[CHIA SẺ] Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP của Bộ Y Tế mới nhất 2020

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, với chế độ ăn uống sinh hoạt chưa hợp lý đã làm gia tăng thêm nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Nổi bật trong số đó là bệnh lý Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay là một yêu cầu thiết yếu để chủ đồng phòng ngừa căn bệnh này. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây đẻ tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm dạ dày HP này.

Viêm dạ dày HP là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp là một bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện với tần suất ngày càng lớn trong giai đoạn hiện nay. Bệnh lý này do một loại ký sinh trong dạ dày là vi khuẩn Hp gây ra.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một vi xoắn khuẩn gram âm, di chuyển và sống ký sinh ở niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, làm giảm chức năng tế bào D( một loại tế bào thuộc hệ niêm mạc dạ dày hành tá tràng) dẫn đến ức chế tiết somatostatin, kích thích  niêm mạc dạ dày hành tá tràng tăng tiết gastrin và tăng acid ở dạ dày. Acid – pepsin được tiết ra đổ xuống tá tràng làm niêm mạc tá tràng thay đổi, tạo nên dị sản dạ dày ở tá tràng. Dị sản dạ dày tiết chất nhày kiểu hang vị tạo thuận lợi giúp Hp cư trú. Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng gây viêm, trợt, rồi loét tá tràng tương tự như nở dạ dày.

Theo thống kê y tế, hiện nay ở nước ta có khoảng 65 – 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào chứa vi khuẩn Hp trong cơ thể  cũng bị viêm dạ dày. Bởi trong cơ thể, vi khuẩn này có giai đoạn ngủ đông, nếu loại vi khuẩn này nằm im, không hoạt động, không gây ra các biến đổi trên niêm mạc dạ dày  và không gây hại gì cho người bệnh thì sẽ không gây ra bệnh.Tuy nhiên, khi chúng ở trạng thái hoạt động, chúng gây ra những biến chứng bệnh lý nặng nề như: Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Hình ảnh viêm dạ dày HP

Viêm dạ dày
Một số hình ảnh viêm dạ dày HP

Biểu hiện Viêm dạ dày HP

Bệnh viêm loét dạ dày dù cho nguyên nhân gì thì một số triệu chứng tương tự nhau,cụ thể bệnh nhân sẽ những biểu hiện như sau:

  • Đau bụng ở vùng thượng vị, bệnh nhân thường có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Khi cho bệnh nhân dùng thuốc antacid, giảm nhẹ được cơn đau.
  • Đau có tính chất chu kỳ trong ngày hoặc trong năm, đau theo nhịp điệu bữa ăn, đau khi đói ăn vào đỡ đau đối với viêm loét tá tràng và đau khi ăn vài giờ đối với viêm loét dạ dày. Đợt đau kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng hoặc cả năm sau lại xuất hiện một đợt đau. Càng về sau, bệnh càng mất dần tính chu kỳ, số đợt đau tăng dần và trở thành liên tục.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa như buồn nôn( kể cả khi trong dạ dày không có thức ăn), ợ hơi, ợ chua, táo lỏng thất thường, đầy bụng, chán ăn.
  • Đặc biệt, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen, mùi thối khắm thì bệnh viêm loét đã tiến triển và gây ra biến chứng. Lúc này bệnh nhân cần đến gặp bác sỹ để thăm khám và được tư vấn.
  • Khi thăm khám, đang trong cơn đau bệnh nhân co cứng cơ vùng thượng vị do aicd làm bỏng niêm mạc dạ dày; ấn điểm thượng vị hoặc môn vị thấy đau.

Chiếm tỷ lệ 20% là bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, thường tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng mà thay vào đó là biểu hiện đột ngột của một biến chứng như chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét,…

Yếu tố nguy cơ bệnh viêm dạ dày HP

bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra bệnh lý mạn tính nhưng loại trừ một đối tượng nào. Tuy nhiên, tỷ lệ bắt gặp viêm loét dạ dày chiếm phần lớn ở một số đói trượng, trường hợp sau đây:

  • Thói quen sử dụng thuốc lá và rượu bua vượt giới hạn cho phép

Trong thuốc lá có chứa hoạt chất chính là nicotin. Hoạt chất này sẽ kích thích cơ thể tăng sản sinh hormone Cortisol, ức chế bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời tăng bài tiết acid, nguy cơ làm bỏng niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, Rượu tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc, làm tăng tiết acid, ức chế tổng hợp prostaglandin nên tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.

  • Stress, chấn thương tinh thần

Stress được coi là yếu tố gây viêm loét dạ dày tá tràng mạnh thông qua việc tăng tiết andrenalin gây co mạch niêm mạc và ACTH – cortison gây tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy.

  • Tiền sử gia đình có người từng bị nhiễm vi khuẩn Hp

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp thường có tỷ lệ cao hơn khi trong gia đình có người từng nhiễm vi khuẩn Hp do lây nhiễm khi dùng chung bát đũa do vi khuẩn từ nước bọt của người nhiễm qua đũa, bát truyền cho đối tượng tiếp theo.

  • Người nhóm máu O

Ở những người nhóm máu O, cơ thể có kháng nguyên nhạy cảm với acid dịch vị, kích thích dịch vị sản sinh ra acid HCl, làm niêm mạc bỏng rát.

  • Tiền sử mắc một số bệnh lý như hội chứng Zollinger – Ellison( u đầu tụy), xơ gan

Ở bệnh nhân có tiền sử mắc một số bệnh như trên, làm suy giảm chức năng của các cơ quan, rối loạn chức năng chuyển hóa, thải độc của cơ thể. ví dụ như ở bệnh nhân xơ gan, làm suy giảm chức năng gan, không phân hủy được histamin nên kích thích tế bào viền tăng tiết acid HCl.

Nguyên nhân viêm dạ dày HP

Nguyên nhân viêm dạ dày HP
Nguyên nhân viêm dạ dày HP

Vi khuẩn Hp được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm loét dạ dày hành tá tràng Hp. Các cơ chế chính gây bệnh của Hp được phân tích như sau:

Vi khuẩn có chứa  một lượng lớn men urease, men này góp phần tạo nên NH4OH có khả năng trung hòa acid xung quanh nó đồng thời còn còn làm tổn thương niêm mạc mạc. Để đáp trả lại, cơ thể tăng cường tiết acid dịch vị, kết quả là làm tăng tình trạng kích thích dạ dày.

VI khuẩn tiết ra nội độc tố gây tổn thương tế bào biểu mô gây thoái hóa, bong tróc tế bào tạo điều kiện cho HCl và pepsin ăn mòn, gây ra trợt , loét trên niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc làm tế bào D( một loại tế bào thuộc hệ thống niêm mạc dạ dày) giảm tiết somatostatin nên làm tăng tiết gastrin vào máu, hậu quả là tăng khối lượng tế bào thành, tăng tiết acid HCl và tăng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.

Vi khuẩn sản xuất nhiều yếu tố có tác dụng hoạt hóa đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, tăng giải phóng ra yếu tố trung gian gây viêm( interleukin- IL, gốc tự do) làm sưng, phù nề hoại tử, niêm mạc.

Ngoài ra, cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn này, tuy nhiên các kháng thể lại gây phản ứng chéo với các thành phần tương tự trên tế bào biểu mô của dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Một số nghiên cứu cung chỉ ra rằng, việc sử dụng các thuốc chống viêm phi steroid NSAIDs, corticoid,… cũng làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích, tăng tiết acid và giảm sản xuất dịch nhầy bảo vệ niêm mạc.

Các phương pháp chuẩn đoán viêm dạ dày HP

Phương pháp xâm lấn

  • Xét nghiệm H.pylori bằng phương pháp mô bệnh học

Bệnh phẩm là nước bọt hoặc phân của bệnh nhân được cố định màu bằng dung dịch  Formol 10%, tiến hành theo quy trình nhuộm màu thông thường và sau đó quan sát vi khuẩn Hp dưới kính hiển vi.

Phương pháp mô bệnh học này cho độ nhạy lớn hơn 95%, độ đặc hiệu từ 94 đến 98%.

Nhược điểm của phương pháp này là kết quả chuẩn đoán lâu, thông thường cho kết quả sau 3 – 5 ngày lấy mẫu bệnh phẩm.

  • Xét nghiệm H.pylori bằng phương pháp nuôi cấy

Để thực hiện phương pháp này, chế phẩm sinh thiết sau khi thu được tiến hành nghiền nát trong 0,5 ml nước muối sinh lý 0,9% trong vài giây rroig tiến hành nuôi cấy trong môi trường vận chuyển chuyên dụng cho vi khuẩn Hp

Phương pháp nuôi cấy sinh phẩm này cho độ nhạy từ 70 đến 80% và độ đặc hiệu đạt 100%. Đây cũng là một phương pháp để thử hoạt độ của kháng sinh trên vi khuẩn Hp. từ đó xây dựng một phác đồ điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, phương pháp này chế phẩm cần môi trường nuôi cấy riêng biệt, có khí trường CO2 và thời gian nuôi cấy dài( 10- 14 ngày).

Phương pháp không xâm lấn

Test nhanh hơi thở CO2
Test hơi thở nhanh vi khuẩn HP
  • Xét nghiệm H.pylori bằng phương pháp test thở CO2 phóng xạ

Nguyên lý của phương pháp này  dựa trên khả năng của H.pylori phân hủy nên urease thành amoniac và CO2. Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân được cho uống một dung dịch ure phóng xạ C13 hoặc C14, nếu trong niêm mạc dạ dày bệnh nhân có vi khuẩn Hp, thì trong máu và hơi thở của bệnh nhân sẽ sẽ có chứa CO2 phóng xạ do quá trình phân hủy men urease. Các mẫu khí thở sẽ được phân tích tìm CO2 phóng xạ bằng công cụ là máy đếm nhấp nháy hoặc quang phổ kế.

Ưu điểm của phương pháp test CO2 phóng xạ là bệnh nhân không bị nhiễm xạ, an toàn đối với đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Phương pháp test CO2 phóng xạ này cho độ nhạy là  85%, độ đặc hiệu là 79%.

Muốn thực hiện phương pháp test này, bệnh nhân phải dừng uống thuốc kháng sinh và thuốc có bismuth trước 4 tuần, ngưng thuốc sucrat và thuốc ức chế bơm proton trước 2 tuần, đồng thời phải nhịn đói trước ít nhất 6h.

  • Xét nghiệm H.pylori bằng phương pháp test Urease

Nguyên lý vận hành của test này là dựa trên sự chuyển màu của dung dịch ure – indol từ màu vàng chuyển sang màu hồng do vi khuẩn đã tiết nhiều men urease để thủy phân ure thành NH4OH,hóa kiềm môi trường, làm chuyển màu dung dịch ure – indol

Với phương pháp test Urease này, cho kết quả với độ nhạy từ 93% đến 97% và độ đặc hiệu từ 95 đến 100%.

Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này là cần phải có tối thiểu 105 vi khuẩn trong chế phẩm sinh thiết mới đủ để làm đổi màu dung dịch. Đặc biệt, xét nghiệm này không được ưu tiên sử dụng để chuẩn đoán cuối đợt điều trị vì số lượng vi khuẩn Hp vẫn còn, nhưng số lượng ít, không đủ làm đổi màu dung dịch. Bên cạnh đó, có một số vi khuẩn tiết Urease có ở miệng như Streptococcus, Staphylococcus có thể cho kết quả dương tính giả.

Hậu quả – biến chứng viêm dạ dày HP

Xuất huyết tiêu hóa

Thường gặp tình trạng chảy máu trên góc treizt( góc tá hỗng tràng), biểu hiện bằng những triệu chứng sau:

  • Nôn ra máu, kèm theo dịch tiêu hóa thức ăn. Máu có màu đỏ tươi hoặc máu đen thành cục tùy thuộc vào thời gian chảy máu ở dạ dày tá tràng với số lượng ít hay nhiều tùy thuộc mức độ chảy máu.
  • Đi ngoài, phân có màu đen, mùi thối khắm do hemoglobin bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành hematin, lên men tạo nên mùi thối khắm.
  • Máu chảy vào lòng dạ dày tá tràng thành tia máu, làm thiếu máu tại các cơ quan gây nên hội chứng thiếu máu cấp tính.

Thủng ổ loét

Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân có cảm giác đau thượng vị đột ngột, dữ dội như dao đâm do niêm mạc bị lớp acid làm bỏng. Bụng cứng như gỗ đồng thời đi kèm với hội chứng viêm phúc mạc.

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị gây co kéo, thức ăn không thể tống xuất hết xuống tá tràng, nên thực ăn ứ đọng ở dạ dày quá lâu và quá nhiều. Càng ăn vào thì thức ăn càng trữ ở dạ dày càng nhiều làm đầy bụng, ậm ạch khó tiêu, làm tăng áp lực vì vậy xuất hiện tình trạng nôn ra thức ăn cũ kèm thức ăn mới, mùi rất khó chịu.

Khi thăm khám, để bệnh nhân nằm thì bụng lõm lòng thuyền do dạ dày tăng cường lực cơ, làm hẹp môn vị. Đây được coi là dấu hiệu Bouveret(+) kết hợp với nội soi dạ dày tá tràng và X- Quang dạ dày để chuẩn đoán cận lâm sàng biến chứng hẹp môn vị.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày đơn giản, hiệu quả

Ung thư hóa

Biến chứng đau dạ dày HP
Biến chứng ung thư dạ dày
  • Khi loét dạ dày đã tiến triển đến biến chứng ung thư hóa, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị mất chu kỳ, không đỡ khi dùng antacid.
  • Bệnh nhân gầy sút cân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn dẫn đến cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng.
  • Khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có khối u vùng thượng vị, di động ít hoặc không di động.
  • Nguy hiểm hơn là có hạch troisier di căn ở hố thượng đòn trái theo con đường bạch huyết, làm xuất hiện khối u ở nhiều vị trí.

Điều trị viêm dạ dày HP

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày do bất kì nguyên nhan nào cung cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Cần giảm các yếu tố gây loét.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ và tái tạo niêm mạc.
  • Cần loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
  • Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe bệnh nhân, tránh nhiễm trùng cơ hội.

Để điều trị viêm loét dạ dày do Hp, có thể sử dụng các nhóm thuốc điều trị như:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị có tác dụng ngắn, nhanh nhưng không được dùng kéo dài do phần base có thể làm phá hủy, bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bài tiết acid bao gồm thuốc ức chế thụ thể H2( anti H2) của histamin; thuốc ức chế bơm proton( PPI); Thuốc ức chế thụ thể Muscarinic.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét gồm thuốc kích thích bài tiết chất nhầy( thuốc này nên hạn chế sử dụng do bản thân cơ thể có cơ chế tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc); Thuốc băng bó ổ loét.
  • Thuốc diệt vi khuẩn Hp gồm mối Bismuth kèm kháng sinh diệt vi khuẩn gram (-).
  • Thuốc tác dụng lên Thần kinh trung ương và thần kinh thực vật có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, đồng thời cắt kích thích dẫn truyền từ vỏ não qua synap thần kinh phế vị.

Phác đồ Tây Y

Dưới đây là một số phác đồ Tây Y dùng trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra của Bộ Y Tế.

Phác đồ 3 thuốc

Thuốc ức chế bơm proton ( PPI) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2( anti H2) kèm 2 kháng sinh chống gram (-). Cụ thể

  • Amoxycillin + Metronidazol+ Omeprazol/ Cimetidin
  • Clarythromycin + Metronidazol + Omepeazol/ cimetidin
  • Trtracyclin + Metronidazol + Bismuth.

Phác đồ 4 thuốc

Phác đồ này được áp dụng khi bệnh nhân đã áp dụng phác đồ 3 thuốc trước đó mà không đáp ứng được hoặc tiền sử đã sử dụng kháng sinh Macrolid ( Clarythromycin). Phác đồ này bao gồm Thuốc PPI/anti H2 kèm 2 kháng sinh và muối bismuth. Cụ thể:

  • Thuốc PPI: Cimetidin. Ranitidin, famotidin
  • Thuốc anti H2: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole
  • Kháng sinh 1: Amoxycillin, Clarythromycin, Tetracyclin
  • Kháng sinh2: Imidazol, Metronidqazol, tinidazol
  • Muối Bismuth.

Phác đồ điều trị nối tiếp

Mỗi phác đồ điều trị trong 10 ngày, cụ thể:

  • Với 5 ngày điều trị đầu tiên: Dùng thuốc ức chế bơm proton PPI kết hợp kháng sinh Amoxicillin
  • 5 ngày tiếp theo: dùng thuốc ức chế bơm Proton PPI kết hợp với  2 kháng sinh Tinidazole và Clarithromycin.

Phác đồ cứu vãn

Nếu áp dụng các pháp điều trị trên nhưng đều thất bại, bệnh nhân sẽ được chỉ định  một số phác đồ sau:

  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Rifabutin + Levofloxacin
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Amoxicillin + Levofloxacin
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Bismuth + Amoxicillin + Tetracycline
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Rifabutin + Amoxicillin
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Amoxicillin + Furazolidone
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Bismuth + Furazolidone + Tetracycline
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Bismuth + Doxycycline + Amoxicillin
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI + Amoxicillin (liều cao 1gx 3 lần/ngày)

Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y

Bên cạnh phương pháp điều trị loét dạ dày do vi khuẩn Hp từ các nhóm thuốc nội khoa thì các vị thuốc Đông Y cổ truyền cũng được khuyên dùng. Một số vị thuốc thường được các nhà thuốc Đông y sử dụng đề đêìu trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp là:

Chè dây

Chữa viêm dạ dày HP bằng chè dây
Chữa viêm dạ dày HP bằng chè dây

Trong chè dây có chứa hai hoạt chất chính là flavonoid và tanin. Hai thành phần này vừa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp vừa có tác  dụng tiêu viêm, làm lành sẹo các vết thương ở trên niêm mạc dạ dày.

  • Cách sử dụng chè dây: Dùng lá chè dây tươi sao vàng rồi hãm với nước uống thay nước sinh hoạt. dùng khi nước hãm còn ấm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Lưu ý: Thời điểm sử dụng nước chè dây tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng, trước bữa ăn tầm 7 – 10 phút. Không nên dùng cước chè dây trong thời gian dài vì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như hoa mắt chóng mặt , tụt huyết áp tư thế, nhất là đối với trường hợp bệnh nhân có huyết áp thấp.

Lá mơ lông

Từ lâu lá mơ lông được xem như là một loại  kháng sinh thực vật, được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Theo một số nghiên cứu thực tế, trong lá mơ có hoạt chất có tác dụng dược lý hiệu quả đối với bệnh viêm loét dạ dày do Hp. Đặc biệt, hoạt chất Sulfide dimethyl disulphide có nhiều trong lá mơ lông có tác dụng ngừa viêm, bao viêm vết loét trong dạ dày, diệt trừ khuẩn HP gây hại.

Lá mơ lông có nhiều cách chế biến khác nhau, như giã nát uống, ăn sống kèm thức ăn trong bữa ăn, hay dùng để chiên với lòng đỏ trứng. Cách thực hiện nào cũng cần sự kiên trì và sẽ đưa lại kết quả vô cùng tốt.

Tìm hiểu thêm: [Độc quyền] Nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Để đánh bay viêm hang vị dạ dày

Cây hoàng liên

Hoạt chất alkaloid có trong cây Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm trong hệ thống đường tiêu hóa. vì vậy, đây cũng là vị thuốc không thể bỏ qua khi điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

Khi sử dụng hoàng liên để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, muốn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, nên sử dụng kết hợp Hoàng liên với một số vị thuốc nam khác, cụ thể cách bào chế một bài thuốc nam dùng Hoàng liên để điều trị Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp như sau:

  • Nguyên liệu: cân đủ các dược liệu sau 8g hoàng liên; 20g mạch nha; 6g cam thảo; 20g mai mực; 2g ngô thù du; 16g hoàng cầm; 12g đại táo; 12g sơn chi.
  • Cách thực hiện: cho các dược liệu trên sao vàng rồi hãm với nước sạch trên bếp với lửa nhỏ vừa phải. Với một bài thuốc như trên, sau khi hãm xong, chia lượng nước hãm được thành hai phần, dùng trong 1 ngày. Liệu trình này có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần thì sẽ giảm được các triệu chứng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Bị viêm dạ dày HP nên đi khám ở đâu?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng do vi khuẩn Hp có những biểu hiện không thực sự rõ ràng so với các căn bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy, để chuẩn đoán chắc chắn, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện và điều trị. Nếu như bạn còn băn khoăn không biết địa chỉ phòng khám ở đâu uy tín thì dưới đây là một số phòng khám bệnh đường tiêu hóa bạn có thể tham khảo.

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Địa điểm khám uy tín hàng đầu
Địa điểm khám uy tín hàng đầu
  • Địa chỉ:  Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Đây là cơ sở khám chữa bệnh tuyến đầu của trung ương, chịu trách nhiệm y khoa bởi những giáo sư hàng đầu Việt nam trong khoa Tiêu hóa.

Ngoài ra, tại bệnh viện Bạch Mai được trang bị đầy đủ những máy móc thiết bị hiện đại nhất, với đội ngũ các y bác sỹ có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. Thực sự đây là địa chỉ mà những bệnh nhân liên quan đến bệnh lý tiêu hóa không thể bỏ qua.

Bệnh viện Quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: Số 458  đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Đây là một trong số ít bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng khám chữa bệnh cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh. Với đội ngũ y bác sỹ thường xuyên được trao đổi khoa học với nước ngoài cùng trang thiết bị tối tân nhất, nơi đây bệnh nhân có thể tìm được cảm giác tin tưởng nhất để điều trị bệnh. Bệnh viện đa khoa Vinmec nói chung và khoa Tiêu hóa nối riêng luôn được đánh giá vô cùng tốt đối với những bệnh nhân đã từng thăm khám tại đây.

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

  • Địa chỉ: 286 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  • Chịu trách nhiệm tham vấn y khoa của bệnh viện đa khoa Thu Cúc là 2 trong số những vị bác sỹ hàng đầu về khoa tiêu hóa của nước ta, đó là TS.BS Phạm Thị Bình – Nguyên trưởng Khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai; BSCKII Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện E đa khoa Trung ương. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, các y bác sỹ ở đây luôn tạo điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân, thường xuyên tư vấn giám sát việc điều trị của bệnh nhân.  Đặc biệt với số lượng trang thiết bị hiện đại, kết hợp với kinh nghiệm lâu năm trong ngành đã tạo nên một thương hiệu bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc mà những bệnh nhân viêm loét dj dày hành tá tràng do vi khuẩn Hp không thể bỏ qua.

Bệnh viện Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh

Tại đây, với đội ngũ bác sỹ là các giáo sư, Tiến ỹ đầu ngành đang giảng dạy tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, vừa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn, được trang bị những máy móc hiện đại, bệnh viện đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật khó, yêu cầu chuyên môn cao.

Vì vậy, đây thực sự là địa chỉ uy tín nhất mà những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hành tá tràng do vi khuẩn Hp nên lưu tâm.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Phòng khám Nhân Hậu là một trong những phòng khám đa khoa lớn và uy tín tại  TP.HCM. Tại đây, phòng khám là địa chỉ thăm khám hàng đầu về những khoa chuyên ngành như: Nội soi, Tiêu hóa – Gan mật, Tai Mũi Họng, Sản khoa, Y học cổ truyền, Khám tổng quát…

Đặt tiêu chí an toàn, chất lượng hiệu quả đi đầu, vì vậy bệnh viện luôn nhận được lòng tin của bệnh nhân, đồng thời nhũng phản hồi về bệnh viện luôn rất khả quan, tích cực.

Nếu bạn muốn tìm những cơ sở điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì trên đây thực sự là những bệnh viện mà bạn nên quan tâm.

Bị viêm dạ dày HP nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

  • Nghệ: mật ong nghệ có chứa curcumin giúp hạn chế hoạt động của vi khuẩn Hp, cơ sở dựa trên việc ngăn chặn shikimat – con đường trao đổi và chuyển hóa của vi khuẩn Hp. Đây thực sự được xem như thực phẩm vàng dành cho hệ tiêu hóa, không những điều trị được bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng mà còn đẩy lùi được nguy cơ gây ra một số bệnh lý đường tiêu hóa khác.
  • Tỏi: Trong tỏi chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất cao. Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng, tỏi thực sự là một vị thuốc d đầu tay, mang lại tác dụng hiệu quả rõ rêt.
  • Mật ong: Khi kết hợp mật ong với nghệ, tác dụng bao vết loét tăng lên rõ rệt. Bệnh nhân vừa cải thiện được tình trạng bỏng rát dạ dày, vừa tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Rau xanh: Một số loại râu củ quả có thể diệt được vi khuẩn Hp, lvuaf sinh ra kháng thể ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn Hp như Việt quất, mâm xôi, nho, anh đào,…

Thục phẩm không nên ăn

Không nên ăn các thực phẩm cay nóng
Không nên ăn các thực phẩm cay nóng
  • Thực phẩm cay nóng: Khi có thể bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, lớp acid tăng sinh gây nên bỏng lớp niêm mạc dạ dày. một khi bệnh nhân sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ làm nặng hơn tình trạng này.
  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa rất nhiều hệ vi khuẩn gây bệnh. Khi bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày tá tràng, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho những vi khuẩn này phát triển và tăng sinh gây ra bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid  như cam, xoài, chanh, bưởi,…
  • Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Thức ăn nhanh, đóng gói sẵn, nhiều dầu,…

Một số lưu ý khi bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Tìm hiểu và tránh xa các yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như: Rượu bia, thuốc an thần, cà phê, socola, bữa ăn nhiều chất béo.
  • Tuân thủ điều trị thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được dừng thuốc, bỏ thuốc khi chưa nhận được tư vấn của bác sỹ.
  • Tăng cường rèn luyện sức khỏe, cần giảm cân đối với những người béo phì.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất mẫn cảm với cơ thể.
  • Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng viêm thực quản, thực quản Barrett thì cần điều trị tích cực, theo dõi sát theo chỉ định của bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Một số câu hỏi thường gặp

Viêm loét dạ dày do Hp có nguy hiểm không?

Đối với một số trường hợp trong dạ dày có chứa vi khuẩn Hp, tuy nhiên không gây ra bệnh viêm loét dạ dày và đây được gọi là thể ngủ của vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, một khi những vi khuẩn này hoạt động thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Đầu tiên, chúng gây ra những tổn thương trên niêm mạc dạ dày, xâm lấn lớp niêm mạc, tăng tiết acid và làm giảm bài tiết chất nhầy. Cơ thể đáp trả bằng cách tăng tiết acid, vì vậy làm tăng tình trạng nóng, bỏng niêm mạc dạ dày. Nếu tình trạng này còn kéo dài, nguy cơ cao gặp những biến chứng như Xuất huyết tiêu hóa, Thủng ổ loét, Hẹp môn vị và nặng hơn là ung thư hóa tổ chức niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày HP có lây không? Nếu lây thì qua những đường nào?

Viêm dạ dày Hp có lây từ người sang người. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua nước bọt và qua phân. Theo đường nước bọt khi dùng chung bàn chải đánh răng, bát đũa chung với bệnh nhân. Theo đường phân khi nhân viên y tế hoặc người nhà lấy mẫu hoặc xử lý phân của của bệnh nhân.

Vì vậy, để phòng ngừa lây nhiễm, nên tránh dùng chung đồ với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp và có biện pháp lấy mẫu cũng như xử lý phân của bệnh nhân đúng quy trình kỹ thuật.

Trẻ em và bà bầu bị viêm dạ dày HP có nguy hiểm không?

Bà bầu bị viêm dạ dày HP nguy hiểm không?
Bà bầu bị viêm dạ dày HP nguy hiểm không?

Đối với trẻ em và người mẹ khi đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng có xác suất xảy ra cao. Tuy nhiên nếu để lâu không điều trị thì sẽ gây nguy hiêm cho mẹ và thai nhi. Tuy vi khuẩn Hp không ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe thai nhi, nhưng lại làm cơ thể người mẹ mệt  mỏi chán ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng , điều này làm cho bà mẹ suy giảm sức khỏe đồng thời thai nhi cũng chậm phát triển. Bên cạnh đó, bà mẹ cũng đối mặt với những áp lực, stress rất lớn, làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

Điều trị viêm dạ dày HP có lâu không?

Thông thường, mỗi đợt  điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng sẽ kéo dài trong vòng 20 – 30 ngày. Hết thuốc, bệnh nhân được chỉ định sử dụng các biện pháp cận lâm sàng để kiểm tra xem còn vi khuẩn Hp không. Nếu không thì có thể dừng thuốc, còn nếu vẫn còn vi khuẩn thì tiếp tục sử dụng đợt điều trị thứ hai và cho đến khi hết vi khuẩn hoàn toàn.

Bị viêm dạ dày HP có đau không?

Đau bụng vùng thượng vị là một biểu hiện chính của viêm loét dạ dày do Hp. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ kèm theo cảm giác bỏng rát. Đau thường có tính chu kỳ, theo nhịp điệu bữa ăn hoặc theo mùa. Thông thường ở bệnh nhân viêm dạ dày do Hp thường đau khi no do dạ dày tăng co bóp nhào trộn thức ăn, làm thức ăn tác động lên vết loét và gây đau.

Bị viêm dạ dày Hp có tự khỏi được không?

Khi mới xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn Hp thích nghi rất nhanh với cơ thể, phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên, việc vi khuẩn phá hủy dần lớp niêm mạc dạ dày sẽ không biểu hiện ra ngay mà có thời gian ủ bệnh trong vòng vài năm. Khi đã phát hiện có vi khuẩn Hp thì lớp niêm mạc đã tổn thương nghiêm trọng đi kèm với số lượng vi khuẩn Hp quá lớn và bệnh nhân không thể tự khỏi nếu không được điều trị bằng thuốc Đông và Tây y.

Bị viêm dạ dày HP có tự chữa ở nhà được không?

Bệnh nhân hoàn toàn có thể tự chữa bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp tại nhà, tuy nhiên phải đảm bảo tuân thủ điều trị đúng như yêu cầu của các y bác sĩ. Không được tự ý bỏ thuốc dừng thuốc, dùng sai thuốc yêu cầu. Đồng thời, bệnh nhân phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.

Tìm hiểu thêm: 10 THUỐC CHỮA DẠ DÀY NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây