Thuốc Mobium: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

5/5 - (3 bình chọn)

Mobium là thuốc gì?

Mobium là một thuốc thuộc nhóm các thuốc điều trị các bệnh lý, triệu chứng về đường tiêu hóa, thường được sử dụng để điều trị các tình trạng chướng bụng, buồn nôn. Thuốc Mobium được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính có tác dụng dược lý là Domperidon. Mỗi viên nén Mobium bao gồm:

Domperidon có hàm lượng là 10mg ( tồn tại trong thuốc dưới dạng Domperidon maleat ).

Một số tá dược:

Tinh bột mì có vai trò là một tá dược độn, một phần đóng vai trò là tá dược rã.

Lactose monohydrat có vai trò là một tá dược độn.

Magnesi stearat có vai trò là một tá dược trơn.

Ngoài ra còn một số tá dược khác như gelatin, sodium starch glycolat sao cho vừa đủ 1 viên.

Viên nén Mobium được đóng trong vỉ hoặc chai. Một hộp có chứa 3 hoặc 10 vỉ thuốc, mỗi vỉ có 10 viên. Hộp 1 chai chứa 40 hoặc 100 viên.

Thuốc Mobium được sản xuất cũng như được đăng ký bởi công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long có địa chỉ số 150 đường 14 tháng 9, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Thuốc Mobium có số đăng ký là: VD – 31629 – 19.

Tham khảo thêm: Thuốc Domperidone: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ

Thuốc Mobium có tác dụng gì?

Domperidon
Domperidon

Thuốc Mobium được bào chế với thành phần chính có tác dụng dược lý là Domperidon là một chất đối kháng thụ thể D1 và D2 của dopamin.

Thuốc không gây các ảnh hưởng lên thần kinh do Domperidon gần như không tác động lên các thụ thể dopamin ở não.

Cơ chế tác dụng: Domperidon có thể kích thích nhu động ống tiêu hóa dạ dày, từ đó tăng trương lực cơ thắt tâm vị, đồng thời làm tăng biên độ của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, tuy nhiên lại gây tác động lên sự bài tiết acid của dạ dày. Vì vậy thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng như buồn nôn, nôn.

Dược động học của Domperidon

Hấp thu: Domperidon được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa ngay sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương Cmax sau khoảng 1 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của Domperidon sai khi bị chuyển hóa lần đầu là 15%.

Phân bố: thuốc có khả năng liên kết với protein trong máu khá cao ( khoảng 91% đến 93% ). Thuốc được phân bố rộng rãi tại các mô trong cơ thể nhưng thuốc ít xuất hiện ở não. Một lượng nhỏ thuốc có thể đi qua hàng nào nhau thai.

Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 ở gan.

Thải trừ: Thuốc được bai trừ ra khỏi cơ thể chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa, trong đó có khoảng 31% thuốc được đào thải bằng nước tiểu, 66% thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể bằng phân. Thời gia bán thải trung bình của thuốc là khoảng 8h.

Chỉ định của thuốc Mobium

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp buồn nôn, nôn.

Thuốc được chỉ định sử dụng  cho các bệnh nhân có cảm giác chướng bụng, khó tiêu sau bữa ăn.

Cách sử dụng thuốc Mobium

Hộp thuốc Mobium
Hộp thuốc Mobium

Cách dùng

Thuốc Mobium được bào chế dưới dạng viên nén, bạn có thể uống nó với một cốc nước lọc hoặc nước đã đun sôi để nguội.

Bạn nên uống nguyên cả viên thuốc, không nên nhai, bẻ, nghiên viên thuốc trong quá trình sử dụng để đảm bảo thuốc phát huy được tác dụng của mình.

Thuốc được khuyến cáo là sử dụng với liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát được các  tình trạng buồn nôn, nôn.

Thuốc được khuyến cáo là nên uống trước bữa ăn do thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.

Người bệnh nên sử dụng thuốc vào các mốc thời gian cố định trong ngày, nếu quên liều thì bạn có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng thời gian đã định ra. Lưu ý không nên dùng gấp đôi liều là lần dùng tiếp theo do có thể dẫn đến độc tính của thuốc.

Thời gian điều trị bằng Mobium tối đa là 7 ngày.

Liều dùng

Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày uống tối đa 3 lần, mỗi lần uống 1 viên ( liều tối đa của 1 ngày là 30mg ).

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho đối tượng này.

Đối với các bệnh nhân bị suy gan:

Các bệnh nhân bị suy gan ở mức độ nhẹ: không cần phải hiệu chỉnh liều ở các đối tượng bệnh nhân này.

Các bệnh nhân bị suy gan ở mức độ trung bình đến nặng: thuốc được chống chỉ định sử dụng cho đối tượng bệnh nhân này.

Đối với các bệnh nhân bị suy thận: Nên giảm liều của từng lần dùng hoặc kéo dài khoảng thời gian giữa 2 lần dùng thuốc liên tiếp ở đối tượng bệnh nhân này.

Tác dụng phụ của thuốc Mobium

Tác dụng phụ của thuốc Mobium
Tác dụng phụ của thuốc Mobium

Trong quá tình sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

Rối loạn hệ thống miễn dịch: sốc phản vệ tuy nhiên người ta cần chưa xác định được tần xuất xảy ra tác dụng phụ này.

Rối loạn tâm thần: Có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng mất ham muốn tình dục, lo lắng, bối rối, dễ kích động.

Rối loạn hệ thần kinh: Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị buồn ngủ, đau đầu trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài ra còn có thể bị co giật, hội chứng ngoại tháp.

Rối loạn thị giác: rối loạn vận nhãn nhưng tần xuất xảy ra chưa rõ.

Rối loạn tim mạch: loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, đột tử do tim nhưng tần xuất xảy ra là chưa rõ.

Rối loạn tiêu hóa: tác dụng bất lợi thường gặp nhất trong rối loạn này là khô miệng, ngoài ra còn có một số nhỏ bệnh nhân có thể bị tiêu chảy.

Rối loạn da và mô dưới da: một số ít bệnh nhân có thể dị ngứa, phát ban, mày đay trong quá trình sử dụng thuốc.

Rối loạn thận và tiết niệu: bí tiểu.

Rối loạn hệ sinh sản và ngực: một số ít bệnh nhân có bị đau ngực, tăng tiết sữa ở phụ nữ, to ở nam giới.

Rối loạn gan: các xét nghiệm về gan bất thường.

Chống chỉ định của thuốc Mobium

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Domperidon hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan ở mức độ trung bình đến nặng.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có khoảng QT kéo dài, bệnh nhân bị rối loạn điện giải.

Chống chỉ chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân đang có các bệnh lý về tim mạch như suy tim sung huyết.

Chống chỉ định sử dụng thuốc đồng thời  với các thuốc cũng có khả năng làm kéo dài khoảng QT.

Chống chỉ định sử dụng thuốc đồng thời với các thuốc ức chế enzym CYP3A4.

Chống chỉ định sử dụng thuốc đồng thời với các thuốc chống nôn ức chế thụ thể nenrokinin-1 ở não.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa hoặc bị thủng đường tiêu hóa.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị tắc ruột cơ học.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị u tuyết yên tiết prolactin.

Thận trọng trong việc dùng thuốc cho các bệnh nhân bị galatose huyết bẩm sinh, các bệnh nhân kém hấp thu glucose và galactose, các bệnh nhân bị thiếu hụt lactase do trong thuốc có chứa thành phần tá dược lactose.

Tương tác của Mobium với các thuốc khác

Thuốc được khuyến cáo là không nên dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA như quinidin do có thể hiệp đồng tác dụng kéo dài khoảng QT, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III như sotalol, dofetilid do có thể hiệp đồng tác dụng kéo dài khoảng QT, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc chống loạn thần như pimozid do có thể hiệp đồng tác dụng kéo dài khoảng QT.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm như citalopram do có thể hiệp đồng tác dụng kéo dài khoảng QT.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số kháng sinh như levofloxacin.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc chống nấm như pentamidin.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc trị sốt rét như halofantrin.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc điều trị dạ dày – ruột như dolasetron.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc kháng histamin như mequitazin do có thể hiệp đồng tác dụng kéo dài khoảng QT.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng với một số thuốc điều trị ung thu như vincamin.

Thuốc được chóng chỉ định sủ dụng đồng thời với các thuốc ức chế emzym chuyển hóa Domeridon là CYP3A4 do chúng làm tăng nồng độ của Domperido trong huyết tương hơn mức bình thường, từ đó làm tăng thêm tá dụng phụ kéo dài khoảng QT, gây nguy hiểm cho người bệnh. Các thuốc ức chế CYP3A4 đó là các thuốc ức chế protease, các thuốc chống nấm nhóm azol, kháng sinh nhóm macrolid.

Không nên dùng đồn thời Domperidon với các thuốc giảm đau opioid do chúng có thể làm giảm tác dụng điều trị của Domperidon.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Mobium được không?

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên dùng Mobium
Phụ nữ có thai không nên dùng Mobium

Các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc Mobium trên động vật đã chỉ ra rằng thuốc có thể gây độc tính lên thai nhi khi sử dụng liều cao. Hiện nay người ta vẫn chưa rõ thuốc có gây ảnh hưởng lên thai nhi ở người hay không. Do đó các bà mẹ đang mang thai không nên sử dụng thuốc trừ khi các bác sĩ khẳng định rằng lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn nguy cơ mà nó có thể gây ra cho thai nhi.

Phụ nữ đang cho con bú

Các nghiên cứu về thuốc đã chỉ ra rằng có dưới 0,1% Domperidon theo liều sử dụng được bài tiết vào sữa mẹ, các tác dụng phụ của thuốc như đặc biệt là các vấn đề về tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. Do đó các bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng Mobium, trong các trường hợp thực sự cần thiết bắt buộc phải sử dụng thì nên dừng cho trẻ bú, cho trẻ dùng sữa ngoài.

Thuốc Mobium giá bao nhiêu?

Thuốc Mobium hộp 100 viên hiện nay trên thị trường có giá là: 100000 VND/ hộp.

Thuốc Mobium mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thuốc Mobium ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc, các nhà thuốc uy tín với các sản phẩm chất lượng như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc bạn muốn được tư vấn thêm về thuốc có thể liên hệ Page qua hotline hoặc inbox trực tiếp.

 

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây