Ngứa vùng kín ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Đánh giá post

Ngứa vùng kín hay ngứa âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Nhiều chị em gặp rất nhiều bất tiện và khó chịu khi gặp phải tình trạng trên. Vậy nguyên nhân của ngứa âm đạo và cách chữa trị nó là gì? Cùng Heal Central tìm hiểu về bệnh lý ngứa vùng kín này.

Hiện tượng ngứa vùng kín nữ là bệnh gì?

Ngứa vùng kín là bệnh phụ khoa thường gặp
Ngứa vùng kín là bệnh phụ khoa thường gặp

Ngứa âm đạo là bệnh lý phụ khoa xảy ra khi âm đạo của chị em bị viêm nhiễm từ nhiều nguyên nhân như cách vệ sinh hay các bệnh lý từ bên trong.
Đây là bệnh lý rất thường gặp ở nhiều chị em. Ban đầu các triệu chứng có thể chỉ là ngứa ngáy khó chịu nhưng đó có thể là báo hiệu cho những tiến triển tiếp theo của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Chị em cần phải chú ý những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên để điều trị sớm tránh tình trạng tiến triển nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Có thể xuất phát từ những yếu tố bên ngoài như vệ sinh, môi trường hoặc ngứa âm đạo có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa khác.

Nguyên nhân bên ngoài gây ngứa phụ khoa

Ngứa âm đạo do nguyên nhân từ bên ngoài thường ít nguy hiểm và dễ dàng điều trị hơn so với ngứa âm đạo do các nguyên nhân bên trong cơ thể. Thông thường có thể điều trị tại nhà và thay đổi lối sống sinh hoạt để điều trị tình trạng này.

  • Ngứa vùng kín do dị ứng với hóa chất: Dịch âm đạo là môi trường acid thuận lợi để tiêu diệt các vi khuẩn virus có hại xâm nhập vào gây bệnh lý phụ khoa. Khi sử dụng các hóa chất như bột giặt, sữa tắm, xà bông có thể làm mất cân bằng pH tại âm đạo. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển gây ngứa và mùi tại vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen vệ sinh không đúng cách như không thay quần lót thường xuyên, sử dụng băng vệ sinh sai cách, không rửa âm đạo sau kinh nguyệt hay thụt rửa âm đạo quá sâu cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín.
  • Stress và lo âu kéo dài: Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và gây rối loạn hormone nữ giới làm mất cân bằng miễn dịch trong cơ thể. Đây cũng là lý do chính mà các mẹ bầu và phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị ngứa âm đạo cao hơn các phụ nữ khác.
Vệ sinh vùng kín không tốt sẽ gây ra ngứa vùng kín
Vệ sinh vùng kín không tốt sẽ gây ra ngứa vùng kín

Nguyên nhân bên trong gây ngứa phụ khoa

Ngứa vùng kín có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý phụ khoa hoặc là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng sinh khác. Thông thường nguyên nhân từ bên trong cần phải được điều trị bằng thuốc bôi hoặc can thiệp ngoại khoa.

  • Ngứa vùng kín là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn virus và các loại nấm khác. Triệu chứng ban đầu của bệnh điển hình là tình trạng ngứa ngáy và khó chịu, sau đó có thể nổi mẩn, nốt đỏ viêm và ra huyết trắng. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì viêm phụ khoa không phải là một bệnh lý nguy hiểm.
  • Bệnh sùi mào gà gây ngứa và hôi vùng kín: Đây là bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây lan qua đường tình dục. Bệnh lý này gây nên tình trạng ngứa vùng kín dữ dội đôi khi có ở các bộ phận khác như lưỡi, miệng. Sau đó xuất hiện nhiều nốt. Bệnh lý này là điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh lý nguy hiểm khác nhất là vô sinh và ung thư.
  • Bệnh lý truyền nhiễm qua đường sinh dục khác: Điển hình là bệnh giang mai, mụn sinh dục do vi khuẩn herpes, bệnh lậu…
  • Tiền mãn kinh: Bước qua quá trình tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ suy giảm dẫn tới tình trạng âm đạo khô ít dịch là cơ hội để các vi khuẩn và nấm phát triển tại đây gây ngứa.
  • Ngoài ra còn các bệnh lý khác: Điển hình là ung thư cổ tử cung hay viêm cổ tử cung có thể đi kèm với nhiều triệu chứng điển hình dễ nhận biết khác như khí hư, huyết trắng, mụn cóc hay tiểu tiện khó khăn.

Triệu chứng ngứa vùng kín ở nữ

Ngứa vùng kín có rất nhiều triệu chứng khác nhau
Ngứa vùng kín có rất nhiều triệu chứng khác nhau

Triệu chứng ngứa vùng kín thường không điển hình và ngứa ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng khi bị ngứa vùng kín.

Ngứa rát bên ngoài vùng kín

Ngứa rát bên ngoài vùng kín là triệu chứng hay gặp nhất ở chị em.
Vị trị ngứa có thể xung quanh âm hộ lan rộng bên vùng ngoài âm đạo. Thông thường triệu chứng ngứa thường xuất hiện ở vùng tam giác đặc biệt là lông mu.
Nguyên nhân thường gặp của triệu chứng này thường là do vệ sinh không sạch sẽ vi khuẩn lưu lại ở các nang lông mu và gây ngứa.

Ngứa rát bên trong vùng kín

Thường xảy ra ngứa cánh môi và bên trong âm hộ. Triệu chứng này thường kèm theo đỏ rát có thể có loét âm hộ.
Nguyên nhân gây nên ngứa rát bên trong vùng kín thường do các bệnh lý viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung.

Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ

Triệu chứng nổi mẩn đỏ thường là triệu chứng hay xuất hiện kèm theo ngứa rát. Khi bị nổi mẩn đỏ, vùng kín rất dễ bị sưng và rát nếu sử dụng nước muối để rửa vùng kín.
Thông thường vùng kín chỉ nổi mẩn đỏ thoáng qua. Nhưng nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài thì có thể là báo hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Bị ngứa lông mu vùng kín

Ngứa lông mu vùng kín là triệu chứng thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến thường do chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dẫn vi khuẩn sinh sôi và khu trú trong nang chân lông. Nguyên nhân cũng có thể do thói quen cạo lông mu sai cách.
Nếu không thay đổi thói quen vệ sinh thì nang lông có thể xuất hiện mủ và có mùi hôi khó chịu.

Ngứa môi lớn vùng kín

Môi lớn vùng kín là nơi dễ dàng bị nhiễm khuẩn nhất. Ngứa môi lớn vùng kín không phải là triệu chứng hiếm gặp. Nhẹ thì là do dị ứng hoặc sưng nhẹ. Nhưng nếu môi lớn sưng to hoặc đau sau khi quan hệ có thể đã có u ở môi lớn hoặc bạn có thể đang bị các bệnh lây qua đường tình dục.
Triệu chứng nhận biết môi lớn bị bệnh như môi lớn sưng và ngứa kèm theo khí hư ra màu trắng có mùi hôi. Khi bị u Bartholin ở môi lớn thì dịch âm đạo thường không tiết ra và dẫn đến rất đau đớn sau khi quan hệ do không được bôi trơn.

Ngứa 2 bên mép vùng kín

Ngứa 2 bên mép vùng kín là triệu chứng hay gặp nhất trong quan hệ tình dục.
Nguyên nhân thường gặp là do dị ứng với bao cao su dẫn tới 2 mép vùng kín bị ngứa và sưng đỏ. Triệu chứng thông thường chỉ thoáng qua và sẽ hết khi vệ sinh sạch sẽ hoặc sử dụng các thuốc chống dị ứng.
Tuy nhiên không nên chủ quan với triệu chứng ngứa 2 bên mép vùng kín. Nếu có các triệu chứng đi kèm như khí hư có màu vàng hay có mùi thối thì có thể đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý viêm âm đạo hay ung thư tử cung.

Vùng kín nổi hột ngứa

Các hột này thường mẩn đỏ. Sau đó, bên trong các hột ngứa có thể xuất hiện mủ trắng và có mùi hôi.
Căn nguyên thường do các bệnh lý phụ khoa, điển hình là bệnh sùi mào gà.
Các nốt sùi mào gà có hình dáng rất điển hình. Ban đầu thì các nốt thường xuất hiện riêng lẻ và có màu hồng nhạt ở 2 bên mép âm đạo và hậu môn. Nhưng sau đó thì các nốt bắt đầu mọc lên thành từng đám và vô cùng ngứa ngáy.

Vùng kín bị ngứa và có dịch trắng, khí hư

Các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện với tần suất hiếm sau đó sẽ ngứa ngáy kéo dài và xuất hiện nhiều khí hư và huyết trắng kèm theo có mùi hôi khó chịu. Việc nhận biết các triệu chứng ban đầu sớm có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.

Bị ngứa vùng kín phải điều trị như thế nào?

Hiện nay khi khoa học phát triển thì cũng có nhiều lựa chọn hơn cho chị em trong việc phòng và điều trị ngứa vùng kín.  Chị em có thể sử dụng các phương pháp dân gian hoặc các thuốc tây để điều trị ngứa vùng kín cực kỳ hiệu quả.
Tuy nhiên để điều trị dứt điểm bệnh thì cần phải đúng người đúng bệnh. Chính vì thế bước đầu tiên cần làm là bạn phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh là gì thì mới có cách chữa trị hiệu quả.

Cách điều trị ngứa vùng kín tại nhà đơn giản

Khi nền y học hiện đại chưa phát triển, để điều trị được các bệnh lý thường gặp thì ông cha thường sử dụng các dược liệu tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp sử dụng các dược liệu tự nhiên là rất an toàn với cơ thể, không gây kích ứng, không gây phản ứng dị ứng.
Nhiều dược liệu ngoài tác dụng trị ngứa vùng kín còn giúp làm thơm cơ thể và làm hồng vùng kín.
Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả điều trị các nhiễm khuẩn vùng kín có nguyên nhân từ bên trong thấp hơn so với điều trị bằng thuốc.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ngứa vùng kín bằng phương pháp dân gian.

Trị ngứa vùng kín bằng nước muối

Trị ngứa vùng kín bằng nước muối
Trị ngứa vùng kín bằng nước muối

Muối sử dụng ở đây là muối tinh trắng, muối biển để pha hoặc sử dụng trực tiếp nước muối sinh lý 0.9%. Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt. Sử dụng đúng cách có thể giúp giảm đáng kể tình trạng ngứa âm môi và giảm mùi khó chịu.

Các bước tiến hành rửa âm đạo bằng muối biển

Bước 1: Rửa qua âm đạo bằng nước sạch để làm sạch âm đạo.
Bước 2: Pha loãng nước muối theo tỉ lệ 1:4. Nước muối đảm bảo là muối tinh sạch. Hoặc người dùng có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để rửa âm đạo.
Bước 3: Dội nhẹ nước muối bên ngoài sau đó thì rửa sạch nhẹ nhàng bên trong ở cánh môi lớn, cánh môi bé. Lưu ý không được thụt rửa quá sâu có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Chỉ rửa trong khoảng 5 phút.
Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch và thấm khô bằng khăn bông sạch.
Thực hiện 1 tuần từ 2 đến 3 lần. Không tiến hành quá nhiều lần trong tuần có thể làm khô âm đạo.

Ngứa âm đạo rửa bằng nước muối có được không?

Nhiều người băn khoăn về tính an toàn khi sử dụng nước muối để điều trị ngứa âm đạo. Sử dụng nước muối rất an toàn cho người dùng nhưng việc tiến hành không đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác của âm đạo.
Pha nước muối với tỉ lệ sai, sử dụng nước muối có nồng độ cao có thể làm khô âm đạo và mất cân bằng pH tại âm đạo. Từ đó là điều kiện để vi khuẩn phát triển.
Ngâm rửa âm đạo bằng nước muối là cách tiến hành sai cách. Việc để âm đạo tiếp xúc quá lâu với nước muối làm ảnh hưởng đến sinh lý của âm đạo. Đồng thời đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ các vị trí như hậu môn hay chậu rửa có thể xâm nhập vào trong âm đạo.
Thụt rửa vùng kín quá sâu làm ảnh hưởng đến chức năng của vùng kín. Không chỉ rửa bằng nước muối mà việc thụt rửa sâu bằng nước sạch cũng làm ảnh hưởng đến vùng kín.
Chà xát quá mạnh khi rửa dẫn tới nhiễm trùng nặng thêm.
Vì thế việc thực hiện trị ngứa vùng kín tại nhà bằng nước muối phải được tiến hành đúng cách để tránh làm nặng thêm và dẫn tới các bệnh lý khác.

Các trường hợp không sử dụng nước muối để trị ngứa âm đạo

Khi xuất hiện các vết thương hở, các vết loét không được sử dụng nước muối để rửa âm đạo.
Nước muối sẽ không làm giảm ngứa trong trường hợp bị viêm ngứa phụ khoa do nấm candida và các virus gây bệnh khác như herpes hay HPV.
Các nguyên nhân từ bệnh lý phụ khoa như ung thư hoặc viêm cổ tử cung không sử dụng nước muối mà phải sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Trị ngứa phụ khoa bằng lá trầu không
Trị ngứa phụ khoa bằng lá trầu không

Tại sao lá trầu không điều trị ngứa vùng kín hiệu quả?

Trầu không là cây dây leo xuất hiện ở nhiều vùng quê Việt Nam. Trong thành phần của trầu không có chứa nhiều thành phần như protein, tanin và vitamin không chỉ giảm ngứa mà còn giúp là mềm mịn da vùng kín.
Trong thành phần của lá trầu không cũng chứa nhiều các tinh dầu và thành phần khác như chavicol, chavibetol, estragol, methyl eugenol,… Theo nhiều nghiên cứu trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, diệt nhiều chủng virus và tiêu diệt được nhiều loại nấm khác nhau. Vì thế sử dụng lá trầu không có thể điều trị được nhiều nguyên nhân gây ngứa khác nhau.
Sử dụng trầu không kết hợp cùng với muối và trà xanh càng đem lại hiệu quả trị ngứa vượt trội hơn.

Cách sử dụng lá trầu không để điều trị ngứa âm môi

Xông vùng kín bằng lá trầu không và muối trắng
Cách tiến hành:

  • Chuẩn bị 5 lá trầu không, 2 thìa cafe muối trắng và 1l nước trắng.
  • Vò nát 5 lá trầu không cho thêm 2 thìa muối và nước vào. Đun đến sôi và đun tiếp 5 phút để giải phóng tinh dầu và hoạt chất trong lá trầu không ra ngoài. Để một lúc cho nước bớt nóng sau đó tiến hành xông vùng kín từ 10 – 15 phút ở tư thế ngồi xổm.
  • Sau khi nước còn ấm thì dùng nước đun rửa vùng kín cho sạch. Không cần rửa lại bằng nước sạch. Lấy khăn bông lau khô vùng kín.
  • Tiến hành xông 2 đến 3 lần/ tuần.

Hiệu quả khi xông: Khi triệu chứng còn nhẹ và chưa có viêm loét sử dụng phương pháp xông vùng kín có thể giúp chị em giảm hẳn các triệu chứng ngứa ngáy. Đồng thời chị em cũng sẽ sở hữu một vùng kín thơm mát và khô thoáng.
Chị em có thể tiến hành xông vùng kín để phòng ngừa các viêm nhiễm âm đạo hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng xông vùng kín bằng trầu không:

Xông vùng kín bằng trầu không không áp dụng cho các trường hợp đã bị nhiễm khuẩn nặng có lở loét.
Không nên xông khi nước còn quá nóng do vùng cánh môi rất nhạy cảm với nhiệt.
Sau khi xông chỉ tiến hành rửa âm môi mà không được ngâm do vi khuẩn rất dễ dàng chui vào sâu âm đạo.
Không nên đun lá trầu không quá lâu có thể dẫn đến bay hơi lượng lớn tinh dầu có ích.
Ngoài cách xông, sau khi đun lá trầu không và muối, chị em có thể sử dụng khăn sạch để nhúng vào nước và lau rửa vùng kín.

Trị ngứa âm đạo bằng sữa chua

Tại sao sữa chua trị ngứa âm đạo?

Sữa chua trị ngứa âm đạo giai đoạn đầu
Sữa chua trị ngứa âm đạo giai đoạn đầu

Sữa chua từ lâu được biến đến là thành phần làm đẹp hiệu quả cho phái đẹp. Không những thế sữa chua còn bổ sung nhiều thành phần như probiotic và acid lactic tốt cho vùng kín của phái đẹp. Không chỉ đem đến một vùng kín hồng hào khô thoáng mà còn giảm nhanh các triệu chứng ngứa của chị em.
Sữa chua cung cấp acid lactic để cân bằng môi trường acid trong dịch âm đạo tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Đồng thời cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có lợi trực tiếp vào âm đạo để diệt trừ các vi khuẩn không có lợi khác. Giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm và ngứa ngáy.

Bôi trực tiếp sữa chua lên âm đạo trị ngứa

Chuẩn bị ½  hộp sữa chua không đường. Xoa nhẹ lên âm đạo và massage nhẹ nhàng để tinh chất trong sữa chua thấm sâu vào trong âm đạo.
Sau 10 phút có thể rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Tốt nhất có thể thực hiện hàng ngày hoặc vài lần một tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tắm bằng nước sữa chua điều trị ngứa âm đạo

Phương pháp này các chị em có thể sử dụng sữa chua như một loại sữa tắm toàn thân để dưỡng da. Sau đó thì sử dụng để rửa kỹ âm đạo.
Chuẩn bị: ¼- ½ hộp sữa chua hòa tan trong nước. Trong lúc tắm thì sử dụng sữa chua đã hòa để rửa vùng kín. Thực hiện hàng ngày cho đến khi triệu chứng ngứa giảm bớt.ư
Nếu sử dụng làm sữa tắm toàn thân để dưỡng da nên sử dụng khoảng 1 hộp sữa chua.

Trị ngứa vùng kín bằng tỏi và sữa chua

Tỏi cũng là thành phần quen thuộc với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và dọn sạch gốc tự do trong cơ thể. Kết hợp sử dụng tỏi và sữa chua giúp việc chống viêm ngứa phụ khoa hiệu quả.
Cách tiến hành: Dùng ½ hộp sữa chua trộn đều với 2 tép tỏi đã giã nát. Sau đó hòa với 1 chút nước và dùng nước đó để rửa âm đạo.
Trong quá trình rửa không được thụt quá sâu vào trong âm đạo và chỉ rửa nhẹ nhàng bên ngoài cánh môi và vùng ngoài âm đạo.
Sau khi rửa đợi 5 phút để các thành phần được thấm sâu vào trong niêm mạc âm đạo sau đó thì rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý khi chữa ngứa âm đạo bằng sữa chua

Sữa chua chỉ điều trị ngứa âm đạo ở giai đoạn đầu khi các triệu chứng ngứa còn nhẹ. Khi các triệu chứng ngứa dữ dội hơn và viêm nhiễm có loét thì không điều trị bằng sữa chua.
Khi rửa bằng sữa chua bắt buộc phải sử dụng sữa chua không đường.
Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi lên vùng kín để tránh cung cấp thêm vi khuẩn vào vùng kín.

Rửa âm môi bằng nước trà xanh trị ngứa

Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt
Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt

Tại sao trà xanh trị được ngứa âm môi?

Trong thành phần của trà xanh có chứa tanin, EGCG có tác dụng kháng khuẩn và dọn gốc tự do chống oxy hóa. Từ đó thành phần của trà xanh có thể diệt khuẩn hiệu quả và làm se khít âm đạo một cách tự nhiên. Giúp âm đạo luôn ở trạng thái khô thoáng tự nhiên và se khít.
Ngoài ra, trong thành phần của trà xanh có tác dụng như một prebiotic có tác dụng kích thích sự phát triển của nhiều vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là ở vùng âm môi đang nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, trà xanh giúp ngăn cản các vi sinh vật có hại xâm nhiễm vào trong cơ thể. Đặc biệt là 2 chủng hay gây bệnh ở âm đạo như Clostridium và nấm Candida.
Trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều vitamin, cung cấp dưỡng chất để phục hồi niêm mạc vùng kín đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng.
Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng hiệu quả để khử mùi hôi vùng kín.

Xông âm đạo bằng lá trà xanh trị ngứa

Lấy một nắm lá trà xanh vò nát và 2 thìa muối tinh cùng một chút nước. Sau đó đun đến sôi và đun sôi thêm 10 phút nữa.
Sau đó đổ nước đun ra ngoài chậu, để cho nguội bớt rồi tiến hành xông âm đạo trong tư thế ngồi xổm.
Khi nước đã hết bốc hơi và chuyển sang ấm thì có thể dùng rửa nhẹ âm đạo. Tuyệt đối không được sử dụng để ngâm rửa âm đạo.
Tiến hành tuần từ 3 đến 4 lần có thể giúp giảm ngứa âm đạo và giúp âm đạo có độ se khít và thông thoáng hơn.

Uống nước trà xanh để điều trị hiệu quả từ bên trong

Uống nước trà xanh mỗi ngày bằng cách sắc hoặc hãm lá trà có thể hỗ trợ hiệu quả việc điều trị trực tiếp vào vùng kín.
Việc uống nước trà xanh mỗi ngày cũng giúp cơ thể nâng cao được đề kháng đối với các yếu tố bất lợi từ bên ngoài.

Trà xanh có trị dứt điểm được bệnh ngứa âm môi hay không?

Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà trà xanh có thể điều trị dứt điểm được bệnh ngứa âm môi hay không.
Nếu triệu chứng ngứa ở giai đoạn đầu, có thể kèm theo các triệu chứng viêm nhẹ thì trà xanh vẫn là lựa chọn hiệu quả để điều trị.
Khi ngứa âm môi nguyên nhân do vi khuẩn, virus hay nấm thì người dùng nên sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị tại chỗ mới có thể điều trị được căn nguyên gây bệnh. Khi đó việc sử dụng trà xanh đường uống cũng là phương pháp hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh.
Ngoài ra, đối với các triệu chứng ngứa rát và mùi hôi do các bệnh lý phụ khoa nặng như viêm hay ung thư cổ tử cung thì điều trị bằng trà xanh không đem lại hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi không nên sử dụng đồng thời với phương pháp xông rửa bằng lá trà xanh.

Cách chữa ngứa và làm hồng vùng kín bằng nha đam

Nha đam có tác dụng làm hồng vùng kín
Nha đam có tác dụng làm hồng vùng kín

Tại sao nha đam chữa được ngứa vùng kín?

Nha đam là thành phần từ lâu được biết đến với tác dụng làm đẹp da đẹp tóc. Bên cạnh đó nha đam còn được sử dụng để điều trị các bệnh vùng kín. Không chỉ điều trị hiệu quả ngứa rát vùng kín mà nha đam còn hiệu quả để điều trị các chứng như ra khí hư, huyết trắng có mùi ở vùng kín.

Cách sử dụng nha đam làm dụng cụ đặt âm đạo trị ngứa

Chuẩn bị: Sử dụng một nhánh nha đam còn tươi rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút để diệt khuẩn. Sau đó tách bỏ lớp vỏ xanh cứng bên ngoài để lại phần trong suốt bên trong.
Cắt nhỏ phần ruột bên trong thành các ống nhỏ có kích cỡ 1cm x 5cm. Sau đó, sử dụng để đặt âm đạo như các thuốc đặt thông thường. Tiến hành đặt 5 phút thì lấy ra và rửa lại âm đạo bằng nước.
Tiến hành đặt âm đạo ngày 2 lần sáng và tối liên tục từ 5 đến 7 ngày có thể làm giảm ngứa, giảm viêm. Đồng thời phương pháp này có thể dùng để điều trị chứng ra khí hư, huyết trắng hay vàng có mùi ở phụ nữ. Đồng thời nha đam cũng là thành phần giúp làm hồng làm sáng cô bé hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng điều trị ngứa âm đạo bằng nha đam

Khi lọc bỏ phần xanh cứng bên ngoài nhánh nha đam phải loại bỏ hoàn toàn các tơ màu xanh vì nó có thể gây dị ứng và ngứa âm đạo nặng hơn.
Đối với ngứa âm đạo ở trẻ em hay trẻ vị thành niên, kích thước âm hộ là khác nhau. Vì vậy cần cân đối kích thước của nha đam phù hợp để không làm ảnh hưởng đến chức năng của âm đạo.
Khi đưa nha đam vào trong âm đạo cần để thừa một phần ở ngoài tránh làm tụt nha đam vào trong âm đạo vô cùng nguy hiểm.

Chữa ngứa vùng kín bằng tỏi

Tỏi trị ngứa vùng kín như thế nào?

Tỏi có tác dụng kháng viêm
Tỏi có tác dụng kháng viêm

Tỏi có thành phần allicin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và dọn các gốc tự do trong cơ thể và nơi sử dụng. Thông thường, tỏi được sử dụng trong các món ăn hoặc đường uống. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa âm đạo nên sử dụng trực tiếp lên vùng kín để điều trực tiếp.

Cách chữa ngứa vùng kín bằng nước ép tỏi

Chuẩn bị: Một củ tỏi và một ít nước ấm.
Cách tiến hành: Bóc vỏ lụa và giã nát các tép tỏi. Hòa tan với một ít nước ấm, lọc bỏ bã lấy nước cốt.
Rửa sạch âm đạo bằng nước sạch. Sau đó dùng nước ép tỏi để vệ sinh vùng kín. Đợi 10 phút để nước cốt thấm sâu vào trong âm đạo rồi rửa lại bằng nước.
Thực hiện này 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ liên tiếp trong vòng 1 tuần có thể làm giảm rõ rệt các triệu chứng của ngứa rát.

Cách chữa ngứa vùng kín bằng đặt tép tỏi

Chuẩn bị: Một tép tỏi tươi, miếng gạc sạch và chỉ y tế.
Cách tiến hành: Tép tỏi được giã nhẹ sau đó cho vào miếng gạc sạch được lại bằng chỉ y tế để cố định. Để thừa một đoạn chỉ ra ngoài.
Trước khi đi ngủ cho tép tỏi vào trong âm đạo để qua đêm đến mai cầm sợi chỉ thừa để lấy ra.
Thực hiện ngày 2 đến 3 lần đảm bảo giảm ngứa và giảm viêm.

Lưu ý khi sử dụng tỏi điều trị ngứa phụ khoa

Tỏi có vị cay tính ấm. Nếu sử dụng có triệu chứng ngứa rát khó chịu và kích ứng dữ dội hơn thì không nên sử dụng. Đặc biệt là khi sử dụng để đặt tỏi âm đạo qua đêm.
Ngoài ra, các dụng cụ đặt âm đạo phải đảm bảo vô khuẩn không đưa thêm nguồn vi khuẩn vào trong âm đạo.
Tỏi không phải là phương pháp có thể điều trị dứt điểm các bệnh lý phụ khoa. Vì thế, tỏi chỉ coi như là phương pháp chữa trị tạm thời để làm giảm ngay các triệu chứng ngứa.

Tắm nước lá ổi để vệ sinh vùng kín trị ngứa

Quả ổi là loại hoa quả quen thuộc với nhiều nhà, ít ai biết rằng lá ổi là thành phần hay được sử dụng để sát khuẩn trên da và niêm mạc.

Tại sao lá ổi lại có tác dụng trị ngứa âm đạo?

Lá ổi là thành phần tự nhiên không gây độc và gây kích ứng cho da. Trong thành phần của lá ổi có chứa tanin, quercetin và flavonoid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm tiêu viêm. Thành phần trong lá ổi tiêu diệt được nhiều thành phần vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, gây ngứa và gây hôi.
Ngoài ra, nước từ lá ổi có vai trò như một màng bảo vệ niêm mạc khỏi viêm nhiễm và nấm ngứa, giúp tái phục hồi da và đem lại cảm giác khi sử dụng tại chỗ.

Cách sử dụng nước lá ổi để tắm và vệ sinh vùng kín

Chuẩn bị: Một nắm lá ổi to, một ít muối tinh sạch và nước.
Cách tiến hành:

Tắm nước lá ổi giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Tắm nước lá ổi giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa

  • Bước 1: Rửa sạch lá ổi và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn trên lá.
  • Bước 2: Bỏ lá ổi vào nước rồi tiến hành đun đến sôi. Sau đó đun sôi thêm 10 phút để lá ổi ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Bước 3: Giữ lại một ít nước cốt, phần còn lại thì hòa thêm vào nước sạch để tắm rửa toàn thân. Sau đó khi nước cốt đã ấm thì lấy phần nước cốt rửa âm đạo nhẹ nhưng phải kỹ càng.

Thực hiện tuần từ 3 đến 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng nước lá ổi để điều trị ngứa âm đạo vùng kín

Khi sử dụng mà cảm thấy các triệu chứng không thuyên giảm chị em nên tìm đến các phương pháp khác.
Điều trị ngứa ấm đạo bằng lá ổi chỉ hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ và tình trạng ngứa rát không thường xuyên.
Tắm và vệ sinh bằng nước lá ổi cũng là phương pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Trị ngứa và trị thâm vùng kín bằng dầu dừa

Dầu dừa trị ngứa và thâm vùng kín

Trong nhiều phương pháp điều trị ngứa âm đạo tại nhà rất ít phương pháp có thể điều trị được căn nguyên gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Dầu dừa là một phương pháp hiệu quả để điều trị viêm ngứa phụ khoa do nấm candida gây nên. Ngoài ra trong dầu dừa có nhiều tinh chất vitamin E và các chất dưỡng ẩm có thể điều trị thâm vùng kín, làm hồng hào và căng mướt vùng da quanh âm đạo.
Sử dụng dầu dừa thường xuyên cũng giúp cân bằng được độ ẩm bên trong âm đạo, giúp cô bé không bị khô rát và ngứa ngáy.

Sử dụng dầu dừa thường xuyên để cân bằng độ ẩm âm đạo
Sử dụng dầu dừa thường xuyên để cân bằng độ ẩm âm đạo

Bôi dầu dừa trực tiếp để điều trị ngứa âm đạo

Việc bôi trực tiếp dầu dừa vào âm đạo giúp hấp thụ trực tiếp các tinh chất dầu dừa vào bên trong để dầu dừa thấm sâu và phát huy tác dụng.
Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch cô bé với nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn bông sạch.
  • Bước 2: Lấy 1 thìa dầu dừa bôi lên cùng âm đạo. Tiến hành bôi nhẹ nhàng nhưng không được bỏ sót các vùng kín nơi nấm candida có cơ hội phát triển như giữa 2 cánh môi. Sau đó chờ 10 phút.
  • Bước 3: Rửa lại âm đạo với nước ấm.

Thực hiện ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong một tuần thì triệu chứng ngứa rát có thể giảm hoàn toàn. Thay vào đó là một âm đạo hồng hào khỏe mạnh.

Uống dầu dừa hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa từ bên trong

Để điều trị hiệu quả thì việc sử dụng cách điều trị từ bên trong vô cùng cần thiết. Sử dụng dầu dừa trong các bữa ăn giúp cơ thể tích trữ được một lượng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Dầu dừa rất hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa do nấm candida. Vì vậy việc xác định được căn nguyên gây bệnh ban đầu vô cùng quan trọng. Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa do các nguyên nhân khác thì việc điều trị bằng dầu dừa vô cùng hiệu quả.

Thuốc bôi trị ngứa vùng kín

Bên cạnh các phương pháp dân gian để điều trị triệu chứng ngứa hiệu quả thì các thuốc bôi tại chỗ là phương pháp điều trị căn nguyên gây ra ngứa từ virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Cùng tham khảo các loại thuốc điều trị tại chỗ dưới đây:

Thuốc trị ngứa âm đạo do nấm Nizoral

Thuốc Nizoral
Hình ảnh: Thuốc Nizoral

Thành phần của thuốc Nizoral

  • Nizoral cream 2% có thành phần chính ketoconazole là loại azol trị nấm tại chỗ. Thành phần này điều trị rất hiệu quả các loại nấm tại chỗ, nấm âm đạo. Thuốc là thành phần lành tính có bôi vào mép trong của âm đạo.
  • Ketoconazole là thành phần điều trị nhiều loại nấm gây viêm phụ khoa nhưng hiệu quả nhất là đối với nấm Candida gây viêm nhiễm.

Cách sử dụng Nizoral trong điều trị nấm âm đạo

  • Đầu tiên bệnh nhân cần làm sạch vùng phụ khoa
  • Bôi nhẹ nhàng xung quanh mép và vùng bị viêm, lưu ý không được bôi vào sâu phía trong.
  • Tùy vào liều lượng chỉ định của bác sĩ có thể bôi ngày 1 hoặc 2 lần.
  • Thực tế, đối với các triệu chứng ngứa thông thường thì chỉ cần bôi từ 1 đến 2 lần là triệu chứng ngứa đã thuyên giảm. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều bác sĩ đã kê để đảm bảo điều trị sạch sẽ tác nhân nấm gây bệnh.

Tham khảo: Thuốc Antifungol Hexal: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Gel bôi âm đạo trị ngứa Clindamycin

Thuốc Clindamycin
Hình ảnh: Thuốc Clindamycin

Thành phần của thuốc Clindamycin

  • Thuốc bôi trị ngứa clindamycin có chứa thành phần là clindamycin dạng gel, dùng ngoài da hàm lượng 1% đóng tuyp 30g.
  • Thành phần clindamycin thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Từ đó tiêu diệt các vi khuẩn gây ra viêm ngứa phụ khoa.

Công dụng của Clindamycin

  • Không chỉ có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, Clindamycin còn có tác dụng tiêu diệt được căn nguyên gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn. Từ đó, thuốc ngăn ngừa tình trạng tái phát ngứa.
  • Dạng gel của thuốc có thể chất mềm mịn dễ dàng thấm nhanh trên da và niêm mạc.Việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm ngứa nhanh và hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Thuốc cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý bôi vào vị trí khác để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Thuốc có thể là giảm khả năng bảo vệ của bao cao su, gia tăng hiện tượng tan màng cao su. Nên trong thời gian sử dụng thuốc bôi không nên quan hệ tình dục bằng bao. Chỉ sử dụng sau khi dùng thuốc từ 3 đến 5 ngày.

Cream trị ngứa âm đạo Neomycin

Thuốc Neomycin
Hình ảnh: Thuốc Neomycin

Thành phần của thuốc Neomycin

  • Thuốc bôi Neomycin có chứa thành phần là Neomycin là kháng sinh nhóm aminosid. Là một loại kháng sinh mạch có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
  • Neomycin là thành phần tiêu diệt các loại vi khuẩn, các loại nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

Công dụng của thuốc bôi Neomycin

  • Kháng sinh aminosid thuộc nhóm kháng sinh mạnh có tác dụng diệt khuẩn. Từ đó điều trị dứt điểm tại chỗ nguyên nhân gây ra ngứa âm đạo.
  • Ngoài ra nhờ đặc tính làm mài mòn vùng da, vảy do bệnh eczema, các vùng da tổn thương thì thuốc cũng được chỉ định cho nhóm đối tượng bị viêm da đóng vảy tại vùng kín gây ngứa.
  • Các nhiễm khuẩn thứ phát, viêm da tiếp xúc tại vùng kín hay ngứa lông mu do nhiễm khuẩn chân lông cũng được xem xét chỉ định dùng Neomycin dạng bôi.

Lưu ý khi sử dụng Neomycin

  • Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn nên không nên sử dụng tùy ý mà cần phải có thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.
  • Nếu sử dụng thuốc mà không thuyên giảm tình trạng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển đổi phương pháp điều trị.

Tham khảo: Thuốc đặt âm đạo Polidom của Ấn Độ: Hướng dẫn sử dụng chi tiết

Thuốc bôi âm đạo trị ngứa Tetracyclin

Thuốc Tetracyclin
Hình ảnh: Thuốc Tetracyclin

Thành phần của thuốc bôi trị ngứa Tetracyclin

  • Tetracyclin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram dương, gram âm và vi khuẩn yếu khí gây bệnh phụ khoa.
  • Thuốc được điều chế dạng cream bôi ngoài da, dễ dàng thấm vào vùng da và niêm mạc đang nhiễm khuẩn.

Công dụng của thuốc bôi Tetracyclin

  • Thuốc điều trị các triệu chứng viêm và ngứa vùng kín. Có thể cân nhắc điều trị khi viêm đã chuyển biến nặng.
  • Thuốc dễ thấm vào da và niêm mạc điều trị dứt điểm các triệu chứng ngứa dai dẳng, kể cả trường hợp xuất hiện mùi hôi và mụn đỏ có mủ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Tetracyclin

  • Tetracyclin không được dùng điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu và phụ nữ mang thai.
  • Do phổ kháng khuẩn của thuốc rộng nên không nên điều trị bừa bãi có thể gây nên tình trạng dễ dàng bội nhiễm các loại vi khuẩn khác.
  • Nếu xảy ra tình trạng nổi mẩn khi dùng thuốc nên dừng ngay thuốc và tới thăm khám bác sĩ.

Tham khảo: Thuốc Ladyformine: Tác dụng, liều dùng, giá bán, chú ý trong khi sử dụng

Thuốc trị nấm âm đạo Clotrimazol

Thuốc Clotrimazol
Hình ảnh: Thuốc Clotrimazol

Thành phần của thuốc điều trị ngứa âm đạo Clotrimazole

  • Clotrimazole thuộc nhóm Imidazole điều trị nấm. Clotrimazole là thế hệ sau của ketoconazole có tác dụng điều trị hiệu quả nấm âm đạo gây viêm nhiễm kể cả các loại vi nấm trên da và niêm mạc.
  • Thành phần Clotrimazole 1% dạng cream, thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà.

Công dụng của thuốc Clotrimazole

  • Clotrimazole điều trị nấm ngoài da và cả nấm ở phía trong âm đạo. Điều trị hiệu quả nấm kháng thuốc, vi nấm và một số chủng vi khuẩn nhạy cảm với nấm.
  • Clotrimazole cũng được điều trị cho các loại nấm lang beng và viêm nang lông mu gây ngứa.

Tham khảo: Thuốc Clotrimazol: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Trị ngứa vùng kín bằng can thiệp ngoại khoa

Trị ngứa âm đạo do sùi mào gà

Đối với trường hợp ngứa âm đạo do sùi mào gà thì việc sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà hay bôi thuốc kháng sinh và kháng nấm không đem lại hiệu quả.
Khi xuất hiện các nốt sùi mào gà, đỏ ngứa và mưng mủ thì cần phải có can thiệp ngoại khoa như sử dụng đốt bằng tia laser, đốt nitro hay đốt bằng quang điện.

Trị ngứa âm đạo do sùi mào gà
Trị ngứa âm đạo do sùi mào gà

Các phương pháp đốt thường được tiến hành nhanh chóng, tỷ lệ thành công càng cao nếu phát hiện được bệnh sớm.

Điều trị ngứa âm đạo do ung thư âm đạo

Đối với ung thư âm đạo thì bệnh nhân bắt buộc phải điều trị để cắt bỏ u và nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
Khi khối u còn nhỏ có thể sử dụng các phương pháp như đốt laser hay xạ trị. Khi khối u đã to phải có can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Ung thư âm đạo là căn bệnh nguy hiểm bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu sớm để có phương pháp điều trị sớm nhất.

Cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất

Ngứa âm đạo gây khó chịu và bất tiện cho nhiều chị em trong đời sống hàng ngày. Để giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát gây khó chịu các chị em có thể tham khảo các phương pháp điều trị tại nhà như rửa âm đạo bằng lá trầu không hoặc nước muối.
Sử dụng nước đun từ lá trầu không hoặc nước muối sinh lý có thể làm dịu nhanh các triệu chứng của ngứa âm đạo.
Tuy nhiên để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ngứa chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Tại sao bà bầu bị ngứa vùng kín?

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Do thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ mang thai thì nội tiết tố estrogen được tiết ra nhiều hơn. Từ đó hình thành nhiều hơn glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
PH vùng kín thay đổi: Trong quá trình mang thai vùng kín có sự thay đổi pH dịch sinh học mất tác dụng diệt vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo bằng con đường này.

Ngứa âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Gây bất tiện cho sinh hoạt: Ngứa vùng kín làm bà bầu khó khăn trong nhiều hoạt động và sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, việc ngứa âm đạo khiến bà bầu dễ bị stress và căng thẳng hơn trong mang thai.
Tăng nguy cơ viêm và ung thư cổ tử cung: Việc viêm nhiễm phụ khoa làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào trong tử cung gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Nguy hiểm đến trẻ sơ sinh: Việc vi khuẩn và virus xâm nhập có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật thai nhi. Trẻ sinh đường âm đạo có nguy cơ cao mắc các bệnh về thị giác, hô hấp nếu bị các virus như herpes xâm nhập.

Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?

Sử dụng lá trầu không điều trị ngứa giai đoạn đầu cho bà bầu

Trầu không là phương pháp điều trị lành tính ít ảnh hưởng tới bà bầu mà vẫn điều trị rất hiệu quả. Phương pháp này giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng ngứa ở giai đoạn đoạn đầu cho bà bầu.
Cách tiến hành rửa rửa vùng kín bằng lá trầu không
Chuẩn bị 5 lá trầu không rửa sạch và đun với nước tới sôi. Đun tiếp 5 phút để tinh dầu và hoạt chất trong lá trầu không được giải phóng ra ngoài. Hòa thêm một chút nước để nước vừa đủ ấm. Sau đó mẹ bầu có thể sử dụng nước để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn bông sạch.
Thực hiện rửa vùng kín 2 đến 3 lần/ tuần có thể làm giảm triệu chứng ngứa âm đạo.

Sử dụng các công nghệ hiện đại để điều trị ngứa âm đạo

Trong thời kỳ mang thai việc sử dụng các thuốc bôi âm đạo có bản chất là kháng sinh do có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại điều trị tận gốc các nguyên nhân gây ra ngứa âm đạo
Kỹ thuật Ozon: Kỹ thuật Ozon có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn gây ra ngứa âm đạo kể cả nấm Candida âm đạo. Phương pháp này tiêu diệt nhanh gọn nguyên nhân gây bệnh bằng công nghệ ozon hiện đại mà không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Kỹ thuật Oxy xanh công nghệ Đức: Công nghệ này tấn công vào cấu trúc DNA của vi khuẩn gây bệnh để tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian điều trị chỉ từ 5 đến 10 phút có thể tiêu diệt đến 99.85% vi khuẩn. Kỹ thuật hiện đại giúp tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn gây bệnh mà không gây đau đớn và ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi.

Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín có sao không?

Nguyên nhân quan hệ xong thường bị ngứa vùng kín

Sau quan hệ bị ngứa âm đạo có nguy hiểm không?
Sau quan hệ bị ngứa âm đạo có nguy hiểm không?

Tổn thương âm đạo sau quan hệ: Nguyên nhân có thể do quan hệ quá mạnh hoặc bản thân nữ giới ít dịch âm đạo và khô ngứa rất dễ bị tổn thương khi quan hệ. Khi có tổn thương rất dễ là nơi phát triển các ổ viêm nhiễm gây ngứa.
Mắc các bệnh phụ khoa: Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa thường có nguy cơ ngứa rát âm đạo sau quan hệ cao hơn.
Dị ứng với thành phần trong bao cao su: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bao cao su kém chất lượng có thể gây nên dị ứng khi sử dụng. Hoặc nữ giới bị dị ứng với các thành phần có trong bao cao su cũng có thể gây mẩn ngứa âm môi.

Cách điều trị ngứa âm đạo sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ nếu xuất hiện ngứa âm đạo thì nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng. Nếu có tổn thương vùng kín thì không nên quan hệ đến khi vết thương lành lại.
Nếu phụ nữ có âm đạo khô hạn thì nên sử dụng các dụng cụ gel bôi trơn để giảm ma sát trong khi quan hệ.
Đối với trường hợp sử dụng bao cao su có dị ứng bắt buộc phải dừng việc sử dụng bao cao su và rửa sạch âm đạo với nước. Nếu hiện tượng dị ứng tiến triển nặng thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị dị ứng.
Để đề phòng ngừa trong khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ âm đạo sau khi quan hệ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nên rửa nhẹ nhàng và không nên thụt rửa sâu vào âm đạo.

Bé gái 2 tuổi bị ngứa vùng kín

Nguyên nhân bé gái bị ngứa vùng kín

Bé 2 tuổi bị ngứa vùng kín có sao không?
Bé 2 tuổi bị ngứa vùng kín có sao không?

Hệ miễn dịch còn kém: Cấu trúc da bé còn mỏng và nhạy cảm. Nên khi tiếp xúc với các yếu tố nhiễm khuẩn bên ngoài rất dễ bị viêm nhiễm và ngứa ngáy. Ngoài ra việc lựa chọn các loại sữa tắm, bột giặt hay nước xả vải không phù hợp với da bé có thể làm bé dễ bị dị ứng và ngứa ngáy.
Bị dính môi nhỏ: Khi bé bị dính môi nhỏ trước tuổi dậy thì có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở bé gái. Nguyên nhân do nước tiểu không chảy ra thành dòng mà chia tay dễ bị đọng lại trên trên âm đạo và dễ gây nhiễm khuẩn cho âm đạo. Điều này thường xảy ra khi bé từ 1 đến 3 tuổi.
Trẻ bị nhiễm giun kim: Giun kim có thể bỏ từ hậu môn sang âm đạo gây ngứa. Phụ huynh có thể phát hiện qua các nếp nhăn ở hậu môn. Phụ huynh có thể đưa bé đến cơ sở y tế để khám và tẩy giun.

Cách điều trị ngứa vùng kín cho bé gái

Nên lựa chọn nước xả vải hay sữa tắm phù hợp với da của bé. Đối với bé sơ sinh thì việc sử dụng nước sạch để tắm rửa cho bé là tốt nhất.
Khi vệ sinh cho bé tránh cọ xát làm tổn thương vùng kín của bé, không nên ngâm bé quá lâu trong bồn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ đường hậu môn sang âm đạo. Sau khi tắm phải lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn và âm đạo.
Tiến hành tẩy giun cho bé theo định kỳ.
Tiến hành thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa nếu bé bị mắc phải.
Đối với các bé đang còn mặc bỉm thì không nên đóng quá chặt và tiến hành rửa thường xuyên để tránh bị hăm đường tiểu.

Cạo lông vùng kín bị ngứa có sao không?

Nguyên nhân sau khi cạo lông lại bị ngứa vùng kín

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau khi cạo lông nhưng nguyên nhân chính thường là do cạo lông sai cách khiến viêm nang chân lông và gây ngứa.
Chưa vệ sinh dao cạo sạch sẽ trước khi cạo: Điều này làm viêm nhiễm chân lông. Nguy cơ viêm nhiễm tăng cao hơn khi xảy ra vết xước trong quá trình cạo.
Sau khi cạo thường kích thích lông mọc nhanh và nhiều hơn là cho da bị viêm ngứa.
Việc cạo lông mu thường xuyên có thể gây kích ứng da làm da dễ mẩn đỏ.
Sử dụng các loại kem hoặc bọt hỗ trợ cạo lông vùng kín nhưng không vệ sinh sạch sẽ có thể làm bí nang lông rất dễ bị viêm ngứa.

Cạo lông xong bị ngứa phải làm sao?

Cách cạo lông vùng kín
Cách cạo lông vùng kín

Sau khi cạo lông nếu bị ngứa chị em nên rửa sạch bằng nước muối để rửa sạch sẽ vùng da vừa cạo. Không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh hay xà bông.
Có thể sử dụng các tinh chất để dưỡng ẩm cho vùng da sau khi cạo để vùng da không bị tổn thương và se khít lỗ chân lông hơn.
Nếu tình trạng ngứa và kèm theo sưng viêm thì chị em nên đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Cách cạo lông vùng kín mà không gây ngứa

Trước khi cạo lông chị em cần phải vệ sinh vùng kín và dao cạo sạch sẽ.
Lựa chọn cho mình một lưỡi dao cạo tốt để không gây tổn thương trên da. Các chị em có thể sử dụng kem cạo để tránh tổn thương trên da.
Sau khi cạo nên rửa sạch vùng da đã cạo bằng nước muối sinh lý. Đồng thời sử dụng các tinh chất lô hội kem dưỡng để làm mềm và se khít lỗ chân không.
Tuy nhiên lông mu là thành phần có ích bảo vệ cô bé trước những yếu tố tấn công từ bên ngoài như vi khuẩn, bụi bặm hay nước tiểu ra. Vì thế việc dọn dẹp cô bé không quá cần thiết mà có khi lại làm tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm. Vì thế nếu cô bé quá rậm rạp tốt nhất chỉ nên tỉa lông cho thông thoáng hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây