Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

Đánh giá post

Việc dậy thì của các bé gái được đánh dấu bằng việc xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Ở trong giai đoạn này bé thay đổi từ ngoại hình đến tính cách nhiều nhất. Cơ thể trở lên mềm mại, nhẹ nhàng hơn và xuất hiện chu kỳ hàng tháng. Không ít người gặp rắc rối việc xuất hiện chu kỳ hàng tháng và vô cùng lo lắng khi xảy ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì khiến cha mẹ càng lo lắng hơn không biết con gái mình có làm sao không. Chúng ta cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về việc rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cũng như cách khắc phục tình trạng này nhé.

Khi đến một độ tuổi nhất định thì phái nữ sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Điều này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành về cơ thể, trong nhận thức mà điều kì diệu hơn nữa là việc có đủ khả năng để làm mẹ. Kinh nguyệt như một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và nó đến hết sức tự nhiên. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt do đâu mà có? Ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ âm đạo của người phụ nữ sau khi trứng rụng nhưng xảy ra quá trình thụ tinh. Trứng sau khi rụng sẽ được chuyển từ ống dẫn trứng về phía tử cung. Hormon estrogen( hormone sinh dục quan trọng của nữ) do buồng trứng tạo ra tác động trực tiếp đến lớp nội mạc của tử cung. Đây là lớp nằm ở phía bên trong cùng của tử cung mềm xốp làm nhiệm vụ bao bọc lấy mặt bên trong của tử cung. Dưới tác động của hormon trên lớp niêm mạc này sẽ dày lên sẵn sàng cho việc làm tổ của trứng khi đã được tinh trùng thụ tinh thành công.nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp nội mạc này sẽ bong ra và tạo thành máu thải ra bên ngoài. Máu đó chính là kinh nguyệt.

Máu kinh là có màu đỏ thẫm bao gồm máu và chất nhầy. Máu kinh không phải là máu đông mà là dạng lỏng nhớt nếu xuất hiện các cục máu đông với số lượng ít, kích cỡ bình thường đó là do các mảng tróc của niêm mạc tử cung tạo ra. Trong trường hợp máu có mùi tanh nồng, màu sắc khác biệt và xuất hiện nhiều cục máu đông to bất thường thì có thể bạn đã có vấn đề về sức khỏe và cần đi khám ngay bác sĩ để loại bỏ tình trạng này.

Lượng máu mất ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt rơi vào khoảng từ 15ml -60ml và kéo dài trong khoảng từ 3-5 ngày. Kinh nguyệt có tính chất lặp lại và gõ cửa từng tháng với chu kì là 28-32 ngày.

Tham khảo thêm: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Lịch tính chu kỳ kinh nguyệt trong 30 ngày

Kinh nguyệt xuất hiện ở độ tuổi nào?

Vào những thập kỷ trước thì chu kỳ kinh nguyệt đến vào độ tuổi khá muộn ví dụ như các nước  u Mĩ thì có kinh nguyệt lần đầu vào trung bình độ tuổi là 12-13 tuổi. Còn ở Trung Quốc theo thống kê năm 1963-1964 thì lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện muộn hơn 1 chút đó là 14,5 tuổi. Có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện vào độ tuổi nào thì phụ thuộc vào cơ địa và mức độ sinh hoạt của mỗi người, cũng như môi trường sống của người đó. Và thường nằm vào độ tuổi từ 10-16 tuổi thì xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Các bé gái thì có tuổi dậy thì sớm hơn các bé trai khoảng 1.5 đến 2 năm.

Kinh nguyệt xuất hiện vào độ tuổi nào?
Kinh nguyệt xuất hiện vào độ tuổi nào?

Ngày nay thì độ tuổi có kinh nguyệt thì thường đến sớm hơn rất nhiều so với ngày xưa. Đó là do sự khác biệt về chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể trẻ của ngày xưa so với ngày nay. Trẻ em ngày nay với lượng hấp thu các dưỡng chất nạp vào cơ thể thì sẽ lớn nhanh hơn và bước vào độ tuổi dậy thì sớm hơn. Độ tuổi kinh nguyệt lần đầu đã giảm xuống là 9-14 tuổi. Tuy nhiên cha mẹ đặc biệt chú ý đến tình trạng bé có kinh nguyệt sớm trước 8 tuổi. Nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho trẻ như ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến chiều cao, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa năng, đặc biệt là quan hệ tình dục. Trẻ rất dễ bị xâm hại tình dục bởi những kẻ xấu. Cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm đến trẻ trong giai đoạn dậy thì của bé nhé. Cũng có trường hợp kinh nguyệt đến rất muộn 17-18 tuổi mới có. Nguyên nhân có thể là do di truyền, cơ địa, thói quen thức khuya của trẻ và ăn uống thiếu chất,… Các trường hợp trẻ dậy thì quá sớm hoặc quá muộn thì cha mẹ lên cho trẻ đến khám bác sĩ để tránh trường hợp tác động xấu đến trẻ nhé.

Và đến một độ tuổi nhất định thì cơ thể phụ nữ sẽ dừng sản xuất trứng thời kỳ đó được gọi là mãn kinh. Từ 45-50 là giai đoạn mãn kinh của phụ nữ chấm dứt chuỗi kinh nguyệt hàng tháng và không thể có con được nữa.

Tại sao con gái dễ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Là hiện tượng kinh nguyệt diễn ra không đều và không theo chu kì cùng với các biểu hiện đi kèm như khi có kinh nguyệt thì màu sắc của máu thay đổi, lượng máu lúc ít lúc nhiều, đau bụng dữ dội khi xuất hiện kinh nguyệt,….Và một số biểu hiện khác như kinh nguyệt đến muộn, rong kinh, bế kinh và thậm chí vô kinh.

Việc rối loạn kinh nguyệt diễn ra khá phổ biến đối với các bé gái, nhất là khoảng 2-3 năm đầu khi kinh nguyệt đến. Thông thường thì kinh nguyệt sẽ theo chu kì từ 28-32 ngày lặp lại một lần nhưng cũng có trẻ thì một tháng có khi xuất hiện đến 2 lần kinh nguyệt hoặc 2-3 tháng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Tai sao lại xuất hiện tình trạng rối loạn như thế. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân của nó nhé.

Nội tiết tố chưa ổn định

Trong cơ thể nữ giới luôn sản xuất ra 2 hormon sinh dục quan trọng đó là estrogen và progesterone. Đây là 2 hormon đặc trưng để giới tính của các bạn gái như sự nữ tính, nhẹ nhàng, mềm mại,… và điều hòa quá trình xảy ra kinh nguyệt . Cơ chế tiết ra 2 hormon này vô cùng phức tạp liên quan đến bộ 3: tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng.Nếu xảy ra những rối loạn liên quan đến 1 trong 3 cái này thì 2 hormon kia sẽ có sự mất cân bằng lần nhau. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt.

Đặc biệt đối với trẻ trong tuổi dậy thì cơ thể trải qua một biến động lớn về tâm sinh lý lên 2 hormon này chưa thể ổn định được và cần có thời gian để đạt đến trạng thái cân bằng. Vì thế đây cũng là giai đoạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất và khi qua tuổi dậy thì sẽ ít xuất hiện tình trạng này hơn. Ví dụ như buồng trứng ở độ tuổi này chưa có hoạt động ổn định nhất, dẫn đến tình trạng phóng noãn không đều có tháng phóng tới 2 lần có tháng lại không thấy phóng noãn. Đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tháng có 2 lần kinh nguyệt có khi lại không thấy xuất hiện.

Mang thai và sử dụng thuốc tránh thai

Mang thai và sử dụng thuốc tránh thai cũng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt
Mang thai và sử dụng thuốc tránh thai cũng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt

Bước vào độ tuổi dậy thì các bé luôn tò mò và muốn khám phá về cơ thể mình và một trong những điều đó là việc quan hệ tình dục trong độ tuổi dậy thì. Ở trong giai đoạn này thì cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện nhất việc quan hệ tình dục xong sử dụng thuốc tránh thai và có thai ngoài ý muốn gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt về sau này của trẻ.

Thuốc tránh thai thực chất là loại thuốc có chứa hormon sinh dục nữ ở trong đó. Việc sử dụng thuốc tránh thai như là việc đưa thêm vào cơ thể lượng hormon sinh dục nữ nhằm ức chế quá trình rụng trứng để tránh quá trình thụ thai. Đến một lúc nào đó hormon sẽ mất cân bằng nhau gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Còn khi mang thai thì sẽ bị mất kinh trong khoảng 9 tháng và sau khi sinh con ra có người sẽ có kinh luôn nhưng cũng có người bị mất kinh và không có trong khoảng một thời gian dài do lâu ngày không có cơ thể mất sự cân bằng điều hòa hormon sinh dục dẫn đến hiện tượng như thế.

Do chế độ ăn uống không phù hợp

Đây là nguyên nhân bên ngoài tác động vào và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này trẻ thường chưa có lối sống nề nếp khoa học và ăn uống không lành mạnh. Trẻ thường thích ăn những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn các loại bánh kẹo nước uống có ga và ăn nhiều đường, ăn đồ cay nóng, ăn đồ ăn nhanh,… Ngược lại đối với một số trẻ đã biết làm điệu và giữ eo lên đã nhịn ăn, bỏ bữa,…Tất cả những điều vữa liệt kê ở trên đều rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.

Ăn uống không điều độ làm trẻ sụt cân thiếu chất dinh dưỡng hoặc ăn nhiều đồ ngọt, chiên rán dẫn đến tình trạng béo phì,…ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Căng thẳng thần kinh quá mức

Căng thẳng thần kinh dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Căng thẳng thần kinh dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Trong giai đoạn trẻ ngồi trên ghế nhà trường thì áp lực học tập và điểm số luôn xảy đến với trẻ. Đây là độ tuổi có tâm lý bất ổn định nhất ranh giới giữa trẻ con và người lớn chưa được xác định. Chính vì thế lên vô cùng nhạy cảm cảm với những lời nói cử chỉ hành động của mọi người xung quanh. Cả nam và nữ đều rất dễ bị căng thẳng thần kinh, stress và gặp các vấn đề về cảm xúc, rối loạn hành vi, và có thể chống đối mọi người,…

Việc này không chỉ làm cho thần kinh căng thẳng, trí tuệ giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe học tập mà đối với các bé gái thì gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thần kinh bị tổn hại thì sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn , hormon ở tuyến vỏ thượng thận này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng dưới đồi và tuyến yên. Đây là 2 trong bộ 3 tiết hormon sinh dục ở nữ, khi nó bị tổn thương thì việc sản sinh ra hormon cũng thay đổi thất thường theo. Và từ đó kinh nguyệt của trẻ cũng diễn ra không đều nữa.

Việc kinh nguyệt bị rối loạn ở tuổi dậy thì diễn ra một cách thường xuyên và gặp ở hầu hết các trẻ. Điều này được cho là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và không có gì đáng lo cả. Thông thường việc rối loạn này sẽ được cải thiện khi qua tuổi dậy thì hoặc có trẻ sẽ là quá 20 tuổi. Nếu việc rối loạn này tiếp tục diễn ra và không ổn định thì phải đến gặp ngay bác sĩ để tư vấn một là bạn đang có thai hoặc gặp vấn đề gì đối với sức khỏe của bạn đấy.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì biểu hiện như thế nào?

Để biết được trẻ có đang bị rối loạn kinh nguyệt hay không. Cha mẹ hãy hỏi con xem có các biểu hiện nào dưới đây không nhé.các biểu hiện đó như sau:

  • Số ngày có kinh nguyệt
Số ngày có kinh nguyệt không đều
Số ngày có kinh nguyệt không đều

Thông thường kinh nguyệt sẽ ghé thăm khoảng 3-7 ngày. Nếu ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày hoặc xuất hiện hiện tượng rong kinh thì trẻ của bóng đang trong tình trạng rối loạn đấy.

  • Vòng chu kỳ của kinh nguyệt

Thường thì sau 28-32 ngày tính từ ngày có kinh đầu tiên thì sẽ có tiếp kinh lần tiếp theo. Nếu trong 1 tháng có kinh đến 2 lần hoặc 2-3 tháng vẫn chưa thấy có thì sẽ bị coi như là biểu hiện bất thường cần tìm ra nguyên nhân. Nếu dài quá có thể bạn đang có thai hoặc bị rối loạn kinh nguyệt. Hết sức chú ý đến vòng kinh nguyệt nhé.

  • Lượng máu màu sắc của kinh nguyệt

Lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 30-45ml được xem là trạng thái ổn định. Ở tuổi dậy thì lượng máu có khi có rất ít ( 10ml) hoặc có khi bị rong kinh chảy ra nhiều ( 70ml). Màu sắc máu thì đem thâm hoặc đỏ tươi có mùi khó chịu và bị vón thành nhiều cục.

  • Đau bụng dưới dữ dội khi có kinh nguyệt và phải tìm đến các loại thuốc giảm đau.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?

Chắc hẳn câu hỏi này luôn được đặt ra cho các phụ huynh nhà có con gái đang ở độ tuổi dậy thì. Nhưng ở độ tuổi dậy thì thì cơ thể của bé chưa thật sự ổn định phải mất đến 2-3 năm sau lần kinh nguyệt đầu tiên thì việc rối loạn sẽ đi vào ổn định. Về thực tế mà nói thì cha mẹ không nên quá lo lắng về việc rối loạn kinh nguyệt của con.

Hiện tượng rối loạn này sẽ được cải thiện khi trẻ qua giai đoạn dậy thì và bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên cũng không được quá chủ quan khi con bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài 6 tháng không có hoặc là tình trạng một tháng kinh chảy đến 3-4 lần, mất lượng máu tương đối lớn.

Điều trị kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Việc rối loạn này sẽ tự được khắc phục sau 2-3 năm nhưng để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hay chất lượng cuộc sống vui chơi của trẻ thì cha mẹ có thể khắc phục bằng các cách sau đây:

Áp dụng chế độ ăn cho trẻ thật khoa học

Áp dụng chế độ ăn cho trẻ thật khoa học giú hạn chế rối loạn kinh nguyệt
Áp dụng chế độ ăn cho trẻ thật khoa học giú hạn chế rối loạn kinh nguyệt
  • Chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, tạo miễn dịch tốt và tránh được nhiều bệnh. Nó giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng, ổn định chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.
  • Thức ăn giúp trẻ ổn định và điều hòa kinh nguyệt lên được cha mẹ đưa vào thực đơn hàng ngày như
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nguyên tố sắt như: thịt bò, hạt óc chó, thịt gà,… giúp tạo máu tốt bù đắp lượng máu mất đi trong quá trình kinh nguyệt
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, đặc biệt là uống nhiều nước. Tráng cho trẻ dùng các đồ uống có cồn có ga.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn đóng hộp.

Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt tốt

  • Việc căng thẳng, stress là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt vì thế ta nên khắc phục tình trạng này bằng cách tập thể dục nâng cao sức khỏe giúp đầu óc thông thoáng.
  • Cân đối thời gian giữa việc học tập và nghỉ ngơi. Chia sẻ những khó khăn niềm vui nỗi buồn với bạn bè và người thân không nên để trong lòng sinh uất ức.
  • Ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya, ngày ngủ đủ 7-8 tiếng.
  • Không được dùng các chất kích thích: rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Không lên tập thể dục quá mức, tạo trên tâm thế rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Có thể thử qua các bộ môn như: chạy bộ 20-30p, yoga, nhảy dây,…

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Trẻ trong độ tuổi dậy thì chưa thật sự hiểu biết, đủ nhận thức và kinh nghiệm trong việc bảo vệ vùng kín của mình. Các em đều hết sức non trẻ và vô tư. Cha mẹ phải cùng đồng hành với trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này. Mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách để phòng ngừa không bị vi khuẩn hay nhiễm trùng xâm nhập, ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa.

Cách chăm sóc vùng kín hàng ngày như sau

Cách chăm sóc vùng kín hàng ngày
Cách chăm sóc vùng kín hàng ngày
  • Rửa sạch vùng kín hàng ngày bằng nước sạch 1-2 lần hoặc bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ khác. Nếu trẻ nào có da nhạy cảm thì chỉ cần rửa bằng nước thôi cũng được
  • Không động chạm quá sâu vào âm đạo. Có thể mang vi khuẩn, virus xâm nhập dễ dàng.
  • Thay quần lót hàng ngày và giặt chúng thật sạch sẽ cho lần mặc lần sau.
  • Khi có kinh nguyệt thì băng vệ sinh nên được thay ra sau 4-5 h sử dụng và vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và sử dụng cái mới ngay cả khi chỉ ra một lượng nhỏ thì cũng phải chuyển sang cái mới.
  • Tránh mặc quần áo ẩm ướt, quần áo bó sát vào người gây ngứa ngáy khó chịu, không thấm hút được mồ hôi hiệu quả.

Sử dụng các loại thuốc

  • Nếu xảy ra tình trạng thiếu máu do mất kinh nguyệt quá nhiều thì ta có thể bổ sung các viên thuốc thích hợp
  • Uống viên sắt: sắt là nguyên tố quan trọng trong việc sản xuất ra hồng cầu tạo máu. Có thể sử dụng viên fe để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Trong trường hợp bị đau bụng dữ dội khi có kinh nguyệt thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đó như : paracetamol, ibuprofen,…
  • Đối với việc sử dụng thuốc thì cần có sự tư vấn của bác sĩ và tránh trường hợp lạm dụng thuốc quá nhiều.

Tham khảo thêm: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì tại nhà [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Khi nào thì cần gặp bác sĩ

Khi nào thì cần gặp bác sĩ
Khi nào thì cần gặp bác sĩ

Thực ra rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì hết sức là thường tình, cha mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng khi có những điều sau thì cha mẹ cũng nên chú ý và cho con đi thăm khám ngày bác sĩ:

  • Mất kinh lâu ngày không thấy trở lại( từ 3 tháng)
  • Vùng kín ngứa ngáy, bứt rứt, sưng đỏ, có mùi bất thường, khí hư ra nhiều.
  • Máu kinh có màu đen sậm, có mùi khó chịu và xuất hiện nhiều cục máu đông to.
  • Ngày kinh kéo dài thường là hơn 7 ngày hoặc ít hơn 2 ngày. Lượng máu ra rất nhiều, bụng đau dữ dội làm cơ thể dần bị suy nhược.
  • Nổi nhiều mụn trứng cá, sụt cân nhiều,…
  • Trong giai đoạn tuổi dậy thì cha mẹ nên theo sát con của mình cùng con phát triển và tâm sự với con tạo sự thấu hiểu với con nhé.

Tham khảo thêm: Khí hư là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khí hư bất thường

Lưu ý về cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

  • Xác định đúng được trẻ đang bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
  • Tìm ra những nguyên nhân tại sao lại dẫn đến các rối loạn này
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc chữa rối loạn cho trẻ.
  • Nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám cho con nếu gặp rối loạn kinh nguyệt thường xuyên nhé.
Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Lộc, tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội (Hanoi University of Pharmacy) - Một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Y tế Việt Nam. Với sứ mệnh đem đến những thông tin sức khỏe khoa học nhất, thông qua những bài viết được đăng trên Tạp chí sức khỏe Heal Central (Health Education Assets Library) tôi mong muốn tất cả mọi người đều có thể trang bị những kiến thức cơ bản về y học - cách sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây