Thuốc trĩ Tomoko: Công dụng, chỉ định & hướng dẫn sử dụng

4.6/5 - (5 bình chọn)

Thuốc trĩ Tomoko

250.000

Tomoko là một loại thuốc có nguồn thảo dược và động vật có tác dụng điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và đại tràng táo nhiệt.

Danh mục:

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thuốc trĩ Tomoko”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có biết? Có tới 80% số bệnh nhân mắc trĩ do nguyên nhân táo bón kéo dài? Thật vậy, chứng minh của các nhà khoa học cho rằng: Nếu một bệnh nhân bị táo bón, họ phải dùng sức nhiều hơn để rặn cho phân ra ngoài, lâu dần thì áp lực này khiến thành trực tràng, hậu môn và tạo điều kiện cho búi trĩ sưng, viêm và sa xuống, hình thành nên bệnh trĩ. Số lượng bệnh nhân bị trĩ không phải ít, bệnh trĩ lại là bệnh dễ tái phát lại nhiều lần. Vậy có loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này? Heal Central xin giới thiệu đến các bạn một sản phẩm có thành phần dược liệu: Thuốc chữa trĩ Tomoko.

Tomoko là thuốc gì?

Hộp thuốc Tomoko
Hình ảnh: Hộp thuốc Tomoko

Tomoko là một loại thuốc có nguồn thảo dược và động vật có tác dụng điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và đại tràng táo nhiệt.
Thuốc trĩ Tomoko là sản phẩm do Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex sản xuất và được Công ty TNHH Công nghệ dược Minh An phân phối.
Với tác dụng đã được nghiên cứu và kiểm định, thuốc chữa trĩ Tomoko được cơ quan có thẩm quyền cấp SĐK là VD-25841-16.
Thuốc trĩ Tomoko là một sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang từ những thành phần cơ bản như sau:

  • Đương quy với hàm lượng 500mg.
  • Hoa hòe với hàm lượng 1000mg.
  •  Hoàng cầm với hàm lượng 500mg.
  •  Phòng phong với hàm lượng 500mg.
  •  Chỉ xác với hàm lượng 500mg cùng các tá dược khác.

Tham khảo: [SỰ THẬT] Thăng Trĩ Mộc Hoa có tốt không hay chỉ là lừa đảo bệnh nhân?

Thuốc trĩ Tomoko có tác dụng gì?

Nếu nói đến công dụng của thuốc Tomoko, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về công dụng của các thành phần dược liệu có trong thuốc này trước đã.

Thành phần đầu tiên: Hoa hòe

Có một điều mà chắc chắn những người nghiên cứu Đông y đều biết, đó là trong các bài thuốc chữa trĩ chưa bao giờ thiếu vị thuốc từ cây Hoa hòe – một loài cây họ Đậu (Fabaceae) có tên khoa học là Styphnolobium japonicum.
Trong một số bài thuốc chữa trĩ dùng Hòe mễ (hoa hòe), số khác lại dùng là Hòe giác (quả Hòe). Tuy vậy cả 2 vị thuốc này đều có thành phần hóa học có tác dụng chính là Rutin – một hợp chất Flavonoid có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch máu.
Một khi thành mạch được tăng sức bền sẽ giảm được nguy cơ sa tĩnh mạch trĩ trên và dưới (sa búi trĩ có nguyên nhân trực tiếp nhất là do giãn tĩnh mạch trĩ); ngoài ra với hệ tim mạch nói chung, tác dụng này còn làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giãn vỡ tĩnh mạch và đặc biệt là giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở người cao tuổi.

Thành phần thứ 2: Đương quy

Đây là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền Việt Nam cũng như Trung Quốc. Những nhà nghiên cứu Đông y lâu năm chắc hẳn sẽ biết vị thuốc này có chữ “quy” là bởi thuốc này có tác dụng điều khí huyết, giúp đưa huyết khí rối loạn trong cơ thể trở về vị trí cũ của chúng.
Ở Đương quy, các nhà khoa học tìm ra một số nguyên tố vi lượng quan trọng như vitamin B12, acid folic…bên cạnh các hợp chất quan trọng khác như tinh dầu, coumarin,…
Với kinh nghiệm của Y học cổ truyền, Đương quy được cho là có khả năng chống viêm, tăng lượng huyết sắc tố và hồng cầu (tác dụng này quan trọng với những bệnh nhân bị trĩ dai dẳng lâu ngày); giảm đau và an thần (nhờ hàm lượng tinh dầu trong Đương quy) và đặc biệt là tác dụng kháng khuẩn nổi trội đối với nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng – những vi khuẩn rất hay gây bội nhiễm trên các vết thương có sẵn.

Thành phần thứ 3: Hoàng cầm

Hoàng cầm hay Túc cầm là tên gọi một dược liệu được chế biến từ loài cây có tên khoa học là Scutellaria baicalensis Georg. thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Dược liệu có tác dụng chính là kháng khuẩn.
Dược tính của vị thuốc này không kém các kháng sinh khác, các loại tụ cầu vàng kháng penicillin có tính nhạy cảm rất lớn với Hoàng cầm, thêm vào đó, một số loại nấm và xoắn khuẩn Leptospira cũng dễ dàng bị tiêu diệt bởi dược liệu này.

Thành phần thứ 4: Phòng phong

Đây là vị thuốc chế biến từ rễ của cây Phòng phong, có tên khoa học là Ledebouriella seseloides Wolff thuộc họ hoa tán (Apiaceae).
Công dụng của Phòng phong chủ yếu là giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn. Nước sắc Phòng phong còn có công dụng với một số loại virus nhạy cảm.

Thành phần thứ 5: Chỉ xác

Chỉ xác là một vị thuốc khá quen thuộc, đây là quả xanh đã được phơi hoặc sấy khô của cây Quýt thuộc chi Citrus.
Ngoài tác dụng bổ phế chỉ khái mà người ta hay biết đến, Chỉ xác còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón – căn bệnh mà chiếm tới 80% số ca bệnh trĩ hiện nay.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy tác dụng điều trị bế kinh ở phụ nữ, bệnh đầy hơi chướng bụng khó tiêu, cam tích ở trẻ em…
Với các thành phần chính trên đây, Tomoko có những tác dụng sau đây:

  • Làm tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa trĩ triến triển và tái phát.
  • Giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng.
  • Kháng khuẩn, kháng nấm cơ hội gây viêm loét tại hậu môn – trực tràng.
  • Bổ huyết, giảm tình trạng thiếu máu ở những người đi ngoài ra máu thường xuyên.
Thành phần dược liệu của thuốc Tomoko
Thành phần dược liệu của thuốc Tomoko

Tham khảo: Thuốc bôi trĩ Titanoreine của Pháp có tốt không? Review, Cách sử dụng

Thuốc trĩ Tomoko

250.000

Tomoko là một loại thuốc có nguồn thảo dược và động vật có tác dụng điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và đại tràng táo nhiệt.

Danh mục:

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thuốc trĩ Tomoko”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ định của thuốc trĩ Tomoko

Với các công dụng trên đây, thuốc trĩ Tomoko được dùng cho những đối tượng bệnh nhân sau:

Tomoko điều trị trĩ, đi ngoài ra máu và đại tiện táo nhiệt
Tomoko điều trị trĩ, đi ngoài ra máu và đại tiện táo nhiệt
  • Bệnh nhân bị táo bón lâu ngày, đi ngoài ra máu do táo bón.
  • Bệnh nhân là phụ nữ sau sinh bị trĩ.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sưng, đau rát, ngứa ngáy, loét vùng hậu môn, trực tràng.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sa búi trĩ, trĩ nội hoặc trĩ ngoại.

Tham khảo: [REVIEW 2020] Spo Bio Trĩ có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cách dùng và liều dùng thuốc Tomoko

Cách dùng

Đây là một loại thuốc được bào chế dạng viên nang nên người bệnh cần uống thuốc cùng với một ly nước lọc hoặc nước sôi để nguội
Thời gian uống thuốc: Bệnh nhân nên sử dụng sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, không uống rượu, bia, các chất kích thích hoặc cay nóng.

Uống đủ nước để tối ưu hiệu quả của thuốc Tomoko
Uống đủ nước để tối ưu hiệu quả của thuốc Tomoko

Liều lượng

Liều sử dụng thuốc thông thường cho mỗi bệnh nhân là người lớn là mỗi lần uống 2 viên, mỗi ngày uống 3 lần.
Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên cố gắng duy trì mỗi đợt điều trị kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Lưu ý: Mỗi bệnh nhân có thể có đáp ứng điều trị khác nhau, cũng như vậy, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân lúc bắt đầu sử dụng thuốc cũng khác nhau, do vậy nếu bị bệnh bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và tuân thủ chặt chẽ liều đã được khuyến cáo đó. Tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên người nọ người kia hay tự ý tăng giảm liều.

Chống chỉ định của thuốc Tomoko

Bệnh nhân có các bệnh lý miễn dịch hệ thống cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng thuốc.
Bệnh nhân dị ứng với bất kì chất hay dược liệu nào trong Tomoko đều không được sử dụng thuốc.
Hòe hoa và Hoàng cầm chống chỉ định dùng với phụ nữ có thai, do vậy phụ nữ có thai không được sử dụng Tomoko trong bất kì trường hợp nào.
Theo quyển Dược đối của Trung Quốc, Hoàng cầm kị mẫu đơn, hành sống, lê lô nên không dùng chung các thuốc có thành phần này, cũng không dùng các loại thực phẩm này khi đang dùng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc trĩ Tomoko

Một số bệnh nhân sử dụng Tomoko có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ như tiêu chảy hoặc táo bón nhưng đa số sẽ hết sau vài ngày sử dụng thuốc. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến bệnh trĩ vốn có, bạn cần dừng thuốc và xin tư vấn của bác sĩ để được đổi thuốc khác.
Một số bệnh nhân chưa có tiền sử dị ứng nào nhưng vẫn bị nổi mẩn ngứa, khó chịu ngoài da khi dùng thuốc, nếu các phản ứng dị ứng nặng lên thì bệnh nhân cần ngừng thuốc và đổi thuốc khác.

Chú ý và thận trọng

Trong thời gian dùng thuốc, chú ý bệnh nhân không nên ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như thịt bò, thịt trâu…. Bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước và ăn hoa quả mọng nước như cam, quýt, thanh long, dưa hấu…
Tránh vận động quá mạnh có thể làm trĩ nặng hơn, tuy nhiên cũng không nên ngồi nhiều mà nên vận động nhẹ nhàng. Ngồi quá lâu không vận động cũng tạo áp lực lên vùng khung chậu gây ra bệnh trĩ.

Ảnh hưởng của thuốc trĩ Tomoko lên phụ nữ có thai và cho con bú

Như đã nói ở trên, thuốc trĩ Tomoko không nên được dùng cho phụ nữ có thai vì nhiều thành phần trong thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ sau khi sinh con có thể được sử dụng Tomoko theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản và trực tràng. Hiện chưa có nghiên cứu nào đủ thuyết phục chứng minh tính an toàn của thuốc Tomoko khi dùng cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác của thuốc trĩ Tomoko với các thuốc khác

Các thuốc có thành phần Mẫu đơn, Hành sống và Lê lô không nên dùng chung với Tomoko vì có thể tương kị với Hoàng cầm trong thuốc.
Theo Bản Thảo Kinh Mục, các dược liệu Can khương, Bạch liễm, Lê lô, Nguyên hoa cũng không nên dùng chung với Phòng phong. Do vậy không dùng chung Tomoko với những thuốc chứa thành phần này.

Thuốc trĩ Tomoko có tốt không?

Thuốc Tomoko là một sản phẩm dùng để điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội đi ngoài ra máu, đi ngoài dạng táo.

Đánh giá của Bs. Phạm Hưng Củng
Đánh giá của Bs. Phạm Hưng Củng

Theo bác sĩ Phạm Hưng Củng – Nguyên vụ trưởng Vụ y học cổ truyền – Bộ Y tế cho biết : “Hiện nay tỉ lệ bệnh trĩ ở người Việt Nam ngày càng nhiều và ngày càng trẻ hóa. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và đời sống. Là một loại thuốc mới song Tomoko với thành phần chủ yếu có nguồn thảo dược và động vật có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và đại tràng táo nhiệt mà không mang lại tác dụng phụ cho bệnh nhân. Thuốc thích hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân.”

Thuốc Tomoko giá bao nhiêu?

Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Quy cách đóng gói: Gồm 3 loại quy cách sau:

  • Loại nhỏ: Hộp gồm 3 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang.
  • Loại vừa: Hộp gồm 6 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang.
  • Loại lớn: Hộp gồm 10 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang.
Mặt trên của hộp thuốc Tomoko
Mặt trên của hộp thuốc Tomoko

Thuốc trĩ Tomoko do Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex sản xuất và được Công ty TNHH Công nghệ dược Minh An phân phối. Giá của các quy cách này là khác nhau, cụ thể như sau:

  • Loại nhỏ: Hộp gồm 3 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang: 250.000 VNĐ/hộp.
  • Loại vừa: Hộp gồm 6 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang: 460.000 VNĐ/hộp.
  • Loại lớn: Hộp gồm 10 vỉ thuốc, mỗi vỉ 10 viên nang: 750.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc trĩ Tomoko

250.000

Tomoko là một loại thuốc có nguồn thảo dược và động vật có tác dụng điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và đại tràng táo nhiệt.

Danh mục:

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thuốc trĩ Tomoko”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Tomoko mua ở đâu?

Hộp thuốc Tomoko chính hãng
Hộp thuốc Tomoko chính hãng

Do thuốc là một sản phẩm rất tốt của Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex và được phân phối rộng rãi bởi Công ty TNHH Công nghệ dược Minh An nên bạn rất dễ dàng mua thuốc tại tất cả các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây