Trầm cảm sau sinh là gì? Dấu hiệu, hậu quả và biện pháp khắc phục

Đánh giá post

Ngày nay, bệnh trầm cảm sau sinh đang ngày càng phổ biến và có rất nhiều bà mẹ gặp phải. Vậy đây là bệnh lý gì, có nguy hiểm không? Những đối tượng nào sẽ cớ nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh? Triệu chứng lâm sàng, cách chẩn đoán và điều trị của bệnh trầm cảm sau sinh là như thế nào? Dưới đây sẽ là giải đáp cho những câu hỏi trên.

Trầm cảm sau sinh là bệnh gì?

Trầm cảm sau sinh (tên tiếng anh là Postpartum Depression – viết tắt là PPD) là một dạng của bệnh trầm cảm, xuất phát từ sự thay đổi nồng độ hormon, tâm lý và xã hội của các bà mẹ sau khi sinh con. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh lý này là những thay đổi về tâm lý, cảm xúc của các bà mẹ: cảm thấy bi quan, lo lắng, buồn bã, thỉnh thoảng bật khóc, cảm thấy không được gắn kết hoặc không chăm sóc được tốt cho con. Trong trường hợp bệnh lý diễn biến nặng có thể gây ra các rối loạn tâm lý đến mức cực đoan ở các bà mẹ, gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Trầm cảm sau sinh không phải là một điểm yếu hay lỗ hổng trong nhân cách của các bà mẹ, nó đơn giản chỉ là một bệnh lý biến chứng sau sinh nở. Bệnh có thể gặp ở phụ nữ sinh con lần đầu và cả những người đã sinh con nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định trầm cảm sau sinh sẽ là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Khi mắc phải bệnh lý này, các bà mẹ sẽ đánh mất đi niềm vui có con và ảnh hưởng đến khả năng nuôi dạy trẻ. Những lo lắng, mệt mỏi, không có năng lượng, khó chịu hay thậm chí là cảm xúc kích động có thể khiến mẹ không thể dành cho con mình đầy đủ tình yêu và sự quan tâm chăm sóc, chính điều này lại khiến mẹ cảm thấy tội lỗi khiến bệnh lý ngày càng nặng hơn. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các bà mẹ có thể rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh dẫn đến các hành vi cực đoan như làm hại con hoặc có thể tự sát.

Ngoài ra, trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ. Việc mẹ bị trầm cảm có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng ngôn ngữ, không biết cách biểu đạt tình cảm và các rối loạn nhận thức khác.

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Suy giảm Hormon
Suy giảm Hormon

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác định được một nguyên nhân duy nhất hay cụ thể nào có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy vậy, các nguyên nhân gây ra bệnh lý này thông thường đều liên quan đến sự thay đổi về các yếu tố thể chất và tinh thần

Sự thay đổi về thể chất trong cơ thể: sau khi sinh, nồng độ của một số hormon trong cơ thể giảm mạnh như: estrogen, progesteron (quay về mức bình thường chỉ 3 ngày sau khi sinh). Các loại hormon liên quan đến tâm lý, tinh thần bị suy giảm, đặc biệt hormon của vỏ thượng thận (cortisol) và hormon tuyến giáp (hormon T3, T4) cũng giảm nhanh nên dẫn đến tình trạng các mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán chường, mất tinh thần, từ đó dễ mắc trầm cảm

Sự thay đổi về tinh thần (cảm xúc, tình cảm): các cơn đau sau khi sinh con có thể khiến mẹ bị mất ngủ, khó ngủ, kết hợp với những cảm xúc lo lắng có thể gây ra các khó khăn ngay cả trong những vấn đề nhỏ. Sau cảm giác vui mừng hạnh phúc khi con chào đời, các mẹ có thể đối diện với những bỡ ngỡ và lo lắng: liệu mình có thể chăm sóc tốt cho con, liệu con có gần gũi mình không. Với nhiều phụ nữ, việc có con còn khiến họ lo lắng sẽ mất đi khả năng kiểm soát cá nhân, mất đi cá tính, không còn trẻ trung như thời thiếu nữ… Tất cả những thay đổi này đều có khả năng dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh.

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt khi trầm cảm được nhìn nhận từ góc nhìn sinh học

Đối tượng nguy cơ của trầm cảm sau sinh

Các đối tượng có nguy cơ cao dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Những bà mẹ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm trước và trong thời kì mang thai
  • Phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ (càng ít tuổi càng có nguy cơ cao hơn mắc trầm cảm sau sinh)
  • Những trường hợp có tồn tại mâu thuẫn về việc mang thai: mang thai ngoài ý muốn, có con khi chưa kịp chuẩn bị tâm lý, đứa trẻ không được gia đình đón nhận
  • Những phụ nữ đã có nhiều con. Theo nghiên cứu, người có số con càng nhiều thì càng dễ trầm cảm hơn ở trong lần sinh con tiếp theo
  • Những bà mẹ đơn thân, chịu nhiều áp lực và định kiến của xã hội
  • Những phụ nữ gặp khó khăn về tài chính, ít nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh
  • Những người có xảy ra xung đột hôn nhân trong thời kì mang thai và sau khi sinh: người chồng không quan tâm, vô tâm với vợ hoặc ngoại tình khi vợ mang thai

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Triệu chứng trầm cảm sau sinh
Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện bắt đầu từ vài tuần sau khi sinh, đôi khi có thể xuất hiện ngay sau khi sinh đến sáu tháng sau

Những triệu chứng điển hình của bệnh lý bao gồm:

  • Có những biến động lớn trong tâm trạng của người phụ nữ: chán nản, mệt mỏi, cảm thấy không có năng lượng, có thể khóc rất nhiều hoặc bất chợt khóc to
  • Gặp những khó khăn khi kết nối với em bé: không dỗ được con khi bé khóc, không gần gũi con
  • Trong quan hệ với gia đình và bạn bè xung quanh thì có xu hướng thu mình lại và tách biệt với mọi người, không chuyện trò chia sẻ với người thân bạn bè
  • Có thể không cảm thấy thèm ăn, cũng có thể ăn nhiều hơn bình thường rất nhiều
  • Thường có biểu hiện khó ngủ. Trong 1 vài trường hợp sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ nhiều hơn bình thường
  • Đối với những điều trước đây từng yêu thích, nhiều phụ nữ bị trầm cảm có xu hướng giảm sự quan tâm và không còn cảm thấy vui vẻ, yêu thích nó như trước
  • Dễ cáu bẳn, khó chịu và tức giận
  • Luôn mang tâm lý lo sợ bản thân không làm được một người mẹ tốt, từ đó sẽ sinh ra cảm giác vô dụng, xấu hổ, cảm thấy tội lỗi và nghĩ mình không phù hợp làm mẹ
  • Suy giảm năng lực làm việc, khả năng suy nghĩ rành mạch và xử lí vấn đề, khó tập trung và đưa ra được một quyết định ngay lập tức
  • Có thể cảm thấy hoảng loạn và lo sợ trước mọi vấn đề trong cuộc sống
  • Nghiêm trọng nhất là tình trạng tinh thần không ổn định, luôn suy nghĩ về cái chết, dẫn đến các hành động làm tổn hại bản thân và em bé.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả mẹ và đứa trẻ:

  • Đối với người mẹ: bệnh trầm cảm khiến sức khỏe giảm sút (do triệu chứng mất ngủ và chán ăn), tinh thần và trí tuệ không còn được minh mẫn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Khi bệnh diễn biến nặng hơn khi không được điều trị đúng cách, chứng trầm cảm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng: người mẹ tự làm tổn thương bản thân hoặc làm hại đứa trẻ, có thể tự sát hoặc giết chính con mình

  • Đối với đứa trẻ: đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh có nguy cơ cao mắc phải các chứng rối loạn về cảm xúc và hành vi, biểu hiện bằng triệu chứng ngủ ít, biếng ăn và quấy khóc nhiều. Trẻ cũng có nguy cơ bị hội chứng tăng động (ADHD) hoặc có sự chậm phát triển hơn về mặt ngôn ngữ

Chẩn đoán trầm cảm sau sinh

Hiện nay, các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý trầm cảm sau sinh dựa trên tiêu chuẩn của DSM – 5 (do hội tâm thần Hoa Kì phát hành) hoặc ICD 10 (Bảng phân loại Quốc tế Bệnh tật)

Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – 5

Tiêu chuẩn chuẩn đoán DSM - 5
Tiêu chuẩn chuẩn đoán DSM – 5

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc trầm cảm sau khi khi xuất hiện ít nhất 5 triệu chứng và cùng tồn tại trong thời gian tối thiểu là 2 tuần. Các triệu chứng này phải có thay đổi so với trước. Trong đó phải có 2 triệu chứng quyết định là khí sắc trầm cảm và mất quan tâm hứng thú.

Các triệu chứng được coi là của bệnh trầm cảm khi:

  • Có thể gây ra sự đau khổ về mặt lâm sàng (khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, chức năng cơ thể suy giảm). Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và các lĩnh vực trong cuộc sống.
  • Các triệu chứng này không phải là hậu quả do tác động sinh lý của một chất hoặc một bệnh nào đó sinh ra.
  • Triệu chứng xuất hiện phải không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của giai đoạn hỗn hợp

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10

Bệnh trầm cảm được xác định khi có ít nhất là 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng sau:

  • Sắc mặt của bệnh nhân xuất hiện khí sắc trầm cảm.
  • Người bệnh không còn cảm thấy hứng thú với mọi việc xảy ra trong cuộc sống
  • Cơ thể mệt mỏi, các hoạt động giảm và luôn cảm thấy thiếu năng lượng
  • Ngoài ra, người bệnh cần phải có ít nhất 3 triệu chứng trong 7 triệu chứng phổ biến hay găp trong cuộc sống, như giảm tự tin, cảm thấy bị quan, ăn ngủ không tốt hoặc có suy nghĩ, hành vi tự sát

Ngoài các thang tiêu chuẩn trên, các bác sĩ có thể tham khảo thêm 1 số xét nghiệm để chẩn đoán trầm cảm sau sinh, bao gồm:

  • Xét nghiệm nồng độ Serotonin có trong huyết tương hoặc dịch não tủy: người bị trầm cảm sau sinh có nồng độ Serotonin trong máu thấp hơn mức bình thường (có trường hợp giảm chỉ còn 30% so với người bình thường)
  •  Làm điện não đồ: điện não đồ của những người mắc trầm cảm thường có chỉ số sóng Beta tăng, sóng Alpha giảm về cả chỉ số và biên độ
  • Tiến hành chụp MIR sọ não: một số vùng não của bệnh nhân trầm cảm có thể bị teo nhỏ

Điều trị trầm cảm sau sinh

Dùng thuốc

Điều trị trầm cảm sau sinh theo phương pháp dùng thuốc
Điều trị trầm cảm sau sinh theo phương pháp dùng thuốc

Các thuốc có tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh thường hay được sử dụng cho các bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh, điển hình gồm:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: có tác dụng tăng nồng độ Serotonin và cả Norepinphrine. Tuy nhiên tác dụng phụ của nhóm này là khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, khô miệng, có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa
  • Một số thuốc đặc trưng cho nhóm này: Amitriptylin, Clomipramin, Imipramin
  • Nhóm thuốc có tác dụng ức chế sự tái hấp thu chọn lọc Serotonin: hấp thu tốt và an toàn với những bà mẹ đang cho con bú

Các thuốc điển hình: Fluoxetin, Sertraline, Paroxetine

Một số loại thuốc khác cũng thường được sử dụng trong một số trường hợp khác nhau như Selegiline, Mirtazapine, Benzodiazepine…

Điều trị không dùng thuốc

Các thuốc điều trị trầm cảm có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn lên cả người mẹ và con (ở những bà mẹ cho con bú). Do vậy, phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng được nhiều người sử dụng

Cách trị liệu điển hình nhất của phương pháp này là sử dụng tư vấn tâm lý.  Đây là liệu pháp được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn nhẹ của bệnh, được thực hiện bằng các cuộc trò chuyện của các bác sĩ và chuyên gia tâm lý để giúp người bệnh vượt qua những vướng mắc đang gặp phải

Ngoài ra, điều trị bệnh trầm cảm cần có sự kết hợp với sự hỗ trợ, quan tâm từ gia đình mới đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Người bệnh khi cảm nhận được những tình cảm, sự quan tâm của gia đình sẽ dần mở lòng hơn và thoát ra khỏi những ám ảnh tâm lý đang gặp phải

Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Đầu tiên, cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu của bệnh và đi khám kịp thời để được các bác sĩ đưa ra phương hướng chữa trị hiệu quả nhất. Sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định để bệnh nhanh khỏi

Sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là từ người chồng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp phụ nữ vượt qua được bệnh trầm cảm sau sinh. Người chồng nên giúp vợ chăm con, quan tâm đến sức khỏe của vợ, chăm sóc, yêu thương và chia sẻ vớ vợ hơn trong mọi công việc để người vợ không còn cảm thấy cô độc, tủi thân, từ đó sẽ giúp vợ vượt qua được căn bệnh này

Người phụ nữ khi mắc trầm cảm thì cần phải có những thay đổi tích cực, chăm tập luyện thể thao hơn, bớt suy nghĩ hơn và học cách sẻ chia với mọi người xung quanh hơn để có thể vượt qua được thời kì này

Phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Phụ nữ khi có thai có thể phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh bằng cách:

  • Luôn giữ cho tâm trạng của bản thân vui vẻ, lạc quan, hạn chế việc cô lập bản thân và học cách chia sẻ những khó khăn mình đang gặp phải với chồng và người thân, bạn bè xung quanh
  • Có kế hoạch sinh nở và chăm sóc con kĩ lưỡng, tìm hiểu trước về việc sinh con, tránh tình trạng bỡ ngỡ lo lắng không biết phải làm gì khi sinh
  • Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng được các dưỡng chất, an toàn và lành mạnh, tránh các chất kích thích như rượu bí hay cà phê
  • Có sự vận động hợp lý khi mang thai như đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền hay tập Yoga
  • Không tự tạo áp lực lớn cho bản thân, chấp nhận những thiếu sót của bản thân, chỉ cần nghĩ đến việc đem lại tình yêu thương cho con, không cần cố gắng làm một bà mẹ hoàn hảo
  • Tìm đến các bác sĩ tư vấn có chuyên môn tin cậy

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh, không chỉ người mẹ cần chú ý mà sự quan tâm hỗ trợ của gia đình cũng rất quan trọng. Gia đình cần tạo không khí vui vẻ, luôn trò chuyện và chia sẻ các gánh nặng mà mẹ bầu gặp phải, khiến các mẹ cảm thấy bản thân được quan tâm, yêu thương, từ đó giúp phòng ngừa được bệnh lý trầm cảm sau khi sinh một cách hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không?

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân của bệnh mới có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không.

Đối với những bệnh nhân mắc trầm cảm ở mức độ nhẹ: người bệnh có thể tự khỏi mà không cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ. Bệnh nhân có thể tự chữa khỏi cho mình bằng cách “tự kỉ ám thị” – tự điều chỉnh lại tâm lý cho chính mình. Người mẹ luôn tự nhắc nhở bản thân rằng cần lạc quan vui vẻ, bệnh này có thể tự chữa khỏi, mình rất yêu con và sẽ không bao giờ làm hại con. Đồng thời, kết hợp các hoạt động thể thao, luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, chia sẻ với mọi người xung quanh để bệnh nhanh khỏi.

Tuy nhiên, cách nhanh nhất là an toàn nhất là đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Đặc biệt, với các trường hợp bệnh lý nặng, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ tâm lý và có sự phối hợp hỗ trợ của gia đình để có thể điều trị khỏi hoàn toàn

Trầm cảm sau sinh nên ăn gì?

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để khôi phục lại sức khỏe và giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Các thực phẩm nên ăn là:

  • Các thực phẩm chứa nhiều protein để bổ sung dinh dưỡng, kích thích sản xuất nột tiết như: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu Hà Lan
  • Các loại rau chứa nhiều chất xơ để cải thiện tiêu hóa
  • Các thực phẩm giàu Carbonhydrat để tăng sản xuất Serotonin: đường, bánh mì nguyên hạt, đậu…
  • Tránh các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá

Tìm hiểu thêm: Thuốc chống trầm cảm Amitriptylin 25mg: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ

 

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây