Thuốc Imetoxim: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

5/5 - (2 bình chọn)

Imetoxim là thuốc gì?

Imetoxim là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus, thường được sử dụng để điều trị một số tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Thuốc Imetoxim được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm với thành phần chính có tác dụng dược lý là Cefotaxim. Nhìn bên ngoài thì bột Imetoxim là bột màu trắng hoặc vàng nhạt.

Các dạng Imetoxim có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 2 dạng chế phẩm của thuốc Imetoxim là Imetoxim 1g và Imetoxim 2g.

Imetoxim 1g

Thuốc Imetoxim 1g
Thuốc Imetoxim 1g

Imetoxim 1g là một dạng chế phẩm của Imetoxim đang được lưu hành trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm với thành phần chính là Cefotaxim. Thuốc được đóng gói trong một hộp chứa 1 lọ hoặc 10 lọ thuốc, mỗi lọ Imetoxim bao gồm:

Cefotaxim có hàm lượng 1g ( tồn tại trong thuốc dưới dạng Cefotaxim natri )

Thuốc không chứa bất kỳ tá dược nào.

Thuốc được sản xuất bởi chi nhánh số 3 – Công ty cổ phẩn dược phẩm Imexpharm có địa chỉ tại số 22, đường số 2, KCN Việt Nam-Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Thuốc được đăng ký bởi công ty cổ phẩn dược phẩm Imexpharm có địa chỉ tại số 04, đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Thuốc bột pha tiêm Imetoxim 1g có số đăng ký là: VD – 26846 – 17.

Imetoxim 2g

Thuốc Imetoxim 2g
Thuốc Imetoxim 2g

Imetoxim 2g là một dạng chế phẩm của Imetoxim đang được lưu hành trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm với thành phần chính là Cefotaxim. Thuốc được đóng gói trong một hộp chứa 1 lọ hoặc 10 lọ thuốc, mỗi lọ Imetoxim bao gồm:

Cefotaxim có hàm lượng 2g ( tồn tại trong thuốc dưới dạng Cefotaxim natri )

Thuốc không chứa bất kỳ tá dược nào.

Thuốc được sản xuất bởi chi nhánh số 3 – Công ty cổ phẩn dược phẩm Imexpharm có địa chỉ tại số 22, đường số 2, KCN Việt Nam-Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Thuốc được đăng ký bởi công ty cổ phẩn dược phẩm Imexpharm có địa chỉ tại số 04, đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Thuốc bột pha tiêm Imetoxim 2g có số đăng ký là: VD – 31115 – 18.

Thuốc Imetoxim có tác dụng gì?

Thuốc Imetoxim được bào chế với thành phần chính có tác dụng dược lý là Cefotaxim là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng.

Cơ chế tác dụng: Thuốc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phong tỏa các protein gắn kết penicillin (PBP ). Đây chính là các protein tham gia vào việc cấu tạo màng tế bào của vi khuẩn, khi nó bị phong tỏa sẽ dẫn đến việc quá trình sinh tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn không được hình thành, qua đó tiêu diệt vi khuẩn.

Các cơ chế đề kháng thuốc của vi khuẩn:

  • Các vi khuẩn có thể sinh ra enzym beta-lactamase thủy phân thuốc, làm mất tác dụng của thuốc.
  • Các vi khuẩn hình thành các enzym AmpC.
  • Giảm tính thấm của thuốc qua thành tế bào vi khuẩn.
  • Bơm đẩy thuốc ra khỏi tế bào.

Một vi khuẩn có thể có 1 hoặc nhiều loại cơ chế đề kháng thuốc.

Một số chủng vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi Cefotaxim: Staphylococcus aureus, Streptococci nhóm A và B, Streptococcus pneumoniae, E. coli, Haemophilus influenzae,…

Dược động học

Hấp thu: Thuốc được tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền sẽ đi thẳng vào vòng tuần hoàn.

Phân bố: thuốc được phân bố rộng ở các mô và dịch cơ thể. Thuốc ít được khuếch tán vào dịch não tủy, nhưng ở bệnh nhân bị viêm mang não thì nồng độ thuốc ở dịch não tủy sẽ tăng lên. Thuốc có thể đi qua nhau thai và sữa mẹ.

Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa một phẩn trước khi được đảo thải ra khỏi cơ thể.

Thải trừ: thuốc được đài thải ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng nước tiểu, trong đó có khoảng 60% của liều dưới dạng chất ban đầu, khoảng 24% dưới dạng chất chuyển hóa.

Chỉ định của thuốc Imetoxim

Lọ bột Imetoxim
Lọ bột Imetoxim

Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như:

  • Viêm tủy xương
  • Viêm màng trong tim do vi khuẩn
  • Viêm màng não
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Các nhiễm khuẩn nghiêm trọng mà phải sử dụng đến kháng sinh đường tiêm.

Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định sử dụng để dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở các trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Cách sử dụng thuốc Imetoxim

Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thể dùng theo đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạc, tiêm truyền tĩnh mạch.

Cách pha thuốc bột Imetoxim

Do đây là thuốc bột pha tiêm, do đó trước khi pha thuốc cần thực hiện các thao tác vô trùng để tránh nhiễm khuẩn khi tiêm. Thuốc pha xong chỉ dùng được một lần, phần thuốc còn thừa cần được loại bỏ.

Tiêm bắp: Hòa tan 2g bột thuốc vào 10ml nước cất pha tiêm, lắc đều để thuốc tan hoàn toàn.

Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 2g bột thuốc vào 10ml nước cất pha tiêm, lắc đều để thuốc tan hoàn toàn.

Tiêm truyền tĩnh mạch: hòa tan 2g bột thuốc trong 40 – 100 ml một loại dung dịch tim truyền tương hợp với Cefotaxim, các dung dịch đó có thể là: nước cất pha tiêm, NaCl 0,9%, Glucose 5%.

Dung dịch thuốc sau khi pha cần phải được dùng ngay để tránh nhiễm khuẩn.

Lưu ý: cần phải hòa tan thuốc hoàn toàn sao cho không còn có các tiểu phân có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Liều dùng

Đối với người lớn

  • Liều dùng trong việc điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình: 1g bột thuốc mỗi 12 giờ, tuy nhiêm liều dùng có thể được thay đổi tùy thuốc vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Liều dùng trong việc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nặng: 12g thuốc mỗi ngày, chia ra làm 3 hoặc 4 lần tiêm.
  • Liều dùng trong việc điều trị nhiễm Pseudomonas aeruginosa: trên 6g/ ngày.

Đối với trẻ em

  • Liều dùng trong việc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình: 100-150mg/kg/ngày (liều dùng đối với trẻ sơ sinh là 50mg/kg/ngày), chia làm 2 đến 4 lần tiêm.
  • Liều dùng trong việc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nặng là: 200mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần tiêm.

Đối với bệnh nhân bị suy thận

  • Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân bị suy thận ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận ở mức độ nặng thì giữ nguyên liều dùng đầu tiên, các liều tiếp theo thì giảm đi một nửa, vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong ngày.

Đối với bệnh nhân bị suy gan: không cần hiệu chỉnh liều ở đối tượng bệnh nhân này.

Tác dụng phụ của thuốc Imetoxim

Tác dụng phụ của Imetoxim
Tác dụng phụ của Imetoxim

Một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Imetoxim là:

Một số tác dụng phụ thường gặp ( tỷ lệ gặp trên 10% ) của thuốc như: đau tại vùng tiêm bắp.

Một số tác dụng phụ ít gặp ( tỷ lệ gặp từ 0,1% đến 1% ) như:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn thần kinh: co giật
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: tiêu chảy, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Rối loạn gan mật: tăng men gan, tăng bilirubin
  • Rối loạn da và mô dưới da: phát an,mày đay, ngứa.
  • Rối loạn hệ tiết niệu: suy thận, tăng creatinin.

Một số tác dụng phụ của thuốc mà chưa xác định được tần xuất xảy ra:

  • Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: bội nhiễm.
  • Rối loạn hệ bạch huyết: giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu  tan huyết.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản.
  • Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, suy giảm ý thức, cử động bất thường.
  • Rối loạn tim mạch: loạn nhịp tim.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả, viêm ruột kết.
  • Rối loạn gan – mật: viêm gan, vàng da.
  • Rối loạn da và mô dưới da: hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì da.
  • Rối loạn thận – tiết niệu: viêm thận kẽ, nhiễm nấm Candida.

Nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trong quá trình sử dụng thuốc cần phải ngừng thuốc ngay.

Chống chỉ định của thuốc Imetoxim

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị mẫn cảm với Cefotaxim hoặc các kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm beta-lactam.

Tương tác của Imetoxim với các thuốc khác

Cefotaxim có thể làm tăng độc tinh trên thận của các kháng sinh nhóm aminoglycosid, do đó cần thận trọng khi sử dụng đồng thời 2 loại kháng sinh này. Các bệnh nhân này cần phải được theo dõi chức năng thận một cách thường xuyên.

Sử dụng đồng thời Cefotaxim với các thuốc lợi tiểu mạnh có thể làm tăng độc tính trên thận của các thuốc lợi tiểu này. Do đó cần thận trọng trong việc sử dụng đồng thời 2 loại thuốc trên.

Khi sử dụng đồng thời Imetoxim với kháng sinh Colistin có thể có các tổn thương lên thận, do đó cần thận trọng khi sử dụng đồng thời 2 loại kháng sinh trên.

Việc sử dụng đồng thời Imetoxim với các vắc xin thương hàn có thể làm giảm xuống hoạt lực của vắc xin thương hàn. Do đó không nên sử dụng đồng thời vắc xin thương hàn đồng thời với Imetoxim.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Imetoxim được không?

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên dùng Imetoxim
Phụ nữ có thai không nên dùng Imetoxim

Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được độ an toàn của Cefotaxim đối với các phụ nữ đang mang thai. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy việc sử dụng Cefotaxim trên động vật đang mang thai không gây ra các tác dụng có hại đến thai nhi một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên các nghiên cứu về thuốc trên người là chưa được đầy đủ, đồng thời thuốc cũng có khả năng đi qua hằng rào nhau thai, do đó Imetoxim vẫn còn có thể có các nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.

Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai trừ khi lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn nguy cơ mà nó có thể gây ra.

Phụ nữ đang cho con bú

Các nghiên cứu về thuốc đã chỉ ra rằng Cefotaxim có thể được bài tiết vào sữa mẹ với một nồng độ thấp. Việc người mẹ dùng Imetoxim trong thời kỳ đang cho con bú có thể gây một số ảnh hưởng lên trẻ sơ sinh như:

  • Tiêu chảy do thuốc có thể tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Ngoài ra còn có thể gây nhiễm khuẩn do nấm men ở trẻ tùy thuốc vào mức độ nhảy cảm của trẻ đối với tác nhân gây bệnh.

Do đó các bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng sản phẩm này, nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết thì nên dừng cho trẻ bú sữa mẹ và bổ sung cho trẻ bằng sữa ngoài.

Thuốc Imetoxim giá bao nhiêu?

Thuốc Imetoxim 1g hộp hiện nay trên thị trường có giá là: 30000 VND/ lọ.

Thuốc Imetoxim mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua các dạng chế phẩm của thuốc bột pha tiêm Imetoxim ở các nhà thuốc lớn trên phạm vi toàn quốc như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh,….

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc bạn muốn được tư vấn thêm về thuốc có thể liên hệ với Page qua hotline hoặc inbox trực tiếp với Page.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây