HIV – căn bệnh thế kỷ của nhân loại, hiện vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Tuy nhiên nếu phơi nhiễm HIV ở giai đoạn đầu nếu chủ động điều trị thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Các thuốc điều trị phơi nhiễm HIV hiện nay thì loại thuốc nào thì hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc phơi nhiễm HIV.
Phơi nhiễm HIV là gì? Nguyên nhân dẫn đến phơi nhiễm HIV?
Avonza
1.200.000₫
Mô tả
Avonza là một thuốc dạng phối hợp thường được các bác sĩ sử dụng trong các phác đồ bậc một cho những bệnh nhân trưởng thành đang phải đối đầu với HIV – 1 hay những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm HIV với công dụng kìm hãm sự phát triển của virus HIV, làm giảm số lượng virus trong cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm các nguy cơ bị biến chứng do HIV.
Trước hết, phơi nhiễm HIV (exposure) là tình trạng người có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân có nhiễm HIV hoặc người đang có nghi ngờ nhiễm HIV, gây ra nguy cơ lây nhiễm.
Nguyên nhân có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV gồm có:
- Do tai nạn nghề nghiệp đối với các nhân viên y tế khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu và bị kim đâm vào.
- Khi có vết thương gây ra bởi dao mổ, dụng cụ sắc nhọn làm phẫu thuật gây chảy máu.
- Bị ống máu hoặc ống đựng dịch cơ thể của bệnh nhân HIV đâm vào gây chảy máu.
- Tiếp xúc với máu hoặc bị dịch của người nhiễm HIV bắn vào các vết thương hở, niêm mạc mắt, mũi, họng.
- Vô tình hoặc bị người khác dùng bơm tiêm qua sử dụng có dính máu và có chứa HIV đâm phải hoặc khi đang làm nhiệm vụ cấp cứu, bắt tội phạm.
- Khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ với người có nhiễm HIV
- Người phơi nhiễm HIV có thể nhiễm hoặc không nhiễm HIV, phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của việc phơi nhiễm và cách xử trí sau khi phơi nhiễm.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì? Thuốc chống phơi nhiễm HIV có tác dụng gì?
Thuốc phơi nhiễm HIV là thuốc có khả năng ức chế virus HIV và kìm hãm virus nhân lên ở mức thấp nhất, giúp ngăn ngừa nhiễm HIV từ đầu, làm giảm tối đa nguy cơ nhiễm HIV. Thuốc phơi nhiễm HIV còn có tác dụng giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và tăng tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân.
Thông tin về thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV – PrEP
Thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV – PrEP (viết tắt của cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis), là thuốc dùng cho những đối tượng chưa bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cao nhờ ức chế hoạt động của enzym tham gia quá trình nhân lên của virus.
PrEP là kết hợp của 2 thuốc kháng virus Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF) có hàm lượng 300mg và Emtricitabine (FTC) có hàm lượng 200mg, cùng với tá dược vừa đủ 1 viên nén dùng đường uống, mỗi ngày dùng 1 viên.
PrEP hiện được sử dụng trong các chương trình dự phòng tổng hợp của Bộ Y tế dành cho nhóm người có nguy cơ cao, được chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa sự lây nhiễm HIV tới 99%, được dùng khi có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ và được dùng sau khi người có nguy cơ được xét nghiệm HIV.
Thuốc phơi nhiễm HIV dành cho đối tượng nào?
Không phải đối tượng nào cũng cần được sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV. Thuốc này dành cho các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm có:
PrEP dùng dự phòng trước phơi nhiễm với người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cao gồm những người quan hệ đồng tính, nữ chuyển giới, phụ nữ bán dâm, cặp người gồm 1 người chưa nhiễm HIV và 1 người đã nhiễm chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đủ 6 tháng vì một số nguyên nhân.
PEP dùng dự phòng sau khi đã phơi nhiễm trong vòng 72 giờ gồm đối tượng phơi nhiễm khi quan hệ tình dục (có nhiều nguyên nhân như không sử dụng bao cao su, hoặc bao cao su rách,…); người dùng chung bơm kim tiêm với người có nhiễm HIV; hoặc người bị tấn công tình dục; người làm nhiệm vụ vô tình hoặc bị tổn thương, tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người có nhiễm HIV.
Uống thuốc phơi nhiễm HIV vào lúc nào?
Đối với PrEP: uống hàng ngày, mỗi ngày 1 viên, có thể uống trước hoặc sau khi ăn, nên uống vào một thời điểm nhất định để tránh quên thuốc.
Đối với PEP: bắt đầu uống trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm và có nguy cơ, nên uống càng sớm càng tốt. PEP có thể mang lại hiệu quả nếu người dùng tuân thủ điều trị trong vòng 4 tuần.
Trước khi sử dụng các thuốc phơi nhiễm HIV, bạn cần được sự cho phép và hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc, điều chỉnh liều hoặc bỏ dở quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV
Một số tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV có thể gây ra trên người dùng thuốc chủ yếu là hiện tượng choáng váng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi mất sức, hoặc tiêu chảy, buồn nôn. Tình trạng này sẽ hết sau khi sử dụng thuốc từ 1 đến 2 tuần.
Tuy nhiên, nếu các biểu hiện trên không có dấu hiệu cải thiện sau 2 tuần hoặc nặng hơn, người dùng nên báo ngay với bác sĩ để được xem xét xử trí kịp thời, không để lại hậu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV
Một số lưu ý khi sử dụng các thuốc chống phơi nhiễm HIV:
- Thuốc phơi nhiễm HIV PrEP không được dùng cho bệnh nhân viêm gan B do thành phần có chứa TDF – là thành phần có tác dụng điều trị viêm gan B, khi sử dụng PrEP một thời gian và ngừng điều trị có thể khiến cho tình trạng viêm gan B trở nên nặng hơn. Do đó bệnh nhân trước khi dùng PrEP cần xét nghiệm xem mình có nhiễm viêm gan B hay không.
- PrEP dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú để dự phòng phơi nhiễm HIV cho mình và cho trẻ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc dự phòng HIV, cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị được đưa ra bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế, nếu không tuân thủ có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Việc không tuân thủ liều hay bỏ dở điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm HIV thực sự, hậu quả vô cùng khôn lường.
- Khi điều trị dự phòng bằng ARV, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên các tác dụng phụ cũng như các xét nghiệm công thức máu, chỉ số men gan ALT/SGPT khi bắt đầu điều trị và 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị,… Đối với người có phơi nhiễm, xét nghiệm HIV sau phơi nhiễm và sau 2,5 tháng điều trị. Người điều trị dự phòng hoặc chờ xét nghiệm cần tránh các tiếp xúc có thể dẫn đến lây nhiễm cho người khác.
Thuốc phơi nhiễm HIV bán ở đâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh?
Thuốc phơi nhiễm HIV không được bán rộng rãi trên thị trường, chủ yếu được cung cấp tại các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS, các phòng xét nghiệm HIV đã được cấp phép.
Thuốc phơi nhiễm HIV giá bao nhiêu?
Thuốc phơi nhiễm HIV có giá khác nhau tùy từng loại và tùy từng nơi bán, dao động trong khoảng 500.000 đến 700.000 đồng/hộp.
Mức giá trên Healcentral đã tham khảo đối với nhiều loại thuốc khác nhau, nhiều khu vực bán khác nhau. Các địa điểm bán giá cả có thể chênh lệch một chút.
Một số câu hỏi liên quan đến sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV
Uống thuốc phơi nhiễm HIV nhiều có sao không?
Các thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV luôn tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn gây ra cho bệnh nhân.
Bạn nên sử dụng đúng và đủ liều được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn, nếu quá lạm dụng có thể gây ra tình trạng tăng nguy cơ tác dụng phụ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.