Thuốc mỡ Healit Skin Ointment 10g: SĐK, công dụng & cách bôi thuốc

5/5 - (1 bình chọn)

Trong các hoạt động hàng ngày của chúng ta, chắc hẳn sẽ có rất nhiều hoạt động có thể gây thương tích cho cơ thể. Đặc biệt các bạn nhỏ, hoặc những người trẻ tuổi là những đối tượng thường bị xây sát như vậy nhất. Những vết thương này nếu không được xử lý khử khuẩn, sát trùng và để thời gian cho lành lại thì sẽ rất dễ bị viêm nhiễm thậm chí sưng lên, lan rộng ra và gây đau nhức hơn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Thực tế đã có những bệnh nhân bị những vết xước rất nhỏ nhưng không được xử lý, bị vi khuẩn Liên cầu tán huyết Beta nhóm A xâm nhập và chỉ khoảng 4 đến 6 tuần sau là vi khuẩn này đã gây viêm cầu thận cấp (chuyên ngành gọi là bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu) gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vậy làm sao để xử lý các vết thương tốt nhất, khiến cho các vết thương mau lành và vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập? Một trong các sự lựa chọn thông minh mà Heal Central có thể giới thiệu cho bạn là thuốc mỡ bôi ngoài da Healit (Healit Skin Ointment).

Healit Skin Ointment là thuốc gì?

Hộp thuốc Healit Skin Ointment
Hình ảnh: Hộp thuốc Healit Skin Ointment

Healit là thuốc thuộc nhóm thuốc dùng cho các bệnh về da liễu, cụ thể đây là thuốc giảm đau và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể qua các vết thương, kể cả các vết thương hở.
Thuốc Healit Skin Ointment được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da, gồm có các thành phần chính sau:

  • Bacitracin với hàm lượng tương đương 500 đơn vị dược lực;
  • Polymyxin B Sulphate với hàm lượng tương đương 5000 đơn vị dược lực;
  • Neomycin (dưới dạng Neomycin sulphate) với hàm lượng là 3,5mg;
  • Lidocaine với hàm lượng là 40mg.

Mỗi tuýp thuốc Healit Skin Ointment sẽ có khối lượng tịnh là 10 gam.

Tham khảo: Kem trị sẹo Dermatix Ultra 15g: Review- Cách sử dụng – Giá bao nhiêu?

SĐK của thuốc Healit Skin Ointment

Healit Skin Ointment là một sản phẩm của Công ty Atco Laboratories., Ltd thuộc PA KÍT XTAN.
Thuốc hiện tại đã được nhập khẩu và đưa vào Việt Nam đăng kí với số đăng kí là VN-16578-13.

Tham khảo: Review kem trị sẹo, thâm mụn Contractubex 10g có tốt không, giá bán bao nhiêu?

Các loại Healit trên thị trường

Healit 5g của VH Pharma

Thuốc Healit 5g
Hình ảnh: Thuốc Healit 5g

Dạng thuốc này cũng giống như Healit Skin Ointment ở trên là cùng có dạng thuốc mỡ bôi, tuy nhiên mỗi tuýp Healit này lại chỉ có khối lượng tịnh bằng một nửa so với Healit Skin Ointment – tức là chỉ có 5 gam.
Thành phần hoạt chất của Healit này cũng khác so với dạng Healit Skin Ointment trên, bao gồm Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate (chiếm 10%), Macrogol 300 (khoảng 46%): Chất tạo độ nhớt và Nước cất  (khoảng 44%).
Nhà sản xuất của Healit 5g là Công ty cổ phần VH Pharma Cộng hòa Séc.
Healit 5g cũng có công dụng tương tự như Healit Skin Ointment.

Healit Rectan

Thuốc Healit Rectan
Hình ảnh: Thuốc Healit Rectan

Sản phẩm này giống Healit 5g bên trên ở điểm là thuốc này cũng của Công ty cổ phần VH Pharma Cộng hòa Séc nghiên cứu và sản xuất. Tuy cùng được dùng để điều trị các vết thương ngoài da nhưng Healit Rectan lại không được bào chế dưới dạng thuốc mỡ như 2 loại Healit trên mà được bào chế dưới dạng viên đặt.
Dạng viên đặt này sẽ thuận tiện hơn cho bệnh nhân bị bệnh trĩ và dùng Healit để giảm đau, kháng viêm tại chỗ.
Vì có dạng này nên viên đặt Healit Rectan sẽ được dùng để đặt trực tiếp vào vùng hậu môn – trực tràng của bệnh nhân.

Thành phần của Healit Rectan gồm: Copolymer of 2-hydroxyethylmethacrylate và Witepsol W25.

Tham khảo: [Review] Nacurgo gel trị mụn ẩn có tốt không hay chỉ là lừa đảo?

Thuốc Healit Skin Ointment có tác dụng gì?

Để hiểu về tác dụng của Healit Skin Ointment, chúng ta cần hiểu các thành phần trong sản phẩm này vì chính các thành phần này làm nên tác dụng chữa lành vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn của Healit Skin Ointment.

Thành phần đầu tiên: Bacitracin

Công thức hóa học của Bacitracin
Công thức hóa học của Bacitracin

Bacitracin là một kháng sinh có bản chất là một chuỗi peptid (polypeptid) dài được phân lập từ loài vi khuẩn Bacillus subtilis. Chất này có khả năng ức chế các vi khuẩn khác, khiến chúng không tổng hợp được các loại vỏ tế bào, đồng thời ngăn cản hình thành các kháng nguyên vỏ cần thiết (bản chất amino acid và nucleotide). Sự ngăn cản này khiến vi khuẩn không hoàn thiện được cấu trúc, mất đi tính bám và khả năng nhận diện tế bào chủ (do không có kháng nguyên vỏ) và dễ bị tiêu diệt hơn.
Một nghiên cứu khác về Bacitracin còn cho thấy chất này làm tổn hại màng bào tương của các vi khuẩn. Cơ chế tác dụng của chúng khác với đa số các kháng sinh hiện có trên thị trường như Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem, Macrolid… và bản chất hóa học cũng khác nên sẽ không có hiện tượng kháng chéo với các chủng kháng sinh này. Cũng chính vì vậy mà Bacitracin hoàn toàn có thể phối hợp làm tăng hiệu quả kháng khuẩn của các loại kháng sinh khác. Tuy nhiên sự phối hợp này cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực tế, Bacitracin thường được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân bị những nhiễm trùng da nhẹ mà nguyên nhân là các vết cắt nhỏ, các vết trầy hay bỏng do nước nóng, dầu hay mỡ.

Thành phần thứ 2: Polymyxin

Thành phần này cũng có tác dụng như một kháng sinh thông thường và cũng là một kháng sinh polypeptid tách chiết từ vi khuẩn Bacillus polymyxa.
Polymyxin có phổ tác dụng chủ yếu trên các trực khuẩn gram âm, trong đó gồm cả các vi khuẩn đa kháng thuốc (kháng nhiều loại kháng sinh khác) như Acinetobacter baumannii (một loại vi khuẩn có gen kháng kháng sinh rất tốt, tồn tại rất lâu trong môi trường ngoài cơ thể và thường gây các bệnh ở những người suy giảm miễn dịch), Pseudomonas aeruginosa (còn gọi là trực khuẩn mủ xanh, một loại vi khuẩn nguy hiểm thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tại các vết bỏng … và là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sau phẫu thuật) , E. coli và một số chủng vi khuẩn thuộc nhóm Klebsiella cực kỳ kháng thuốc.
Do vậy, Polymyxin thường được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm đường mũi họng, tai như viêm tai ngoài, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc và loét giác mạc, đôi khi chúng được dùng để rửa bàng quang bệnh nhân, đề phòng phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm trùng huyết khi đặt ống thông tiểu.

Thành phần thứ 3: Neomycin

Neomycin là một loại kháng sinh bản chất là aminoglycosid. Kháng sinh này thường được dùng phối hợp với Bacitracin và Polymyxin trong điều trị các nhiễm khuẩn tại chỗ và ngoài da do các chủng liên cầu, tụ cầu gây ra. Chúng thường ít được dùng 1 mình đường uống vì độc tính khá cao khi vào cơ thể.

Thành phần cuối cùng: Lidocaine

Lidocain không phải là một kháng sinh, đây là một loại chất gây tê và giảm đau tại chỗ. Tác dụng của Lidocain là ở khả năng giảm ngứa và đau khi bệnh nhân bị tổn thương trên da và niêm mạc. Lý do có thành phần này trong Healit Skin Ointment là rất rõ ràng bởi bất kì khi bạn có vết thương nào thì chúng đều đau và (hoặc) ngứa và Lidocain sẽ làm dịu lại cảm giác đó, giúp bạn thoải mái hơn và có thể để yên cho vết thương nhanh chóng cầm máu và lành lại. Thực chất khả năng gây tê và giảm đau của chất này còn ứng dụng nhiều trong phẫu thuật hoặc để thực hiện một số xét nghiệm.

Công dụng của thuốc Healit Skin Ointment

Các tác dụng trên được nhà sản xuất nghiên cứu và kết hợp hoàn hảo trong Healit Skin Ointment, đặc trị các vết thương hở ngoài da với công dụng:

Công dụng của thuốc Healit Skin Ointment
Công dụng của thuốc Healit Skin Ointment
  • Ức chế vi khuẩn phát triển và nhân lên, ngăn không cho khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da hay lan rộng đi các nơi khác.
  • Diệt vi khuẩn, chống viêm và giảm sưng tại chỗ, giúp vết thương mau khô lại.
  • Giúp giảm đau và giảm ngứa rát tại chỗ, tạo điều kiện cho vết thương mau lành.

Chỉ định của thuốc Healit Skin Ointment

Healit Skin Ointment được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị các vết thương hở ngoài da nhỏ và đã cầm máu bớt trước đó (như các trường hợp trầy xước da do va quệt hay ngã).
  • Bệnh nhân bị bỏng do nước nóng, do dầu nóng…
  • Bệnh nhân bị nứt da và niêm mạc do bị trĩ, bị nứt núm khi sinh con và cho con bú, nứt da môi do môi trường khô …

Cách sử dụng thuốc Healit Skin Ointment

Cách bôi thuốc Healit Skin Ointment

Cách bôi thuốc Healit Skin Ointment
Cách bôi thuốc Healit Skin Ointment

Cách dùng dạng thuốc bôi này khá đơn giản nhưng bạn cũng cần áp dụng các quy tắc sau:

  • Thứ nhất: Không nên dùng thuốc với vết thương quá lớn, quá sâu và chưa được cầm máu.
  • Thứ hai: Không nên dùng thuốc nếu vết thương chưa được loại bỏ bụi bẩn. Tốt nhất nên sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý trước khi bôi Healit Skin Ointment.

Liều dùng thuốc Healit Skin Ointment

Mỗi ngày dùng khoảng từ 1 đến 3 lần tùy mức độ vết thương và chỉ định của bác sĩ.
Không nên dùng thuốc quá 1 tuần lễ nếu không có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Chống chỉ định của thuốc Healit Skin Ointment

Những bệnh nhân sau không nên dùng thuốc Healit Skin Ointment:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid.
  • Bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng (bất kề đường dùng nào) với các kháng sinh bản chất polypeptid tách chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillus.
  • Các bệnh nhân dị ứng với các thuốc gây mê bản chất Lidocain.
  • Bệnh nhân đang suy thận nặng.
  • Người mắc bệnh nhược cơ.
  • Phụ nữ đang mang thai và trong giai đoạn cho con bú.
  • Bệnh nhân đang dùng các chế phẩm ức chế miễn dịch có bản chất Corticoid trong nhiễm nấm, nhiễm khuẩn và nhiễm Mycobacterium có mủ ở các bộ phận như tai, mắt.
  • Chống chỉ định bệnh nhân dùng thuốc này để uống vì có thể gây các tác dụng phụ rất nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc Healit Skin Ointment

Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận khi bệnh nhân dùng Healit Skin Ointment bao gồm:

  • Tác dụng với thận: Các thành phần kháng sinh như Neomycin, Polymyxin, Bacitracin đều có khả năng làm độc thận, có thể viêm ống thận cấp hoặc thậm chí là gây suy thận cấp, bí tiểu tiện và cần đến sự can thiệp y khoa gấp. Thường thì tác dụng phụ này rất hiếm gặp và ở những bệnh nhân dùng thuốc ở trực tràng thì sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Với thần kinh: Lidocain và Polymyxin đều có thể gây độc lên hệ thần kinh với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, khả năng nhìn bị rối loạn hay thậm chí mất phương hướng tạm thời.
  • Với hệ tiêu hóa: số ít bệnh nhân bị buồn nôn và nôn.
  • Thường gặp ở bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc là ngứa rát, phát ban ở nơi bôi thuốc.

Các trường hợp này cần dừng thuốc và nếu cần thì hãy liên lạc với bác sĩ nếu các phản ứng quá mẫn trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Healit Skin Ointment

Thuốc Healit Skin Ointment chỉ nên dùng ngoài da, tại các vết thương hở mức độ nhẹ chứ nghiêm cấm không được dùng thuốc để bôi lên mắt, trong khoang miệng hay dùng thuốc này để uống vì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đồng thời với đó, bạn cũng nên cất thuốc ở vị trí mà xa tầm với của trẻ em và súc vật vì có thể gây nguy hiểm cho chúng.

Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên dùng thuốc nếu bạn là người đang điều khiển các phương tiện máy móc mà nhận thấy sau khi bôi thuốc lại bị nhức đầu hay chóng mặt.

Ảnh hưởng của thuốc Healit Skin Ointment lên phụ nữ có thai và cho con bú

Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần chống chỉ định, nếu bạn là phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú thì không nên dùng thuốc vì:

Các thành phần trong thuốc bôi đều có thể vào máu, qua sữa mẹ và nhau thai tới làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ.

Các tác dụng phụ có thể xảy đến với mẹ làm hại cho cả mẹ và bé.

Tương tác của thuốc Healit Skin Ointment với các thuốc khác

Một số tương tác có thể kể tới khi dùng Healit Skin Ointment với các thuốc khác mà bạn cần chú ý như sau:

Thành phần Polymyxin B khi được dùng chung với các chất có bản chất là acid hay kiềm mạnh ở ngoài da đều có thể tương kị làm mất tác dụng của nhau. Các chất đó bao gồm amphotericin B (thuốc kháng nấm và dùng trong điều trị bệnh bạch cầu); Cephalothin Natri (một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1), Cloramphenicol Natri succinate (một kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae); Clorothiazid Natri (thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid); Heparin Natri (một thuốc chống đông máu rất thường được dùng), Nitrofurantoin Natri (một thuốc kháng khuẩn có bản chất là dẫn chất nitrofuran), Penicillin (kháng sinh nhóm Beta – lactam, Prednisolon Natri phosphat (một chất có bản chất là chất chống viêm Corticoid).

Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tránh sử dụng các thuốc trên, đặc biệt là các chất chống viêm bản chất Corticoid như Prednisolon, Methylprednisolon…

Với thành phần Neomycin, Healit Skin Ointment có thể làm giảm khả năng hấp thu của các thuốc phenoxymethyl penicilin và digoxin (một chất có tác dụng trợ tim).

Lidocain có thể tương tác với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương khác gây quá liều.
Tốt nhất bệnh nhân nên khai báo các thuốc mình đang sử dụng cho bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn uống và sử dụng thuốc hợp với bản thân nhất.

Thuốc Healit Skin Ointment giá bao nhiêu?

Healit Skin Ointment

Tuy là một loại thuốc ngoại nhập từ nước ngoài, quá trình vận chuyển khá rắc rối và nhiều khâu nhưng Healit Skin Ointment có giá khá khá phải chăng so với các thuốc khác cùng loại.
Thực tế một tuýp thuốc Healit Skin Ointment chỉ có thể dùng trong khoảng thời gian ngắn (7 ngày) và có giá khoảng 50.000 đồng là rất hợp lý với túi tiền của người dân Việt Nam hiện nay.

Healit 5g

Là một thuốc do công ty Việt Nam liên doanh với nước ngoài sản xuất, Healit 5g của VH Pharma được coi là ngoài tác dụng làm lành vết thương còn có tác dụng hạn chế lên sẹo, giúp mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho người dùng. Do vậy giá thành của thuốc này đắt hơn rất nhiều so với Healit Skin Ointment bên trên. Giá của nó khoảng 330.000 đồng một hộp 1 tuýp 5 gam. Tuy nhiên loại hộp 5 gam này cũng nhỏ gọn, dễ sử dụng và dùng được tiết kiệm hơn trong điều kiện thuốc chỉ cần bôi một vài ngày là đủ.

Healit Rectan

Hộp thuốc Healit Rectan
Hình ảnh: Hộp thuốc Healit Rectan

Dạng bào chế của Healit Rectan là rất khác so với 2 loại thuốc trên, nó ở dạng viên đặt và thường được dùng trong các bệnh về hậu môn – trực tràng bởi dạng bào chế đặc biệt của nó phù hợp cho các bệnh nhân này.

Mỗi hộp Healit Rectan sẽ có 2 vỉ thuốc với các viên nối đóng riêng nhưng được nối liền vào với nhau. Mỗi vỉ này sẽ có 5 viên đặt hình viên đạn màu trắng. Mỗi viên như vậy có giá khoảng 35.000 đồng mỗi viên, tức là hộp 10 viên sẽ dao động trong khoảng từ 340.000 đồng đến 350.000 đồng tùy từng cơ sở bán thuốc khác nhau.

Về cơ bản thì thành phần của Healit 5g và Healit Rectan của VH Pharma an toàn hơn Healit Skin Ointment của Pakistan vì các thành phần trong 2 chế phẩm này hoàn toàn không hấp thu vào trong cơ thể. Cho tới hiện tại thì chưa ghi nhận tác dụng phụ nào khi sử dụng 2 loại thuốc này. Đây là một điểm cộng nữa, cũng là lý do mà 2 loại Healit của VH Pharma đắt hơn Healit Skin Ointment .

Thuốc Healit Skin Ointment mua ở đâu Hà Nội, Tp HCM?

Tại Hà Nội, bạn có thể tìm mua Healit Skin Ointment ở các hiệu thuốc tây. Tốt nhất bạn nên hỏi mua ở các hiệu thuốc sau: Nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Lưu Anh.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn cũng có thể mua Healit Skin Ointment ở các nhà thuốc sau: Nhà thuốc bệnh viện Chợ Rẫy

Chú ý thuốc Healit Skin Ointment này có bao bì là màu đỏ chủ đạo, khác với Healit cả dạng bôi và dạng đặt của VH Pharma đều có màu xanh dương chủ đạo. Bạn có thể hỏi mua Healit Skin Ointment với tên là Healit loại màu đỏ 10 gam hoặc tên là Healit của Pakistan.

Ngày viết:
Tôi là dược sĩ Quang, hiện đang theo học tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Ngôi trường đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam. Tôi viết những bài này nhằm cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây