc bệnh về cột sống. Do đó hội chứng này còn thường được gọi là bệnh lý rễ tủy cổ. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu làm hạn chế nhiều hoạt động của người mắc.

Hội chứng này không do viêm nhiễm cơ quan mà là đau dây thần kinh ở khu vực cổ  gây ra cảm giác đau mỏi vai gáy và cánh tay.

Các triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay

  • Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là các cơn đau: tình trạng này xuất hiện trên 1 bên cánh tay, cổ, vai, gáy. Các cơn đau thường không xuất hiện đột ngột, quặn thắt mà xuất hiện chậm, triệu chứng đau âm ỉ kéo dài và đau hơn khi xoay hay gập đầu.
  • Cảm giác đau sâu từ trong xương kèm theo đó là tê bì chân tay.
  • Hoạt động của những bộ phận bị chi phối bởi dây các thần kinh cột sống cổ có chức năng bị rối loạn sẽ bị ảnh hưởng xấu như bị rối loạn cảm giác, tê tay, hạn chế vận động, 1 số cơ tay bị yếu nhưng ít khi bị liệt toàn thân.
  • Rối loạn phản xạ.
  • Cổ hoạt động kém linh hoạt, bị đau  khi xoay, cúi đầu thậm chí là vẹo cổ.
Các triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay
Các triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay

Các biện pháp chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay

Để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất rồi từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân các bác sĩ thường sử dụng 1 số biện pháp xét nghiệm tiên tiến như:

  • Lấy máu xét nghiệm
  • Chụp X- quang
  • Chụp cắt lớp cột sống cổ
  • Xạ hình xương toàn thân
  • Ghi điện cơ ( electromyography được viết tắt là EMG )
  • MRI ( chụp cộng hưởng từ )

Hội chứng cổ vai cánh tay xuất phát từ nguyên nhân nào?

  • Tác nhân chủ yếu là các bệnh lý thoái hóa cột sống và các khớp liên đốt, liên mỏm gây tác động đến các rễ thần kinh ở cột sống cổ. Nguyên nhân này chiếm khoảng 70 đến 80% trên tổng số bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay.
  • Những người bị thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng đau cổ vai cánh tay do khi đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh kéo theo đó là các triệu chứng đau nhức vai cổ và tê bì cánh tay ( theo 1 thống kê cho thấy tình trạng này chiếm 25% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khu vực cột sống cổ )
  • Những người ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe hay những người thường xuyên lao động chân tay nặng nhọc và người có tiền sử mắc các bệnh về cột sống cổ như thoái hóa là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng đau cổ vai cánh tay.
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều dễ bị hội chứng cổ vai cánh tay
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều dễ bị hội chứng cổ vai cánh tay
  • Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân ít gặp khác cũng dẫn đến hội chứng này như: từng bị chấn thương vùng cổ, vai, cánh tay rồi để lại di chứng, nhiễm trùng, khối u, loãng xương, cột sống bị viêm hay thậm chí triệu chứng đau cổ không xuất phát từ nguyên nhân rối loạn chức năng rễ thần kinh cột sống cổ mà do các bệnh lý về xương, về cột sống gây đau mỏi cổ rồi lan rộng ra cánh tay và bả vai.

Phương pháp điều trị hội chứng đau cổ vai cánh tay

Nguyên tắc điều trị là kết hợp đồng thời phương pháp sử dụng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu, y học cổ truyền nhằm thư giãn và phục hồi chức năng thần kinh cột sống cổ.

Một số phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị hội chứng này là:

Phương pháp không sử dụng thuốc

Thường chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu hoặc áp dụng song song kết hợp với các biện pháp khác ở những giai đoạn về sau:

  • Lối sống không khoa học có tác động không nhỏ lên sức khỏe cột sống do đó 1 phương pháp đầu tiên được áp dụng đó là xây dựng cho bản thân 1 lối sống, lối sinh hoạt lành mạnh để giảm áp lực cho cột sống.
  • Hãy thay đổi tư thế ngồi cho khoa học vì điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ngồi nhiều như nhân viên văn phòng bởi bởi nó không chỉ giúp hạn chế áp lực lên cột sống mà còn giúp hạn chế bệnh trĩ. Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng tại chỗ cho cổ, vai, cánh tay.
  • Ngoài ra có thể kết hợp với phương pháp điều trị vật lý ví dụ như kích thích điện, liệu pháp nhiệt hay các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu và xoa bóp, bấm huyệt.
  • Sử dụng các đai cổ mềm để cố định cổ trong thời gian ngắn sau khi cổ bị chấn thương, việc hạn chế hoạt động của cổ lúc này không những giúp chấn thương nhanh hồi phục mà còn giúp ngăn ngừa di chứng về sau.
Bấm huyệt điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Bấm huyệt điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Sử dụng khi các triệu chứng trở nặng và các phương pháp điều trị không dùng thuốc gần như không có tác dụng. không sử dụng quá liều lượng được quy định. Nếu cảm thấy còn đau hãy báo cho bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh phù hợp.

  • Sử dụng thuốc giảm đau: paracetamol, thuốc giảm đau hỗn hợp, thuốc giảm đau thần kinh
  • Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid ( NSAID ): các bác sĩ nên xem xét kỹ cơ địa, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi chỉ định sử dụng loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu.
  • Thuốc giãn cơ: thường được sử dụng khi xảy ra hiện tượng co cứng cơ hay các đợt đau cấp với  1 số loại thuốc tiêu biểu như eperisone, tolperisone, mephenesin và diazepam.
  • Sử dụng thuốc giúp tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh….
  • Khi bệnh lý rễ thần kinh cột sống cổ trở nặng hay kéo dài  dai dẳng không dứt có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau thần kinh. Mới đầu hãy sử dụng với liều lượng thấp rồi sau đó tăng dần nếu cần thiết.
  • Khi bệnh lý đau thần kinh vào giai đoạn mạn tính khiến cho giấc ngủ bị rối loạn, thường xuyên mất ngủ hãy sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Lưu ý thuốc này chỉ được sử dụng với liều lượng thấp.
  • Các loại vitamin cần thiết đặc biệt là vitamin nhóm B như 3B.
  • Corticosteroid: chỉ sử dụng khi hội chứng đã vào giai đoạn cấp tính và điều trị bằng các loại thuốc khác không cho kết quả khả quan. Lưu ý chỉ sử dụng Corticosteroid trong ngắn hạn qua đường uống ( khoảng 1 đến 2 tuần ).
Corticoid điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Corticoid điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Biện pháp phẫu thuật có thể được chỉ định đối với nhóm bệnh nhân có triệu chứng nặng và tình trạng đang xấu đi mà khi sử dụng thuốc không cho kết quả khả quan. Biện pháp này nhằm gỡ bỏ sự chèn ép lên các dây thần kinh cột sống cổ bằng phương pháp điều chỉnh cột sống hay lấy nhân nhầy đĩa đệm.

Các phương pháp khác

Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao do đó hãy tới khám ở những bệnh viện chuyên khoa uy tín để được nghe bác sĩ tư vấn và chỉ định.

  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng
  • Tiêm khớp liên mỏm sau cạnh đốt sống cổ
  • Phong bế có chọn lọc 1 số rễ thần kinh
  • Sử dụng sóng cao tần ( gọi tắt là RFA ) để đốt dây thần kinh nằm cạnh hạch giao cảm cột sống cổ để ngăn cản cảm giác đau nhức, tê bì khó chịu.

Các biện pháp phòng ngừa hội chứng đau cổ, vai và cánh tay

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc giữ cho sức khỏe luôn được ổn định là điều vô cùng cần thiết. Vì thế để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng đau cổ, vai, gáy và cánh tay mọi người hãy thực hiện 1 số biện pháp sau:

Xây dựng 1 lối sống khoa học: có 1 chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập có cường độ vừa phải và hạn chế các loại vận động mạnh bởi vì loại vận động này rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Học 1 số động tác tập nhẹ nhàng cho cổ và cánh tay, và đặc biệt là từ bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe.

Tư thế ngồi hợp lý, hạn chế ngồi vặn lưng và nhất là gập cổ hay cúi đầu trong khoảng thời gian dài.  Đặc biệt là thói quen cúi đầu khi sử dụng điện thoại di động, hãy để điện thoại ở vị trí song song với mắt để hạn chế gập cổ gây áp lực cho dây thần kinh cột sống cổ.

Hãy xen kẽ làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý. Hãy có khoảng thời gian giải lao ngắn trong suốt 1 ngày dài làm việc, lúc này các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cho cổ và cánh tay tại chỗ là rất hữu ích.

Để giúp quá trình lưu thông máu đến các cơ quan diễn ra thuận lợi hơn hãy thường xuyên xoa bóp hoặc mát xa nhẹ vùng cổ vai gáy. Điều này còn giúp các cơ xung quanh vùng cổ, vai, gáy được thư giãn sau 1 khoảng thời gian dài làm việc mệt mỏi và phải chịu nhiều áp lực trên vùng, cổ, vai gáy.

Xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay
Xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay

Bổ sung thêm canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng hay uống sữa, uống thuốc bổ, đặc biệt là nên phơi nắng vào sáng sớm để tạo điều kiện cho cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D cung cấp cho xương. Việc ngăn ngừa thoái hóa sẽ giúp hạn chế áp lực lên các dây thần kinh vùng cổ, vai, gáy và cánh tay, từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc hội chứng đau cổ vai cánh tay.

Những người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa, chấn thương cổ, đau cổ vai gáy hãy đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe xương và các dây thần kinh vùng đốt sống cổ đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Như vậy hội chứng cổ vai cánh tay gây ra nhiều cảm giác khó chịu và ngăn cản hoạt động của người mắc. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng cachs xây dựng lối sống lành mạnh, bên cạnh đó các triệu chứng bệnh có thể được trị khỏi sau 1 thời gian điều trị nội khoa bảo tồn ( có khoảng 80 đến 90% bệnh nhân cho kết quả khả quan với phương pháp này ) hay thậm chí các triệu chứng có thể tự biến mất nếu ở giai đoạn nhẹ.

Và cũng có 1 số bệnh nhân không thể khỏi hoàn toàn mà vẫn để lại di chứng sau khi được điều trị hoặc có thể bị tái phát bệnh do đó với những người có tiền sử mắc hội chứng này hãy đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây