Thuốc Clipoxid-300: Tác dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

Cơ thể người cần rất nhiều các chất để hoàn thiện cấu trúc và chức năng sống, duy trì khả năng tồn tại của mình. Trong đó bao gồm cả những yếu tố đại lượng và vi lượng với những vai trò khác nhau nhưng tầm quan trọng thì không hề kém cạnh nhau. Một trong số những nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cả cơ thể người đó là Canxi. Canxi luôn cần thiết phải bổ sung ở mọi lứa tuổi. Ý thức được tầm quan trọng của nguyên tố vi lượng canxi cho cơ thể nên rất nhiều người hay tìm đến những loại thức ăn, những chế phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên không phải chế phẩm nào có chứa canxi cũng là phù hợp với người dùng. Bởi ở những nhóm đối tượng khác nhau thì lượng canxi cần phải bổ sung mỗi ngày là không hề giống nhau. Dư thừa canxi hay bổ sung canxi vượt quá lượng cần thiết mỗi ngày có thể gây ra tác dụng ngược cho người bệnh. Chế phẩm bổ sung canxi nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Clipoxid-300. Tuy chế phẩm này ra đời được gần 7 năm, nhưng chắc hẳn những hiểu biết của người dùng về chế phẩm này cũng như là về nguyên tố vi lượng canxi là chưa đầy đủ. Vậy Clipoxid-300 là thuốc gì? Clipoxid-300 có thực sự tốt không? Clipoxid-300 giá bao nhiêu? Sau đây bài viết này Heal central xin cung cấp tất cả các thông tin chi tiết về thuốc này.

Clipoxid-300 là thuốc gì?

Clipoxid-300 là một loại thực phẩm chức năng, thuộc nhóm thuốc bổ sung vitamin và nguyên tố khoáng cho cơ thể. Clipoxid-300 cung cấp nguyên tố khoáng cần thiết cho cơ thể đó là Canxi.

  • Số đăng kí  (SDK) của Clipoxid-300 là: VD-19652-13
  • Clipoxid-300 được bào chế dưới dạng viên nén.
  • Clipoxid-300 chứa thành phần chính là Calcium lactat pentahydrat  hàm lượng 300mg
  • Cùng với tá dược  gồm các thành phần Cellulose vi tinh thể, Lactose monohydrat, Crospovidone, Magnesium stearate và Silicon dioxide vừa đủ 1 viên.
  • Clipoxid-300 được đóng gói trong hộp 6 vỉ x 10 viên nén.
  • Clipoxid-300 đươc sản xuất bởi Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.
Clipoxid-300 giúp cung cấp canxi cho cơ thể
Clipoxid-300 giúp cung cấp canxi cho cơ thể

Tổng quan về nguyên tố khoáng Canxi

Canxi là gì?

Canxi là loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể, có vai trò trải rộng ở hầu hết các mô cơ quan và chức năng của cơ thể. Canxi vừa tham gia vào nhiệm vụ cấu trúc, vừa là yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động chức năng của một số hệ thống quan trọng trong cơ thể.

Nguyên tố canxi trong cơ thể chiếm khối lượng từ 1% đến 2% so với trọng lượng cơ thể. Ở ngoại bào (bên ngoài tế bào), canxi chủ yếu tồn tại ở những hệ thống như xương, răng, và móng với tỉ lệ 98% đến 99% trong cơ thể, 1 lượng nhỏ Canxi tồn tại ở trong máu. Tuy nhiên các dạng tồn tại của canxi lại không hề giống nhau ở tất cả các cơ quan. Tại mô xương, răng thì canxi chủ yếu liên kết và nằm trong mạng lưới sợi collagen, glucosamine,… để định hình và duy trì sự chắc khỏe của hệ thống xương và răng, còn ở trong máu, canxi chủ yếu tồn tại dưới dạng liên kết với phosphate. Không chỉ  tồn tại ở ngoại bào, canxi còn được dự trữ trong nội bào đáng kể dưới dạng canxi liên kết để chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình sinh lí của tế bào.

Vai trò của canxi trong cơ thể

Canxi cần phải cung cấp với lượng lớn mỗi ngày so với những nguyên tố khoáng khác là bởi vì canxi tham gia vào rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể

Vai trò canxi đối với cơ thể
Vai trò canxi đối với cơ thể

Đối với hệ thống xương: xương chính là một giá đỡ giúp cho cơ thể chúng ta có thể định hình và hoạt động một cách nhanh nhẹn và dẻo dai. Khi không có xương hoặc hệ thống xương yếu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hoạt động của con người, thậm chí còn dẫn đến mất khả năng hoạt động, tàn phế. Vậy nên canxi rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương của cơ thể ngay từ khi còn nhỏ cho tận tới khi chạm đến ngưỡng tuổi già. Có rất nhiều thành phần tham gia cấu tạo nên hệ thống xương. Xương có chứa 3 loại tế bào đặc trưng đó là cốt bào, tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Bên cạnh đó là hai loại chất cơ bản là vô cơ và hữu cơ. Thành phần hữu cơ chủ yếu của xương là collagen typ 1.  Yếu tố vô cơ chủ yếu là muối của canxi, phosphate. Bên ngoài xương chính là dịch ngoại bào nhưng không hẳn là máu, trong dịch ngoại bào này luôn luôn tồn tại một lượng nhỏ canxi tự do. Canxi ở xương là loại có thể trao đổi trực tiếp giữa xương và dịch ngoại bào để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu ở mức hằng định. Khi canxi được trao đổi giữa dịch ngoại bào của xương và máu, quá trình này diễn ra rất nhanh để nhanh chóng thiết lập lại nồng độ canxi máu ổn định. Khi canxi đi từ dịch ngoại bào vào trong xương để tham gia cấu tạo xương, quá trình này lại diễn ra từ từ. Như vậy canxi tại xương không chỉ có nhiệm vụ đảm bảo sức mạnh của xương, mà nó còn điều chỉnh nồng độ canxi máu về ngưỡng bình thường để duy trì hoạt động sinh lí bình thường của các cơ quan khác trong cơ thể.

  • ở trẻ em: sự cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp cho trẻ phát triển chiều cao tốt và linh hoạt trong các hoạt động vui chơi. Thiếu canxi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân không thẳng, hạn chế phát triển chiều cao.
  • ở người lớn: canxi cũng rất cần thiết cho độ tuổi sau trưởng thành. Tuy ở người lớn không còn chức năng gia tăng chiều cao nhưng sự bổ sung canxi lại góp phần tạo nên sự chắc khỏe của xương. Bởi người trưởng thành đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên, do sự tác động của những yếu tố môi trường, hormone hay sự thay đổi nội tiết tố, thiếu canxi cung cấp mỗi ngày,… nên là đối tượng dễ mắc các vấn đề về xương khớp.

Nồng độ canxi tự do nội bào rất thấp, thấp hơn dịch ngoại bào khoảng 10.000 lần. Điều này là do những bơm canxi trên màng tế bào và màng các bào quan bơm ion Ca2+ ra ngoài tế bào và vào bên trong các bào quan. Vì vậy khi mở kênh canxi trên màng tế bào, sự chênh lệch nồng độ sẽ tạo ra dòng thác ion ca2+ đi qua kênh vào trong tế bào gây ra những đáp ứng sinh lí trên tế bào cơ, trên các tế bào thần kinh.

Canxi rất cần thiết cho cơ thể của con người
Canxi rất cần thiết cho cơ thể của con người

Đối với hệ thống tế bào cơ

Canxi cũng tham gia vào chức năng co bóp của hầu hết tế bào cơ trong cơ thể. Sở dĩ canxi làm được nhiệm vụ này là nhờ những tín hiệu kích thích vào những thụ thể trên màng tế bào cơ này dẫn đến một loạt đáp ứng sinh lí bên trong cơ thể. Trong đó xảy ra hiên tượng mở kênh canxi trên màng tế bào làm cho lượng lớn ion Ca2+ khuếch tán qua kênh vào trong tế bào. Từ đó kích hoạt lượng lớn ion canxi dưới dạng tự do giải phóng ra khỏi nơi dự trữ nội bào. Các ion Ca2+ này liên kết với Calmodulin tạo thành một phức hợp có khả năng hoạt hóa enzyme có tên là MLCK, enzyme này sẽ tiếp tục hoạt hóa các sợi actin và myosin trong tế bào cơ gây co cơ. Tác dụng này chủ yếu xảy ra trên các loại tế bào cơ như cơ trơn và cơ vân.

Trên tim mạch và tuần hoàn

Ion Ca2+ tạo điện thế hoạt động cho nút xoang của tim – nơi phát nhịp liên tục cho tim co bóp.  Ngoài ra ion Ca2+ còn tạo nên sự co bóp cho các tế bào cơ tim. Sự mở kênh canxi trên màng tế bào cơ tim sẽ tăng lượng lớn ion ca2+ bên trong tế bào cơ tim, ion ca2+ gắn với phức hợp Troponin – Tropomyosin và hoạt hóa enzyme MLCK và tương tự như cơ chế ở tế bào cơ vân và cơ trơn, gây co tế bào.Nhờ đó cơ tim sẽ co được.

Nồng độ Canxi máu tăng quá cao sẽ tăng nhịp tim, nồng độ canxi giảm thấp sẽ gây chậm nhịp tim. Do đó việc giữ nồng độ canxi máu hằng định có vai trò sống còn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động của trái tim.

Vai trò của canxi trên tim mạch và tuần hoàn
Vai trò của canxi trên tim mạch và tuần hoàn

Trên hệ thống thần kinh

Không có canxi thì hệ thống thần kinh sẽ không thể hoàn thành công việc. Bởi hoạt động cơ bản của hệ thống này đó là nhận biết các tín hiệu từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể, sau đó tiến thành truyền tin về thần kinh trung ương để xử lí, phân tích thông tin và đưa ra các đáp ứng. Hệ thống thần kinh ngoại vi là các dây thần kinh đi ra từ thần kinh trung ương đến hầu khắp bộ phận trong cơ thể. Các dây thần kinh này là sự nối liên tiếp của nhiều neuro thần kinh. Các neuron thần kinh muốn truyền tín hiệu về trung tâm thì phải truyền tin thông qua nhau. Và ion Ca2+ cũng tham gia vào nhiệm vụ truyền tin này. Nhờ ion ca2+ ở dịch ngoại bào cao hơn rất nhiều lần so với nội bào, do đó khi điện thế hoạt động trên màng tế bào thần kinh hoạt hóa mở các kênh canxi trên màng, thì dòng thác ion ca2+ cũng đi vào bên trong tế bào ở vị trí cúc tận cùng – nơi chứa các bọc dự trữ chất truyền tin. Ion Ca2+ sẽ kéo những bọc chất này về phía synap và giải phóng các chất truyền tin, những chất này gắp trên các thụ thể của tế bào thần kinh kế tiếp, gây ra trạng thái hoạt hóa tế bào thần kinh này và chu kì truyền tin như vậy lại tiếp tục cho tận đến khi thông tin được truyền tới tận vỏ não.

Trên quá trình đông máu

Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Bởi ion Ca2+ tham gia vào việc hoạt hóa một số yếu tố đông máu như yếu tố IX, yếu tố X, yếu tố XI. Ngoài ra canxi còn hoạt hóa fibrinogen thành fibrin – loại protein dạng sợi có trọng lượng phân tử lớn, hình thành mạng lưới fibrin giam giữ khối tiểu cầu và hồng cầu để ngăn chặn máu thoát mạch ra ngoài, tránh nguy cơ mất máu cho cơ thể.

Vai trò của canxi trên quá trình đông máu
Vai trò của canxi trên quá trình đông máu

Nhu cầu canxi mỗi ngày

Nhu cầu canxi của cơ thể tương đối lớn, tăng dần theo độ tuổi và những trường hợp gia tăng nhu cầu canxi đặc biệt khác như phụ nữ mang thai.

Nhóm tuổiCanxi nguyên tố (mg/ngày)
Sơ sinh đến 6 tháng200
Trẻ 6 – 12 tháng260
Trẻ 1 – 3 tuổi700
Trẻ 4 – 8 tuổi1000
Trẻ 9 – 18 tuổi1300
Từ  19 – 50 tuổi1000
Từ  51 -70 tuổi (nam)1000
Từ  51 -70 tuổi (nữ)1200
Trên 70 tuổi1200

Pharmacotherapy 10th

ở phụ nữ mang thai, nhu cầu canxi gia tăng để cung cấp cho thai nhi, nên lượng canxi nguyên tố khuyến cáo mỗi ngày khoảng 1500mg.

Canxi là nguyên tố khoáng mà cơ thể không thể tự tạo ra, mà phải cung cấp từ bên ngoài thông qua đường ăn uống. Tuy nhiên cơ thể không chỉ nhận canxi vào mà còn thải canxi ra ngoài thông qua quá trình bài tiết ở thận. Hai quá trình hấp thu và bài tiết cân bằng nhau sẽ duy trì được lượng canxi ổn định bên trong cơ thể. Nếu sự cân bằng này vì một lí do nào đó mà trở nên bất thường có thể gây ra tình trạng bệnh lí cho cơ thể.

Do nhu cầu canxi của cơ thể tương đối nhiều so với những nguyên tố khoáng khác nên việc bổ sung thiếu canxi mỗi ngày là rất thường xuyên xảy ra. Một phần cũng là do hậu quả của việc bổ sung thiếu chỉ diễn ra một cách từ từ và thầm lặng nên chỉ đến khi thiếu nghiêm trọng, phát hiện các dấu hiệu về thiếu xương, loãng xương, người bệnh mới ý thức được việc bổ sung canxi.

Hậu quả của việc thiếu canxi

Thiếu canxi để lại nhiều hậu quả đáng kể

  • ở trẻ em, thiếu canxi sẽ hạn chế phát triển chiều cao, rối loạn dẫn truyền thần kinh, rụng tóc.
  • ở người lớn, hậu quả của thiếu canxi chủ yếu là tình trạng thiếu xương, loãng xương.

Loãng xương là gì?

Thiếu canxi gây ra tình trạng loãng xương
Thiếu canxi gây ra tình trạng loãng xương

Loãng xương là một bệnh khá phổ biến hiện nay,  đặc trưng bởi tình trạng suy giảm nghiêm trọng mật độ xương, làm cho xương trở nên yếu, giòn, dễ gãy, hạn chế vận động của con người, thậm chí là tàn phế.

Tỉ lệ loãng xương hiện nay

Bệnh loãng xương xuất hiện ở mọi lứa tuổi với tỉ lệ mắc bệnh khác nhau.  55% số người từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh này. Ước tính 10.2 triệu người Mỹ  có loãng xương. Thêm vào đó, có khoảng  43.4 triệu người Mỹ được chẩn đoán có mật độ xương thấp sẽ có nguy cơ bị loãng xương. Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương có xu hướng tăng đáng kể theo tuổi tác. Phụ nữ trong độ tuổi từ 50-59 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh loãng xương là 7%, tỉ lệ này gia tăng đáng kể ở phụ nữ trên 80 tuổi với 35%. Khoảng 35% nam giới từ 50 tuổi trở lên có suy giảm mật độ xương, tỉ lệ này tăng lên với khoảng 53% nam giới trên 80 tuổi. Ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh, tỉ lệ loãng xương tăng đột biến so với phụ nữ độ tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi. Hiện nay do việc sử dụng một số loại thuốc có ảnh hưởng tới nồng độ canxi máu và gián tiếp làm giảm mật độ xương đã làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở cả 2 giới.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

  • Mật độ khoáng chất trong xương thấp
  • Nữ giới (nguy cơ loãng xương tăng lên do sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục theo chu kì kinh nguyệt và theo tuổi tác)
  • Tuổi cao (mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và quá trình hủy xương, trong đó hủy xương nhanh hơn tạo xương, giảm lượng protein trong cơ thể)
  • Thể trạng gầy, nhẹ cân
  • Mãn kinh sớm (trước 45 tuổi)
  • Hiện tại hoặc trước kia có dùng liệu pháp Corticoid đường uống
  • Tình trạng hút thuốc lá hiện tại
  • Uống rượu, cung cấ thiếu canxi, hạn chế vận động và các hoạt động thể lực, thiếu hụt vitamin D.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Các bệnh mắc kèm có nguy cơ gây ra loãng xương thứ phát

  • Thiếu hormone sinh dục ở cả nam và nữ
  • Hội chứng Cushing
  • Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em
  • Cường cận giáp
  • Bệnh đái tháo đường typ 1, 2
  • Rối loạn dinh dưỡng, bệnh về đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu
  • Tăng thải canxi qua đường niệu
  • Một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, khối u ác tính, bệnh thận mạn, hội chứng suy giảm miễn dịch, ghép tạng
  • Yếu tố di truyền: bệnh xương thủy tinh, bệnh xơ nang,…
  • Sử dụng một số thuốc như: thuốc chống động kinh, thuốc kháng virus,..

Các yếu tố điều hòa hoạt động của xương

Hormone có thể ảnh hưởng đến sự tu sửa của hệ thống xương, quá trình này diễn ra liên tục không ngừng nghỉ trong cơ thể.

Estrogen có nhiều tác động tích cực ở cả nam và nữa về quá trình tu sửa xương bằng cách duy trì tốc độ hủy xương ở mức sinh lí. Estrogen ức chế sự tăng sinh và biệt hóa của các hủy cốt bào và tăng quá trình apotosis (chết theo chương trình) của các tế bào hủy xương.

Nồng độ Canxi nội môi được duy trì bởi 2 yếu tố chủ yếu là vitamin D và hormon PTH, khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa, khả năng bài tiết chất thải của thận.

Vitamin D làm nhiệm vụ hấp thu canxi và vận chuyển canxi tới xương để gia cố xương. Ở điều kiện bình thường, canxi hấp thụ khoảng 30% đến 35%. Khi nồng độ vitamin D thấp, lượng canxi hấp thu sẽ không được đảm bảo, có thể giảm xuống còn 15%. Việc tổng hợp vitamin D3 – yếu tố chịu trách nhiệm hấp thu canxi, phụ thuộc vào tác dụng chuyển đổi của ánh nắng mặt trời. Do đó sự hấp thụ canxi thường thấp về mùa có nắng hạn chế như mùa đông.

Nồng độ canxi nội môi được duy trì bởi vitamin D và hormon PTH
Nồng độ canxi nội môi được duy trì bởi vitamin D và hormon PTH

Bất cứ khi nào những tế bào cận giáp nhận biết được sự sụt giảm nồng độ canxi máu, những tế bào này lập tức thu nhận tín hiệu, tăng sản xuất và bài tiết hormone cận giáp là PTH. Hormon này sẽ gia tăng quá trình hấp thu canxi ở đường tiêu hóa, tăng tái hấp thu canxi ở ống thận, và tăng vận chuyển canxi từ xương ra dịch ngoại bào rồi vào máu. Từ đó hormone PTH sẽ làm tăng canxi máu lên tới mức bình thường. Vai trò của hormone này là làm tăng mức canxi máu tới ổn định, nên nó cũng trở thành 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây ra loãng xương. Đó chính là bệnh cường cận giáp nguyên phát hoặc thứ phát làm tăng vận chuyển canxi ra khỏi xương, làm giảm mật độ xương, lâu ngày dẫn tới loãng xương.

Triệu chứng của loãng xương

  • Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường không được phát hiện cho đến khi bị gãy xương hoặc phát hiện loãng xương trên X-quang.
  • Loãng xương có thể gây ra nhiều vết nứt đốt sống không triệu chứng, nhiều người cảm thấy đau lưng thường cho rằng đó chỉ là biểu hiện thoái hóa của tuổi già.
  • Loãng xương làm cho người bệnh hạn chế vận động, cảm thấy đau nhức trong xương.
  • Khi vận động mạnh có thể bị rạn xương, gãy xương, khó lành. Do đó có thể gây ra tàn phế suốt đời.
  • Giảm mật động xương, thiếu xương cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm chiều cao.
Triệu chứng của loãng xương
Triệu chứng của loãng xương

Các biện pháp phòng và điều trị loãng xương, thiếu xương không dùng thuốc

Chế độ luyện tập

bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tăng cường những hoạt động thể chất ngoài trời để tăng sức khỏe và sức mạnh cho xương. Đối với những người có nguy cơ loãng xương, nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, tránh bê những vật nặng và đặc biệt không để bị ngã để tránh gãy xương.

Chế độ dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng cơ bản của cơ thể: nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thức ăn có chứa nhiều protein và glucid, hạn chế ăn những đồ ăn chiên xào dầu mỡ và hạn chế lượng lipid cung cấp trong mỗi bữa ăn

Các vitamin và khoáng chất: có thể bổ sung bằng cách ăn các loại rau xanh, củ quả, và các loại trái cây. Đối với các vitamin tan trong dầu, đặc biệt là vitamin D, có thể bổ sung từ những chế phẩm có sẵn trên thị trường.

Hạn chế ăn mặn, hạn chế uống rượu và các đồ uống kích thích chứa cafein.

Canxi thường chứa trong những thực phẩm thông thường như bong cải xanh, sữa tươi,.. tuy nhiên không thể xác định rõ hàm lượng bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu. Do đó biện pháp hữu ích chính là bổ sung canxi bằng những chế phẩm có chứa canxi.

Tác dụng của thuốc Clipoxid-300 là gì?

Clipoxid-300 chứa thành phần chính là Calcium lactat pentahydrat , đây là một dẫn chất của nguyên tố khoáng canxi. Tuy nhiên đây không phải là canxi nguyên tố.

Tác dụng của thuốc Clipoxid-300 là gì?
Tác dụng của thuốc Clipoxid-300 là gì?

Việc bổ sung canxi thông qua chế phẩm này sẽ hỗ trợ bổ sung một lượng canxi liên tục cùng với nguồn canxi trong các bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu canxi cho cơ thể mỗi ngày. Cơ thể luôn trở nên dồi dào nguồn canxi cung cấp từ bên ngoài sẽ thúc đẩy mọi mô và cơ quan hoạt động bình thường.

Hệ thống xương: canxi chính là yếu tố duy trì mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và dẻo dai. Cung cấp đủ canxi cho xương sẽ giúp cho xương có được nguồn canxi dồi dào dự trữ ở dịch ngoại bào của xương, từ đó liên tục xảy ra quá trình gia nhập và lắp ghép canxi vào trong xương để gia cố cho sức khỏe của xương. Điều này có ý nghĩa ở cả trẻ nhỏ, người trưởng th