Hiện nay bệnh đau dạ dày vô cùng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Hầu hết mọi người từ già đến trẻ đều có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày với các nguyên nhân khác nhau và tùy vào cơ địa mỗi người. Vậy ngoài việc điều trị bệnh đau dạ dày bằng các phác đồ của bác sĩ và dùng thuốc để giảm các triệu chứng và giảm đau. Thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý ăn uống điều độ , tập luyện thể dục thể thao cũng có tác dụng tránh các bệnh đau dạ dày. Bài viết này tôi sẽ mang đến cho bạn chế độ ăn lành mạnh cũng như những thực phẩm không nên ăn để giảm đau dạ dày cũng như không mắc các bệnh đau dạ dày.
Chế độ ăn – Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày
Để hiểu hơn về bệnh đau dạ dày có nguy hiểm như thế nào để mọi người phòng tránh và tập trung điều trị nó một cách tốt nhất thì chúng ta đi tìm hiểu một chút về đau dạ dày nhé.
Tìm hiểu về đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày là tên gọi chung của các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm, loét, ung thư dạ dày,…. Người đau dạ dày thì có các triệu chứng điển hình như đau âm ỉ dữ dội ở vùng thượng vị, các chứng rối loạn tiêu hóa như: ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón diễn ra thất thường. Khi dạ dày bị tổn thương thì sẽ cảm thấy chán ăn do hệ tiêu hóa, đường ruột kém làm cho cơ thể suy nhược, sa sút, giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh khác kèm theo như sốt, nhiễm trùng,…
Hậu quả của bệnh đau dạ dày gây ra rất nặng nề và vô cùng nguy hiểm. Nó có thể diễn biến theo hướng cấp tính hoặc mãn tính. Các biến chứng của bệnh gây ra như xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc đen có lần thức ăn hoặc dịch tiêu hóa. Đi ngoài ra phân màu đen có lẫn máu, ho ra máu. Chính điều đó làm cho người bệnh mất máu
nhiều dẫn đến thiếu máu làm sự vận chuyển oxy đến các cơ quan vô cùng kém. Việc trào ngược dạ dày qua thực quản làm gây tổn thương ăn mòn dây thanh quản do acid của dạ dày cũng trào ngược theo có thể dẫn đến ung thư dây thanh quản. Gây ra các ổ thủng loét ở dạ dày nặng nhất cuối cùng là ung thư dạ dày và kèm theo là tử vong.
Các biến trứng cũng như hậu quả nặng nề mà đau dạ dày đem lại như thế buộc ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bị các bệnh về dạ dày.
Các nguyên nhân có thể kể đến như:
Do vi khuẩn Hp ( Helicobacter pylori )
Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về dạ dày. Nó cũng là con vi khuẩn sống được trong môi trường khắc nghiệt ở trong dịch acid của dạ dày mà hầu như không có vi khuẩn nào có thể tồn tại trong đó được. Bởi nó tiết ra men urease để thủy phân biến môi trường acid của dạ dày thành môi trường kiềm phù hợp với điều kiện sống của nó. Nhận được điều đó thì dạ dày càng tăng tiết acid để đánh đuổi vi khuẩn đi. Và đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Tham khảo thêm: [CHIA SẺ] Vi khuẩn Hp là gì? Có lây không? Phác đồ điều trị của bộ y tế
Do niêm mạc dạ dày bị phá hủy bởi:
- Tác dụng phụ của thuốc NSAIDs, corticoid
- Sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Nuốt phải các hóa chất gây ăn mòn dạ dày
- Việc điều trị hoặc cắt bỏ một phần của dạ dày
Do chế độ ăn không lành mạnh
Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh đau dạ dày thường gặp hiện nay và cũng là nội dung chính mà bài viết này đề cập đến. Chúng ta thường có xu hướng coi thường chuyện ăn uống. Nhưng chính những thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hàng ngày chúng ta nạp vào để nuôi cơ thể là nguyên nhân khởi phát rất nhiều các bệnh hay gặp trong đó có bệnh đau dạ dày. Cùng tìm hiểu xem tại sao ăn uống lại có nguy cơ cao gây ra các bệnh đau dạ dày nhé.
Việc ăn quá nhiều các thực phẩm chua, cay,.. các thực phẩm nóng, rượu bia và các chất kích thích,…làm phá hoại đi lớp màng dịch nhầy bên ngoài bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây tăng tiết acid và ăn mòn dạ dày gây ra các triệu chứng đau, kích thích dạ dày. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống và công việc. Một số thói quen trong ăn uống gây nên đau dạ dày như:
Bỏ bữa sáng: bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất đối với tất cả mọi người chứ không phải mỗi đối với người bị đau dạ dày. Khi ta ngủ từ tối đến sáng khoảng 6-9 tiếng thì lượng thức ăn đã được tiêu hóa, những dịch vị của dạ dày vẫn tiết ra acid đều đều. Bình thường có thức ăn thì dịch vị sẽ trộn vào thức ăn để tiêu hóa chúng. Nếu buổi sáng ngủ dậy mà bạn không cho gì vào bụng thì sẽ không có cái gì để trung hòa acid do dịch dạ dày tiết ra. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì môi trường trong dạ dày là môi trường chua gây ăn mòn dạ dày dẫn đến loét, đau dạ dày.
Ăn quá nhanh: ăn nhanh thì thức ăn chưa kịp làm nhuyễn từ răng và nước bọt cũng chưa kịp trung hòa thức ăn. Khi vào cơ thể thì dạ dày sẽ làm việc nhiều hơn để làm nhỏ thức ăn hơn nữa để tiêu hóa. Chính điều đó đã làm tăng thêm gánh nặng trong việc co bóp của dạ dày.
Ăn xong đi nằm ngày hoặc vận động: Điều này thực sự không tốt một chút nào. Ăn xong đi nằm thì dạ dày chưa tiêu hóa thức ăn và thức ăn sẽ bị ứ đọng lại và bị lên men ngay trong dạ dày. Điều này dẫn đến hiện tượng tức bụng, chướng bụng và đầy bụng. Còn khi vừa ăn xong đã đi chạy nhảy đặc biệt là trẻ em thì năng lượng sẽ được chia sẻ cho quá trình co bóp của dạ dày và cho cơ để vận động. Quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn do chia sẻ năng lượng dẫn đến xóc bụng và nôn thức ăn ra bên ngoài. Và từ đó đau dạ dày xuất hiện.
Ăn không đúng bữa và ăn vặt: ăn không đúng bữa làm loạn đồng hồ sinh hoạt dạ dày làm việc lung tung không có quy trình gì cả. Việc hay ăn vặt cũng thế, dạ dày làm việc liên tục, kéo dài không nghỉ. Cả 2 điều này đều làm cho dạ dày trở lên mệt mỏi và lâu dẫn dẫn đến đau dạ dày.
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn gì?
Để kiểm soát và tránh tình trạng đau dạ dày trở lên nặng hơn thì bạn nên tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và chọn các thực phẩm ăn cho thật phù hợp. Sau đây là các loại thức ăn được các chuyên gia khuyên dùng cho những bệnh nhân đau dạ dày
Các thực phẩm thô
Thực phẩm thô hay còn gọi là các thực phẩm không qua chế biến như chưa qua lửa, qua dầu mỡ hoặc nắm muối. Các loại quả tươi, hạt hay chế độ ăn chay thuộc về các thực phẩm thô. Nó sẽ có tác dụng đi những cái nguyên chất nhất như các vitamin và chất dinh dưỡng tốt nhất vào cơ thể.
Táo
Táo được biết đến là loại trái cây mang lại hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Trong táo có chứa nhiều vitamin A, C, các chất chống lão hóa, kali,…thep quan điểm của một số người thì trong táo có nhiều loại vitamin khi kết hợp với acid của dạ dày đang dâng lên cao thì làm cho tình trạng đau trở lên cao hơn và không tốt. Nhưng theo nghiên cứu thì táo có thể là loại quả chữa đau dạ dày hiệu quả nếu biết sử dụng nó đúng cách.
Trong vỏ táo có chứa một chất đó là pectin. Chất này như là một sợi trong tự nhiên, có tính tan và sẽ giãn nở khi gặp nước nên nó kích thích dạ dày và hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa trở lên thuận lợi và vô cùng hữu ích đối với những người bị táo bón. Vì thế khi ăn táo nên rửa sạch và để cả vỏ ăn nhé.
Bên cạnh đó, táo còn như là chất bôi trơn đường ruột, giảm hiện tượng tiêu chảy và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để dùng táo chữa đau dạ dày hiệu quả thì hãy chế biến táo theo các cách sau. Sử dụng giấm táo: có tác dụng làm cân bằng acid dạ dày ngăn tình trạng ợ chua, ợ hơi, viêm loét dạ dày tá tràng. Có thể kết hợp giấm táo với mật ong để ngăn cản sự gây bệnh của vi khuẩn và xoa dịu cơn đau dạ dày đến đột ngột. Một cốc sinh tố táo có thể khiến bạn thoải mái hơn tốt cho quá trình tiêu hóa nếu thêm với một ít sữa chua. Lưu ý bạn cũng lên chọn táo một cách khoa học nhất. Chọn quả nào căng mọng vỏ nặng tay và nặng tay. Khi ăn phải loại bỏ hạt táo bên trong vì trong hạt táo có chứa chất độc ăn vào sẽ cản trở oxy đến các tế bào cơ thể và gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi. Cần ăn một quả táo mỗi ngày để tốt cho dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Tránh lạm dụng ăn quá nhiều táo vì cái gì nhiều cũng không tốt và phản tác dụng.
Sữa chua
Nhiều người có tư tưởng là sữa chua có quá trình lên men thì sẽ không tốt cho dạ dày và bỏ qua thực phẩm tốt này. Nhưng điều đó là không đúng vì thực chất nó rất tốt cho đường ruột của chúng ta.
Trong sữa chua có chứa acid lactic khi vào bên trong dạ dày thì nó có tác dụng làm hạn chế sự nhân lên của vi khuẩn Hp( nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày ) và bảo vệ sự ăn mòn của dịch vị đối với niêm mạc dạ dày. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa thức ăn đỡ đi gánh nặng cho dạ dày. Giảm hẳn các biểu hiện như ợ chua, chướng bụng, khó tiêu. Sữa chua được biết đến có nhiều lợi khuẩn probiotics làm tăng cường sức đề kháng ở dạ dày cũng như trong cơ thể. Không những bảo vệ dạ dày hiệu quả, sữa chua còn mang đến cho cơ thể nhiều vitamin, sắt, canxi giúp cho cơ khỏe mạnh và vững chắc.
Để phát huy hết công dụng của sữa chua thì phải sử dụng sữa chua cho đúng cách. Một số lưu ý khi ăn sữa chua như sau. Không nên ăn sữa chua quá lạnh hoặc hâm nóng trước khi ăn. Nên bỏ sữa chua từ tủ lạnh ra trước 5-10 phút rồi thưởng thức. Ăn sau 30 phút khi bạn đã ăn cơm xong, tránh ăn khi đang đói.nên chọn loại sữa chua ít đường và không có đường để bảo vệ dạ dày.
Gừng
Gừng được xem như một bài thuốc đông y sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ là da vị cho vào thức ăn mà còn là vi thuốc chữa được vô số bệnh. Phải kể đến đó là giảm đau dạ dày hiệu quả. Gừng có vị rất mạnh, cay và có tính ấm. Nó có tác dụng làm ấm cơ thể khi trời lạnh, chống viêm do đau dạ dày gây ra. Gừng có tác dụng tương đương khi sử dụng thuốc NSAIDs. Gừng có chữa các chất chống oxy hóa bắt hết các gốc tự do gây hại cơ thể, có tác dụng thúc đẩy sự vận động của ruột và giảm bớt cơn đau do dạ dày kéo đến. Không những thế nó còn giúp loại bỏ khí thừa trong đường ruột giảm sự ợ chua, ợ hơi cũng như tăng cường hấp thu dinh dưỡng và giảm hẳn sự co bóp mạnh diễn ra trong dạ dày. Với các tác dụng tuyệt vời như thế bạn nên áp dụng nó hàng ngày. Nó còn tốt cả cho phụ nữ có thai khi không được sử dụng thuốc tây để giảm đau. Uống ngay một cốc trà gừng thêm chút trà xanh vào mỗi buổi sáng và tối để thấy ngay tác dụng tuyệt vời của nó nha.
Đậu bắp
Đây là thực phẩm xanh có trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Nó có tác dụng chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả mà ai cũng quan tâm. Trong đậu bắp có chứa chất nhờn dính, khi vào cơ thể có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid của dịch vị cũng như ngăn ngừa quá trình đau diễn ra. Trong đậu bắp còn có chất polysaccharides có tác dụng rửa sạch dạ dày ngăn không cho sự nhân lên của vi khuẩn Hp và làm lành vết thương do viêm loét gây ra.
Không những giảm cơn đau dạ dày nó còn có tác dụng tốt cho đường ruột bởi lượng nước cũng như chất xơ có chứa trong đậu bắp giúp làm mềm phân, và giảm táo bón.
Các món ăn ngon từ đậu bắp như đậu bắp luộc (sau khi ăn nhớ uống nước luộc ), đậu bắp sốt cà chua, đậu bắp xào thịt bò. Với trẻ lười ăn rau thì bạn có thể chiên với bột đánh lừa thị giác trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Lưu ý khi sử dụng đậu bắp là: nấu chín đậu bắp để tiêu hóa tốt hơn, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên sử dụng bởi trong đậu bắp có chứa vitamin K( tăng nguy cơ đông máu).
Tham khảo thêm: [Hướng dẫn] Sử dụng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất
Người bị kiêng dạ dày không nên ăn gì?
Những người đau dạ dày thì có chế độ ăn cực kỳ khắc nghiệt và kiêng khem rất cẩn thận không thì bệnh sẽ nặng ra. Những thứ mà người đau dạ dày không nên ăn được liệt kê ra rất nhiều và sau đây sẽ là thực phẩm không được có trong chế độ ăn của người bị đau dạ dày.
Thức ăn lên men và đồ chua
Các đồ ăn như: cà ghém, dưa muối hay những thực phẩm liên quan đến quá trình lên men và muối đều không tốt cho dạ dày. Khi để lên men những loại thức ăn đó thì bản thân đồ ăn đó sẽ tạo ra chất độc và gây ra ung thư rất cao. Nitrat trong rau xanh sẽ bị vi khuẩn trong môi trường lên men và oxy hóa biến thành nitrit. Khi ăn dưa vào cơ thể thì acid trong dạ dày tạo môi trường thuận lợi cho nitrit kết hợp với acid amin có trong thịt, cá, cá tôm, các chất đạm tạo thành chất gây ung thư đó là: nitrosamine.
Ngoài ra dưa muối còn có vị chua tác động xấu đến dạ dày. Hàm lượng muối trong dưa cũng được ứ đọng lại rất nhiều ăn vào sẽ gây ra các bệnh như cao huyết áp và các viêm loét dạ dày.
Những thức ăn như thế thì phụ nữ mang thai, người đau dạ dày thì không nên ăn vào, ngay cả đối với người bình thường cũng giảm bớt đi để tránh tình trạng hại sức khỏe.
Để ăn dưa muối mà không gây hại cho sức khỏe thì bạn đừng lên ăn xổi hay dưa để quá lâu đổi xanh màu thâm đen. Nên ăn khi dưa có màu vàng tươi, thơm và không bị hăng hoặc bạn nên nấu chín dưa để ăn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Các loại trái cây như cam, chanh bưởi quýt chua thì nó tính acid cao gây hại dạ dày. Vì thế nên ăn quả nào tốt cho sức khỏe như đu đủ, chuối, táo,…
Thực phẩm cay nóng
Đây là loại thức ăn được cấm đầu tiên đối với bệnh nhân đau dạ dày vì nó là nguyên nhân làm tình trạng bệnh nặng và khó chữa hơn. Đồ ăn cay nóng thường kích thích vị giác làm ngon miệng hơn nhưng nó gây ra hậu quả khó lường. Đồ ăn này kích thích dạ dày khiến nồng độ acid dạ dày tăng lên cao làm cho các vết viêm loét trở lên trầm trọng. Trong các thực phẩm cay nóng có chứa một hợp chất lá capsaicin, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa và ở lâu hơn trong dạ dày. Làm cho bạn khó tiêu, tức bụng gây cao tình trạng ợ chua ợ nóng. Hậu quả cuối cùng dẫn đến viêm loét dạ dày.
Thực phẩm giàu chất béo
Ăn nhiều chất béo làm cho quá trình tiêu thức ăn chậm lại do cần nhiều enzym và dịch tiêu hóa để phân hủy thức ăn. Chính điều đó làm mất cân bằng lượng acid trong dạ dày làm cho bụng khó chịu, tức bụng và lượng acid nhiều thức gây ăn mòn dạ dày dẫn đến xuất huyết. Không những thế nó còn gây ra táo bón hoặc dạ dày tăng công suất hoạt động co bóp làm việc nhiều hơn làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy hoặc gây cảm giác buồn nôn, nôn. Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi.
Bệnh nhân đau dạ dày nên uống nước gì?
Ngoài chế độ ăn hợp lý thì việc bổ sung nước vào trong cơ thể cũng rất quan trọng. Các loại nước được khuyên dùng khi bị đau dạ dày đó là
Trà gừng mật ong
Gừng được biết đến là loại thực phẩm sạch có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả và còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Một cốc trà gừng kết hợp với mật ong uống vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ cực tốt cho sức khỏe chống bị đầy bụng, khó tiêu, giảm triệu chứng đau bụng hiệu quả.
Đau dạ dày nên uống nước lá bạc hà
Bạc hà được biết đến là thảo dược với các cô