Suy nhược cơ thể là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Đánh giá post

Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến chúng ta luôn bị cuốn theo guồng quay của công việc, làm việc liên tục không ngừng nghỉ đồng thời giờ giấc bị đảo lộn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cơ thể mệt mỏi chồng chất mệt mỏi, căng thẳng, stress, ốm vặt kéo dài.

Và lâu dần dẫn đến hiện tượng suy nhược cơ thể – một căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Vậy suy nhược cơ thể là gì? Triệu chứng ra sao? Điều trị bằng cách nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Suy nhược cơ thể là bệnh gì?

Suy nhược cơ thể là bệnh gì?
Suy nhược cơ thể là bệnh gì?

Có thể nói, suy nhược cơ thể là một căn bệnh rất quen thuộc và phổ biến đối với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng có sự hiểu biết sâu về nguyên nhân, triệu chứng hay hậu quả của căn bệnh này.

Suy nhược cơ thể là một bệnh lý gây ra tình trạng mệt mỏi toàn thân, uể oải, kiệt sức suốt cả ngày cho dù người bệnh đã nghỉ ngơi khiến họ không còn đủ năng lượng để làm bất cứ việc gì. Việc cơ thể bị suy nhược ảnh hưởng trực tiếp cũng như lâu dài đến sức khỏe, tinh thần, công việc và cuộc sống của người bệnh.

Trên thực tế, suy nhược cơ thể có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam hay nữ, ít tuổi hay cao tuổi, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu hay những người làm việc liên tục không được nghỉ ngơi, chịu căng thẳng trong thời gian dài. Suy nhược cơ thể gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40 ( độ tuổi lao động), phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ngoài ra, các đối tượng như vừa trải qua phẫu thuật, hay bị ốm vặt, người già, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh… cũng dễ mắc phải suy nhược cơ thể.

Nếu bạn không khắc phục kịp thời tình trạng suy nhược cơ thể sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy như: khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên gặp ác mộng, sống khép kín, ngại giao tiếp và có thể dẫn đến tự kỷ, cơ thể thiếu năng lượng không muốn làm việc gì, sợ hãi một cách vô cớ, giảm khả năng tư duy, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, đôi khi không kiểm soát được cử chỉ hành vi của bản thân,…

Từ những biểu hiện trên ta có thể thấy, người bị suy nhược cơ thể không thể tập trung làm việc, không còn hứng thú trong công việc dẫn đến năng suất giảm sút, chất lượng công việc giảm, thất bại và dễ buông xuôi và nguy cơ cao dẫn đến tự kỷ, lúc này căn bệnh sẽ rất khó để điều trị.

Xem thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Đây là một vấn đề không chỉ người đang mắc phải mới quan tâm đến mà hầu hết mọi người đều thắc mắc.

Suy nhược cơ thể xuất phát từ việc bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi, kiệt quệ năng lượng, làm việc quá sức,… nên sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bạn cũng đừng chủ quan về căn bệnh này nhé.

Hậu quả đầu tiên mà suy nhược cơ thể gây ra là chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Trước hết là về sức khỏe, cơ thể của bạn giống như bị rút hết năng lượng, không còn hứng thú với bất kỳ việc gì, luôn cảm thấy mệt mỏi, đôi khi còn cảm thấy khó thở và ngất xỉu. Tiếp đến là tâm trạng luôn tồi tệ, cơ thể mệt mỏi khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc, dễ bị kích động, dễ cáu giận hay buồn bã, công việc cũng từ đó mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trở nên sa sút, thất bại. Nếu bạn không điều trị kịp thời thì cơ thể của bạn sẽ càng trở nên ốm yếu, và có thái độ thờ ơ, buông thả trong cuộc sống.

Hậu quả nặng hơn của suy nhược cơ thể chính là suy nhược thần kinh ( hay còn gọi là trầm cảm). Hai chứng bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên nếu bạn để tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài thì nguy cơ cao sẽ bị trầm cảm. Bản thân bạn sẽ dần cảm thấy tự ti, mặc cảm, sống khép mình, tự cho bản thân kém cỏi nên không còn muốn làm việc, tâm trạng luôn buồn bã, trí nhớ giảm sút,… Từ đó chất lượng cuộc sống bị suy giảm trầm trọng, tình trạng xấu nhất là tự sát để giải thoát cho bản thân.

Như vậy, ta có thể thấy suy nhược cơ thể là vô cùng nguy hiểm. Việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị, Nên ăn gì?

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Công việc căng thẳng là một nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Công việc căng thẳng là một nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ thể bị suy nhược. Một số nguyên nhân chính là:

Làm việc căng thẳng, thường xuyên lo âu, stress kéo dài: đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi và dẫn đến suy nhược cơ thể. Những người có những biểu hiện này thường chủ quan, không điều trị ngay nên dễ dẫn đến bị bệnh. Dần dần tạo thành vòng xoắn bệnh lý: mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến suy nhược cơ thể, rồi suy nhược cơ thể lại càng khiến cơ thể cảm thấy lo lắng, kiệt quệ,…

Một số bệnh mãn tính dẫn đến suy nhược cơ thể: tình trạng mất ngủ kéo dài, bệnh thận mãn tính, bệnh đái tháo đường khiến cơ thể bị suy nhược. Ngoài ra, việc ốm vặt thường xuyên, mất máu nhiều, cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể.

Cơ thể bị suy giảm miễn dịch: điều này khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nội khoa và làm cho cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ năng lượng.

Nhiễm trùng toàn thân: việc cơ thể bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến các bệnh như lao, viêm gan B,… và gây suy nhược cơ thể.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin: việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, lâu dần dẫn đến suy nhược.

Một số thuốc gây tác dụng phụ cũng khiến suy nhược cơ thể: thường tác động đến mức độ enzym trong cơ thể dẫn đến quá trình chuyển hóa bị thay đổi, hình thành nhiều chất trung gian chuyển hóa ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể.

Hạn chế vận động: do tính chất công việc phải ngồi yên một chỗ, nhiều người không vận động thường xuyên cũng có nguy cơ cao dẫn đến suy nhược cơ thể.

Mang thai, sinh đẻ, phẫu thuật cũng rất dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, kiệt quệ cho cơ thể và dẫn đến hiện tượng suy nhược.

Xem thêm: [Sự thật] Có nên uống Thập Toàn Đại Bổ TW3 không? Giá bán?

Triệu chứng của suy nhược cơ thể

Triệu chứng của suy nhược cơ thể
Triệu chứng của suy nhược cơ thể

Khi bị suy nhược cơ thể, bạn sẽ thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng sau:

Cân nặng bị tụt không kiểm soát: suy nhược cơ thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, chức năng tiêu hóa trong cơ thể bị suy giảm, khả năng hấp thu dưỡng chất kém… Từ đó, cơ thể bị suy nhược và sụt cân không kiểm soát.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đổ mồ hôi trộm, đôi khi bị ngất xỉu: suy nhược cơ thể làm bản thân không còn sức sống, không còn sức lực để làm việc cả về thể lực và trí óc, không cảm thấy hứng thú với những thứ xung quanh, trường hợp nặng hơn là thường xuyên bị ngất xỉu. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như khó thở, hoa mắt, tê mỏi tứ chi.

Tình trạng đau ốm kéo dài 6 tháng trở lên: đây là yếu tố chắc chắn về việc cơ thể bị suy nhược. Tình trạng đau ốm kéo dài 6 tháng khiến cơ thể bạn bị kiệt quệ, gầy yếu, xanh xao, thiếu sức sống.

Đau đầu, mất ngủ: suy nhược cơ thể đồng nghĩa với việc thần kinh cũng bị ảnh hưởng, chủ yếu do thiếu máu nên máu lên não không đủ. Do đó, triệu chứng đau đầu, mất ngủ, khó ngủ là rất dễ mắc phải.

Cơ thể xanh xao, tái nhợt: chủ yếu là do thiếu máu, chán ăn,… khiến da và niêm mạc trở nên xanh xao, tái nhợt còn kết mạc mắt thì có màu trắng thay vì màu đỏ như người bình thường.

Da bị sạm, xấu đi: cơ thể bị suy nhược khiến hệ nội tiết cũng bị rối loạn, cộng với yếu tố chán ăn dẫn đến thiếu hụt vitamin cùng các chất dinh dưỡng nên làn da bị xỉn màu, yếu ớt và lão hóa nhanh hơn.

Thường xuyên bị đau cơ, đau khớp ( không sưng đỏ): do không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và việc hạn chế vận động nên các cơ, khớp bị đau, mỏi và người bệnh sẽ càng không muốn vận động.

Giảm trí nhớ, kém tập trung: hệ thần kinh bị suy nhược làm cho não bộ thiếu tập trung. Từ đó, chất lượng công việc bị ảnh hưởng trầm trọng.

Tâm trạng bất ổn, thường xuyên tức giận hoặc sợ hãi vô cớ: suy nhược cơ thể làm bản thân cảm thấy khó chịu, từ đó tính khí cũng thất thường, dễ nóng nảy hơn.

Giảm khả năng tình dục: cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi khiến bản thân không còn cảm giác ham muốn, khả năng tình dục cũng từ đó mà suy giảm.

Chẩn đoán suy nhược cơ thể

Để chẩn đoán được tình trạng suy nhược cơ thể, bạn phải dựa vào những biểu hiện đầu tiên của bệnh:

  • Cơ thể bị mệt mỏi, ốm yếu, căng thẳng kéo dài, sụt cân không kiểm soát, dù đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, cụ thể là kéo dài 6 tháng trở lên.
  • Thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị ác mộng và toát mồ hôi trộm
  • Bản thân bị chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Thường bị đau bụng, táo bón do hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, khả năng hấp thu dưỡng chất cũng suy giảm.
  • Có thể bị viêm họng, đau mỏi cơ bắp, khớp xương, đặc biệt là ở vùng lưng, hay bị chuột rút.
  • Khả năng ghi nhớ bị suy giảm, khó tập trung vào một việc nào đó.
  • Sổ mũi, sốt nhẹ trong khoảng thời gian hơn 24 giờ.
  • Tim đập nhanh hơn bình thường.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn chán, lo lắng, hồi hộp, nóng nảy, sợ hãi vô cớ, dễ bị kích động.
  • Đối với phái nữ: bị rối loạn kinh nguyệt, không còn khoái cảm trong tình dục.
  • Đối với nam giới: sinh lý bị suy giảm, xuất tinh sớm.

Cách chữa trị suy nhược cơ thể

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Nhưng tốt nhất bạn nên kết hợp cả hai phương pháp để đẩy nhanh quá trình điều trị và đạt hiệu quả cao hơn.

Việc điều trị suy nhược cơ thể còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp nguyên nhân gây bệnh cụ thể để có cách chữa hiệu quả nhất:

Các trường hợp suy nhược cơ thể do lao động gắng sức dẫn đến mệt mỏi, kiệt quệ: cần phải đan xen giữa làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên tập thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, không tạo áp lực cho bản thân, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, các cảm xúc tiêu cực. Bổ sung các loại dưỡng chất, khoáng chất cùng vitamin cần thiết. Trường hợp này không cần thiết phải dùng thuốc điều trị

Các trường hợp suy nhược cơ thể do trầm cảm, rối loạn thần kinh: bên cạnh việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng thì người bệnh phải có phương pháp trị liệu tâm lý liên tục từ bác sĩ chuyên khoa. Và kết hợp với việc sử dụng thuốc để nhanh chóng đạt hiệu quả điều trị.

Các trường hợp suy nhược cơ thể do sinh đẻ hoặc phẫu thuật: người bệnh cần được bổ sung nước, điện giải, nhiều loại dinh dưỡng như đạm, chất béo, đường, tinh bột, vitamin, và khoáng chất,… Bên cạnh đó cũng cần các loại thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ chức năng tiêu hóa cho cơ thể.

Dùng thuốc

Thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Thuốc điều trị suy nhược cơ thể

Một số nhóm thuốc điều trị suy nhược cơ thể:

Thuốc chống trầm cảm: đa số các trường hợp suy nhược cơ thể cần dùng thuốc đều được bác sĩ kê đơn cho thuốc chống trầm cảm vì đây là nguyên nhân cũng như hậu quả của suy nhược cơ thể. Các thuốc phổ biến hiện nay là Paxil, Lexapro, Prozac…

Thuốc an thần: có tác dụng xoa dịu thần kinh, làm giảm cảm giác căng thẳng, lo âu của người bệnh, giúp họ ngủ ngon và sâu hơn. Có 2 nhóm thuốc chính là Barbiturate ( bao gồm các thuốc: phenobarbital, barbital, pentobarbital…) và Benzodiazepine ( bao gồm các thuốc: diazepam, clonazepam, lorazepam,…). Ngoài ra còn có nhóm thuốc kháng histamin ( Atarax) hoặc thuốc ngủ ( glutethimine, methyprylon)

Thuốc chẹn beta: nhóm thuốc này thường được sử dụng trong huyết áp cao và các bệnh tim mạch nên giúp làm giảm cảm giác lo âu, căng thẳng cho người bệnh. Các thuốc được sử dụng nhiều là Inderal, Tenormin.

Tuy các thuốc này có tác dụng trong điều trị nhưng rất dễ gây nghiện sau thời gian dài sử dụng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng mà phải dùng theo sự kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại thực phẩm chức năng người bệnh có thể sử dụng:

Vitamin B: các loại vitamin nhóm B là B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12 đều cần thiết để bổ sung cho người suy nhược cơ thể. Chúng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng hiệu quả của quá trình chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể, hỗ trợ các hoạt động của gan, kích thích cảm giác ngon miệng, cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng khả năng tạo hồng cầu tránh tình trạng thiếu máu,…

Vitamin C: việc bổ sung vitamin C giúp quá trình oxy hóa khử của tế bào được điều hòa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe, tốt cho hệ mạch máu.

Vitamin D: điều hòa quá trình chuyển hóa canxi, thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Vitamin E: ngăn chặn quá trình lão hóa, làm trẻ hóa làn da, ngăn chặn tình trạng nếp nhăn, khô ráp trên da.

Probiotic ( men vi sinh): đây là những vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột để hỗ trợ chức năng cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung Probiotic cho người suy nhược cơ thể giúp làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất này còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, đẩy lùi tình trạng trầm cảm.

Không dùng thuốc

Với những trường hợp không nhất thiết phải dùng thuốc thì bạn nên áp dụng các cách sau để điều trị suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoặc những người phải điều trị bằng thuốc cũng nên kết hợp để đẩy nhanh tiến trình điều trị.

Cần phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý ( nhiều nhất có thể), tránh làm việc căng thẳng, gắng sức.

Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

Không tạo áp lực cho bản thân, chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý.

Không thức quá muộn, nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

Bổ sung nhiều loại dưỡng chất từ thức ăn, rau củ quả. Một bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin. Có thể chế biến món ăn loãng và dễ nuối nếu bản thân không thấy ngon miệng.

Không hút thuốc, uống rượu bia, hay sử dụng các chất kích thích.

Làm việc vào buổi sáng khi cơ thể có nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái.

Khi cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, không cố gắng làm việc tiếp.

Thường xuyên tập thể dục, đi bộ và thư giãn cơ thể.

Có thể tham gia hội nhóm, gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, tránh tình trạng mặc cảm, tự ti, sống khép mình sẽ rất dễ dẫn đến tự kỷ.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh suy nhược cơ thể

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh suy nhược cơ thể
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh suy nhược cơ thể

Những người bị suy nhược cơ thể cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý để đảm bảo và nâng cao sức khỏe của bản thân, đẩy nhanh quá trình trị liệu và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: làm những việc quan trọng vào buổi sáng, ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1 tiếng; ban đêm nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya; khi cảm thấy mệt thì nghỉ ngơi, tuyệt đối không làm việc gắng sức.

Ăn đủ 3 bữa một ngày. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Nên ăn nhiều loại hoa quả có vị thanh mát như thanh long, nho, cam, bưởi,… Điều quan trọng là bạn không nên ăn uống theo sở thích nhất thời mà phải theo một chế độ ăn uống lành mạnh và cố định. Chú ý ăn nhiều các loại rau xanh để bổ sung chất xơ tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn dầu mỡ,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần sắp xếp khung giờ cố định cho 3 bữa ăn sáng, trưa, tối của mình.

Thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Có thể thư giãn cơ thể bằng cách ngồi thiền hoặc đi bộ. Điều này không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt hơn mà còn giúp cho tình thần thoải mái, tỉnh táo. Từ đó sẽ làm việc tập trung và hiệu quả hơn

Không hút thuốc lá, uống rượu bia: thuốc lá, rượu bia không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng còn có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tính hiệu quả của thuốc. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bản thân.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, cảm xúc tích cực cho bản thân. Hạn chế tối đa việc tạo áp lực cho bản thân hoặc bắt ép bản thân làm một việc gì đó. Trong quá trình điều trị, điều quan trọng nhất là cần phải nghỉ ngơi và thư giãn.

Tóm lại, đối với những người bệnh suy nhược cơ thể thì cần phải nghiêm khắc với bản thân, tuân thủ theo các chế độ sinh hoạt lành mạnh mà bác sĩ đề xuất để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phòng tránh suy nhược cơ thể

Rèn luyện thể thao đề phòng ngừa suy nhược cơ thể
Rèn luyện thể thao đề phòng ngừa suy nhược cơ thể

Đây là vấn đề vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Để phòng tránh suy nhược cơ thể chúng ta cần:

  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Hạn chế tối đa việc bắt ép bản thân làm việc gắng sức, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lo lắng kéo dài.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
  • Thường xuyên tập thể dục để tránh gặp phải tình trạng cơ thể bị trì trệ, cơ bắp dễ bị nhức mỏi.
  • Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài. Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, vui vẻ. Tham gia vào các hội nhóm hoặc thường xuyên gặp gỡ người thân, bạn bè để cơ thể được thư giãn, thoải mái, giải tỏa sự căng thẳng của công việc
  • Nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi lâu ngày, đau đầu, mất ngủ, ăn không ngon miệng,… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp

Suy nhược cơ thể khi nào cần đi khám bác sĩ?

Như các bạn đã thấy, suy nhược cơ thể càng để lâu thì sẽ càng khó điều trị và gây ra nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, ngay khi bạn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như ốm vặt lâu ngày, sốt nhẹ nhưng không khỏi, mất ngủ, ngủ không ngon, hay đổ mồ hôi trộm, ăn không ngon miệng, tâm trạng thường xuyên buồn bã, chán nản, dễ cáu gắt,… thì phải đến gặp bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.

Suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất nên cơ thể ốm yếu, xanh xao. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất,… từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá trứng, rau xanh, hoa quả,… để hạn chế tối đa việc thiếu hụt dưỡng chất.

Suy nhược cơ thể nên uống sữa gì?

Bên cạnh các loại sữa có hàm lượng vitamin cao như sữa tươi, sữa bột, bạn có thể uống sữa chua để bổ sung thêm các probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cho cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa các chất, đẩy lùi triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón.

Ngoài ra, các loại trà, sinh tố từ rau củ quả cũng rất có lợi cho những người suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước?

Những người bị suy nhược cơ thể thường bị mất nước, điện giải trầm trọng, vì vậy việc cung cấp nước thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia, thì việc truyền nước là cần thiết đối với những bệnh nhân suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, với những người bệnh còn tỉnh táo và ăn uống tốt thì việc truyền nước là không cần thiết, họ vẫn có thể cung cấp nước cho cơ thể qua đường uống. Việc truyền nước nên hạn chế tối đa vì nếu truyền nước không cẩn thận sẽ rất dễ gây ra những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Việc truyền nước, điện giải chỉ thực sự cần thiết khi người bệnh quá yếu, không thể ăn uống được và bị thiếu nước trầm trọng.

Tóm lại, suy nhược cơ thể tuy là căn bệnh phổ biến, có nhiều phương pháp điều trị và không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng lại vô cùng nguy hiểm và không thể xem nhẹ.

Hy vọng bài viết này giúp bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này. Từ đó biết cách điều trị và phòng tránh cho bản thân.

Ngày viết:
Tôi là dược sĩ Quang, hiện đang theo học tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Ngôi trường đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam. Tôi viết những bài này nhằm cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây