Thuốc Omeprem: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ

5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay nhiều có một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như nhóm thuốc ức chế bơm PPI với đại diện là Omeprem. Bài viết này sẽ đưa ra một số thông tin về thuốc này như: tác dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng với thuốc khác, lưu ý trên một số đối tượng đặc biệt để sử dụng thuốc được an toàn hiệu quả.

Omeprem là thuốc gì?

Omeprem thuốc nhóm thuốc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa có tác dụng trong điều trị viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng… Thuốc có thành phần chính là Omeprazole với hàm lượng 20mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim và được đóng gói vào một hộp gồm 2 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc được sản xuất bởi công ty  Remedica., Ltd sản xuất.

Tham khảo thêm: Thuốc Omeprazole: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Thuốc Omeprem có tác dụng gì?

Omeprazole thuộc nhóm thuốc hạn chế tiết acid dạ dày, nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc có tác dụng giảm tiết acid của dịch vị do đó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày hoặc các triệu chứng liên quan đến việc tiết acid quá mức gây nên.  

Omeprazol
Omeprazol

Cơ chế tác dụng của thuốc

H+K+ ATPase hay còn gọi là bơm proton đóng vai trò trong việc bài tiết acid dịch vị từ tế bào thành dạ dày vào trong đường tiêu hóa.

Omeprazol sau khi được đi vào cơ thể dưới tác dụng của môi trường acid với pH nhỏ hơn 5 được chuyển hóa thành các chất có khả năng gắn với bơm proton là acid sulphenic và  sulphenamide từ đó làm ức chế hoạt động tiết acid từ các tế bào thành dạ dày vào dạ dày của bơm này.  Khi hoạt động của các bơm này bị ức chế dẫn đến việc giảm tiết acid dịch vị vào dạ dày, tuy nhiên thuốc sẽ không ảnh hưởng đến sự tiết pepsin hay khối lượng acid dịch vị. Thuốc có thể tác động vào bơm proton một cách chọn lọc và không hồi phục tác dụng của bơm này.

Chỉ định của thuốc Omeprem

Chỉ định của thuốc Omeprem
Chỉ định của thuốc Omeprem

Với tác dụng giảm tiết acid dạ dày nên thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, tá tràng gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau.

Với tác dụng trên thuốc được chỉ định trong điều trị cho những bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược.

Ngoài ra thuốc được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có hội chứng Zollinger-Ellison (khối u làm tăng sản xuất acid dạ dày).

Cách sử dụng thuốc Omeprem

Cách sử dụng Omeprem
Cách sử dụng Omeprem

Cách dùng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, được sử dụng theo đường uống. Khuyến cáo sử dụng thuốc trước bữa ăn khoảng 1 tiếng do thức ăn làm giảm sự hấp thu thuốc. Thuốc không bền trong môi trường acid dạ dày do đó thuốc được bao phim để bảo vệ hoạt chất vì vậy việc nhai hay nghiền viên thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc vì vậy không nên nhai hay nghiền viên thuốc. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng khó nuốt hay một số lí do khác không thể nuốt thuốc có thể cân nhắc đến việc lựa chọn các dạng bào chế khác thích hợp hơn.

Liều dùng

Khi sử dụng thuốc để điều trị loét tá tràng thì cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày, sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 2 tuần. Nếu sau khoảng thời gian trên các triệu chứng của bệnh chưa khỏi hoàn toàn thì cho bệnh nhân sử dụng thuốc thêm 2 tuần. Đối với những bệnh nhân có đáp ứng điều trị kém có thể tăng liều lên cho bệnh nhân mới liều dùng là 2 viên/lần/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 4 tuần.

Khi sử dụng thuốc để điều trị loét dạ dày thì cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày, sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 4 tuần. Nếu sau khoảng thời gian trên các triệu chứng của bệnh chưa khỏi hoàn toàn thì cho bệnh nhân sử dụng thuốc thêm 4 tuần. Đối với những bệnh nhân có đáp ứng điều trị kém có thể tăng liều lên cho bệnh nhân mới liều dùng là 2 viên/lần/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 8 tuần.

Đối với những trường hợp sử dụng thuốc với mục đích phòng ngừa tá tràng tái phát thì cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày, có thể thay đổi liều dùng cho bệnh nhân có phù hợp như tăng liều lên 2 viên/lần /ngày tùy vào các trường hợp cụ thể.

Đối với những trường hợp sử dụng thuốc với mục đích phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát thì cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày, có thể thay đổi liều dùng cho bệnh nhân có phù hợp như tăng liều lên 2 viên/lần /ngày tùy vào các trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H.pylori cần sử dụng thuốc theo phác đồ kết hợp với các kháng sinh có phổ tác dụng trên H.pylori như sau;

Sử dụng 1 viên Omeprem/lần kết hợp với 2 kháng sinh clarithromycin liều 500mg/lần  và amoxicillin liều 1000mg/lần và ngày sử dụng thuốc 2 lần và sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Hoặc phác đồ sử dụng 1 viên Omeprem/lần kết hợp với kháng sinh clarithromycin liều 250 hoặc 500 mg/lần và metronidazol liều 400mg/lần và ngày sử dụng thuốc 2 lần uống liên tục trong vòng 7 ngày.

Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về một số phác đồ điều trị khác trong trường hợp này.

Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị loét dạ dày tá tràng liên quan đến việc sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau phi steroid (NSAID) thì khuyến cáo cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày với thời gian điều trị là 4 -8 tuần.

Khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược thì khuyến cáo cho bệnh nhân sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày trong 4-8 tuần.

Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị hội chứng Zollinger-Ellison thì khuyến cáo liều khỏi đầu là 3 viên/ngày có thể tăng liều dùng cho bệnh nhân nếu liều vượt quá 4 viên/ngày có thể chia ra uống 2 lần trong ngày.

Bạn nên tuân thủ theo liều sử dụng mà bác sĩ kê đơn để tránh hiện tượng quá liều và hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Tác dụng phụ của thuốc Omeprem

Tác dụng phụ của thuốc Omeprem
Tác dụng phụ của thuốc Omeprem

Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên tiêu  hóa như một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa buồn nôn, chướng bụng, nôn, đau bụng, táo bón với tần suất hay gặp phải khi sử dụng thuốc. Một số tác dụng không mong nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trên tiêu hóa như: nhiễm nấm, khô miệng, viêm dạ dày tuy nhiên các tác dụng phụ này thường hiếm gặp khi sử dụng thuốc.

Một số tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh có thể xảy ra sau khi bệnh nhân uống thuốc như: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt với tần suất hay gặp phải. Ngoài ra nghiên trọng hơn bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn cảm giác, lú lẫn, ảo giác trầm cảm tuy nhiên rất hiếm xảy ra. Chú ý theo dõi bệnh nhân đặc biệt là ở đối tượng người cao tuổi.

Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch như phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ, phù mạch tuy nhiên nhưng hiếm xảy ra. Nếu gặp các tác dụng phụ này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất để được điều trị kịp thời

Các tác dụng không mong muốn trên da và mô dưới da được báo cáo sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc như: ngứa, phát ban, mề đay với tần suất ít gặp phải. 

Một số tác dụng không mong muốn trên gan có thể xảy ra sau khi bệnh nhân uống thuốc như: xét nghiệm thấy transaminase tăng, hoặc có báo cáo về tình trạng viêm gan, vàng da với tần suất hiếm gặp. Ở bệnh nhân suy gan có thể để lại tác dụng không mong muốn như bệnh não gan vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Một số tác dụng không mong muốn trên hô hấp có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như co thắt phế quản vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân hen phế quản.

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn trên hệ nội tiết của cơ thể như to ở đàn ông với tần suất hiếm gặp.

Hiện nay một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc có báo cáo về một số tác dụng không mong muốn trên cơ xương khớp như: đau khớp, đau cơ với tần suất hiếm xảy ra.

Các tác dụng không mong muốn trên thận tiết niệu được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như: viêm thận kẽ với tần suất hiếm gặp.

Nếu bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc gặp phải các tác dụng không mong muốn có trên đây cần báo cáo lại cho bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp, nếu có xuất hiện các biểu hiện dị ứng cần ngừng thuốc và báo cáo lại để tìm thuốc thay thế. Trước khi sử dụng thuốc đọc kỹ các thành phần để chắc chắn mình không có tiền sử dị ứng gì liên quan đến thành phần của thuốc.

Chống chỉ định của thuốc Omeprem

Thuốc được chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với omeprazole và tá dược khác có trong thuốc.

Tương tác của Omeprem với các thuốc khác

Tương tác của Omeprem với các thuốc khác
Tương tác của Omeprem với các thuốc khác

Do Omeprazol làm giảm sự bài tiết acid dịch vị vì vậy có thể làm thay đổi pH dạ dày, việc phối hợp sử dụng thêm với các thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH có thể xảy ra tương tác ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc phối hợp cùng.

Khi cho bệnh nhân sử dụng đồng thời Omeprazol với Nelfinavir, atazanavir thì nồng độ các thuốc này trong máu có thể bị giảm đi từ đó làm giảm tác dụng điều trị của các thuốc này do tác động của Omeprazol làm giảm sự hấp thu của các thuốc trên. Vì vậy khuyến cáo không cho bệnh nhân sử dụng đồng thời  Omeprazol với Nelfinavir hoặc atazanavir, nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng Nelfinavir hoặc atazanavir thì nên lựa chọn thuốc khác thay thế.

Nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời omeprazole với digoxin thì có thể làm tăng sinh khả dụng của digoxin tuy nhiên ít báo cáo về các tác dụng không mong muốn khi phối hợp 2 thuốc này cận theo dõi nồng độ của digoxin đặc biệt là đối tượng người già khi sử dụng Omeprazol với liều cao.

Khi cho bệnh nhân sử dụng đồng thời Clopidogrel với Omeprazol có thể làm giảm tác dụng ức chế tiểu cầu của Clopidogrel, có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn trên tim mạch khí phối hợp 2 thuốc này vì vậy Clopidogrel và Omeprazol không được khuyến khích phối hợp với nhau.

Ketoconazole và itraconazole hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày do đó khi sử dụng với Omeprazol sẽ làm giảm sự hấp thu của các thuốc này từ đó làm giảm tác dụng của các thuốc này, xem xét hiệu chỉnh liều nếu cần thiết

Không sử dụng đồng thời posaconazole hoặc erlotinib với Omeprazol do làm giảm hấp thu và tác dụng điều trị của các thuốc này khi phối hợp với Omeprazole.

Omeprazol có tác dụng ức chế enzym CYP2C19 do đó nếu phối hợp Omeprazol với một số thuốc được biết đến là cơ chất của enzyme này sẽ làm giảm chuyển hóa của các thuốc đó từ đó làm tăng nồng độ cũng như nguy cơ về độc tính của thuốc khi phối hợp với Omeprazol.

Diazepam, phenytoin, warfarin là các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym cyp2C19 do đó khi phối hợp với Omeprazol sẽ làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, tăng tác dụng của các thuốc này đồng thời nguy cơ về độc tính cũng có thể tăng.

Khi cho bệnh nhân sử dụng đồng thời Cilostazol với Omeprazole thì nồng độ của Cilostazol trong máu tăng lên.

Phenytoin khi sử dụng đồng thời với omeprazole sẽ làm tăng nồng độ của Phenytoin trong máu do đó khi phối hợp 2 thuốc này với nhau cần nồng độ phenytoin trong máu nên được theo dõi và có thể hiệu chỉnh liều dùng cho bệnh nhân khi phối hợp 2 thuốc này.

Nếu cho bệnh nhân sử dụng phối hợp omeprazol với saquinavir  hoặc ritonavir thì nồng độ của các thuốc này trong máu có thể tăng lên nhưng chưa xác định được cơ chế.

Nếu cho bệnh nhân sử động thời omeprazole với tacrolimus thì nồng độ của thuốc này tăng lên nguy cơ về độc tính của Tacrolimus cũng có thể tăng lên vì vậy cần xem xét nồng độ tacrolimus, độ thanh thải creatinin của bệnh nhân khi phối hợp 2 thuốc này với nhau để xem xét việc hiệu chỉnh liều dùng cho phù hợp. 

Omeprazol có thể làm tăng nồng độ của Methotrexate trong máu nếu cho bệnh nhân sử dụng đồng thời 2 thuốc này với nhau, nguy cơ độc tính của methotrexat cũng có thể tăng do đó nếu bệnh nhân đang được điều trị methotrexate liều cao không nên phối hợp sử dụng với omeprazole.

Omeprazole được biết đến là chuyển hóa qua gan bỏi hệ enzym CYP2C19 và CYP3A4 do đó khi phối hợp với các thuốc có tác dụng ức chế enzym này sẽ làm giảm chuyển hóa thuốc từ đó tăng nồng độ của Omeprazol.

Clarithromycin và voriconazole được biết đến là có khả năng ức chế các enzym chuyển hóa thuốc của omeprazol do đó nếu phối hợp các thuốc này với Omeprazol sẽ làm cho  sự chuyển hóa của Omeprazole giảm đi và tăng nồng độ của nó trong máu vì vậy cần xem xét hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan nếu cần thiết.

Omeprazole khi phối hợp với các thuốc cảm ứng enzym CYP2C19 và CYP3A4 sẽ làm cho sự chuyển hóa của Omeprazol tăng lên do đó làm tăng chuyển hóa của omeprazole qua gan từ đó làm giảm nồng độ của nó trong máu, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc vì vậy cần xem xét có thể hiệu chỉnh liều dùng của bệnh nhân khi cần thiết.

Một số thuốc cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của Omeprazole như rifampicin… việc phối hợp các thuốc này với Omeprazole sẽ làm tăng chuyển hóa và giảm tác dụng của Omeprazol.

Omeprazol khi cho bệnh nhân phối hợp đồng thời với các thuốc dicoumarol sẽ làm tăng tác dụng chống đông của thuốc này.

Như vậy bạn cần báo cáo cho bác sĩ các thuốc đang được điều trị để từ đó xem xét mức độ của các tương tác thuốc có thể xảy ra, để bác sĩ có thể đưa ra cho bạn các hướng dẫn hạn chế các tương tác thuốc. Không tự ý phối hợp các thuốc khác nếu không có chỉ dẫn của bác kèm theo.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Omeprem được không?

Phụ nữ có thai chỉ sử dụng Omeprem khi thực sự cần thiết
Phụ nữ có thai chỉ sử dụng Omeprem khi thực sự cần thiết

Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có các báo cáo về các tác dụng không mong muốn trên thai nhi khi người mẹ sử dụng thuốc tuy nhiên để an toàn chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết khi có các chứng minh về lợi ích của thuốc trên bệnh nhân lớn hơn nguy cơ xảy ra.

Phụ nữ cho con bú: Các nghiên cứu và báo cáo cho thấy thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ tuy nhiên hiếm thấy báo cáo về các tác dụng không mong muốn  xảy ra trên trẻ nhỏ khi người mẹ sử dụng thuốc tuy nhiên an toàn chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết khi có các chứng minh về lợi ích của thuốc trên bệnh nhân lớn hơn nguy cơ xảy ra.

Thuốc Omeprem giá bao nhiêu?

Hiện nay giá bán của Omeprem trên thị trường là 3000 đồng/viên tương đương với 52000 đồng/hộp gồm 14 viên. Giá bạn có thể khác nhau đôi chút do số lượng viên trong hộp khác nhau, nhà phân phối thuốc khác nhau.

Thuốc Omeprem mua ở đâu?

Thuốc có thể được bán tại nhiều của hàng khác nhau trên toàn quốc tuy nhiên mua thuốc ở đâu với giá cả hợp lý, chất lượng, uy tín lại là câu hỏi của nhiều người. Ở bài viết này đưa ra cho bạn về một số nơi có thể mua thuốc như Ngọc Anh, Lưu Anh… đây là những nhà thuốc có giá cả hợp lý, dược sĩ có kiến thức chuyên môn, cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết khi sử dụng thuốc. Bạn cũng có thể mua thuốc tại cửa hàng thuốc ở các bệnh viện lớn như BV Đại học Y Hà Nội, BV quân đối 108…

Nếu có thắc mắc có thể nhắn tin cho page để được giải đáp.

 

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây