[Chia sẻ] Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử lý kịp thời?

5/5 - (1 bình chọn)

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng nội – ngoại khoa nguy hiểm và đang có xu hướng tăng dần. Việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình trạng này và cách sơ cứu khẩn cấp, phương pháp điều trị của bệnh lý này là vô cùng cần thiết cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy xuất huyết dạ dày có thực sự nguy hiểm không? Và nguy hiểm đến mức độ nào?

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày, được biểu hiện bằng các triệu chứng rất rầm rộ như nôn ộc ra máu tươi hoặc đi ngoài ra máu. Đây là một trong những biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của một trong số các bệnh lý:

  • Loét dạ dày – tá tràng: các ổ loét trong bệnh loét dạ dày – tá tràng có thể loét sâu vào các mạch máu. Ban đầu, các ổ loét non có thể chỉ gây chảy máu các mao mạch nhỏ, khi bệnh diễn biến nặng hơn, các ổ loét sâu nhất có thể loét vào các động mạch, gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt hay chính là biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: gây chảy máu dai dẳng, khó cầm
  • Viêm dạ dày cấp tính
  • Là biến chứng chảy máu của các bệnh lý liên quan đến máu (rối loạn quá trình đông máu – cầm máu) như: sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu (thiếu các yếu tố đông máu), Leukemia cấp, suy tủy, suy gan, sử dụng các loại thuốc chống đông

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm về dạ dày, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Thông thường, tình trạng chảy máu dạ dày thường bắt đầu một cách thầm lặng, một số mao mạch nhỏ tổn thương, khiến người bệnh bị thiếu máu nhẹ tuy nhiên cơ thể vẫn đáp ứng được với những thay đổi đó.

Khi tình trạng này tiến triển nặng hơn, người bệnh thường có các biểu hiện đặc trưng của việc thiếu máu cấp tính, đó là: hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, tụt huyết áp, mạch nhỏ và khó bắt, có thể dẫn đến ngất xỉu. Người bệnh có thể nôn ộc ra máu. Trong trường hợp này, cần có các biện pháp cấp cứu để tiến hành cầm máu kịp thời, nếu không bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong vì shock mất máu.

Cách sơ cứu kịp thời khi bị xuất huyết dạ dày

Khi gặp một bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cấp tính, cần tiến hành các biện pháp sơ cứu ngay tại chỗ để giúp bệnh nhân duy trì được chỉ số sinh tồn trong thời gian đợi cấp cứu. Cách sơ cứu cho người bị xuất huyết dạ dày bao gồm các bước sau:

  • Ngay khi phát hiện ra bệnh nhân có dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, đầu tiên cần gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viên gần nhất, nên nói rõ tình trạng của bệnh nhân với bác sĩ khi gọi điện thoại.
  • Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách: đặt nạn nhân nằm ở tư thế ngửa, không để bệnh nhân di chuyển. Nâng cao phần thân dưới của bệnh nhân bằng cách để chân của bệnh nhân gác lên một cái gối (hoặc một cái chăn). Giữ cho không khí thoáng đoãng dễ thở xung quanh bệnh nhân. Nếu bệnh nhân cảm thấy lạnh (có dấu hiệu hạ huyết áp), sử dụng một chiếc chăn mỏng đắp cho người bệnh để giữ ấm cơ thể.
  • Sử dụng nước muối loãng được pha theo tỉ lệ 8g muối trong 100ml nước ấm, cho bệnh nhân uống để cung cấp đủ nước và chất điện giải, tránh trường hợp bệnh nhân bị shock do giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn điện giải. Ngoài ra việc này cũng có tác dụng cầm máu cho bệnh nhân.
  • Có thể sử dụng 1 số loại thuốc có tác dụng cầm máu tạm thời như: vitamin K, Hemocaprol, Posthypophyse để cầm máu tại chỗ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.
  • Cuối cùng là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành các bước cấp cứu điều trị tiếp theo.

Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày hiện nay

Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày hiện nay
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp thường được sử dụng để điều trị xuất huyết dạ dày trên lâm sàng tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.Phổ biến nhất là các phương pháp điều trị bảo tồn (sử dụng các loại thuốc kết hợp với cách chăm sóc để bệnh nhân tự hồi phục), nội soi thực hiện cầm máu và chỉ định phẫu thuật cho những bệnh nhân diễn tiến nặng, chảy máu ồ ạt.

Phác đồ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày đang được áp dụng hiện nay cho các phương pháp này như sau:

Đới với điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị được lựa chọn là sử dụng các loại thuốc và truyền máu. Đây là phương pháp thường được lựa chọn khi gặp phải một bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu cho bệnh nhân để bổ sung đủ lượng máu bị hao hụt do xuất huyết, tránh tình trạng giảm thể tích tuần hoàn và thiếu máu. Ngoài truyền máu, bệnh nhân cũng được truyền thêm các loại vitamin và được rửa dạ dày bằng nước lạnh để làm sạch vị trí bị chảy máu.

Song song với việc truyền máu và truyền dịch, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kèm một số loại thuốc chữa dạ dày và giúp làm phục hồi niêm mạc tổn thương, bao gồm:

  • Cimetindin: thuốc kháng thụ thể Histamin H2 làm giảm tiết aicd dạ dày
  • Omeprazole: ức chế bơm proton để ức chế bài tiết acid
  • Các loại thuốc có tác dụng giảm co thắt đường tiêu hóa như Atropine, Bralgin để tránh niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Đối với phương pháp sử dụng nội soi để cầm máu

Các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để cầm máu sau khi dùng thuốc và rửa dạ dày không có hiệu quả. Đây là cách để cầm máu nhanh tránh các biến chứng có thể xuất hiện nếu xuất hiện xảy ra trong một thời gian dài.

  • Đối với những vị trí chảy máu đã được xác định rõ ràng, các bác sĩ sẽ sử dụng tia lase và đầu điện để cầm máu trực tiếp
  • Đối với những ổ loét ở sâu, chảy máu chưa xác định được vị trí, sử dụng thuốc cầm máu xịt tại chỗ để tạo thành một lớp choáng ở mô, từ đó giảm được lượng máu chảy đến vị trí loét.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị cầm máu tại chỗ mà không loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây ra. Cần kết hợp với các phương pháp khác để tránh tái phát.

Đối với điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Đây là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết cực kì nghiêm trọng, thường có nguyên nhân từ viêm loét dạ dày, thủng dạ dày đã được điều trị bảo tồn nhưng không đạt được kết quả tốt như kì vọng. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là cầm máu và bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân.

Khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày do viêm, loét, thủng dạ dày, phương pháp tổi ưu nhất là cắt bỏ một phần dạ dày bị tổn thương. Tùy vào tình trạng viêm loét mà các bác sĩ có thể lựa chọn cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày của bệnh nhân.

Tuy nhiên việc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày có thể để lại rất nhiều biến chứng không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân nên điều trị sớm và triệt để để tránh phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Bệnh xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?

Bệnh xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có xu hướng lơ là với các biểu hiện bất thường của cơ thể dẫn đến phát hiện bệnh muộn, gây nên hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cần theo dõi sức khỏe của bản thân và đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Nên làm gì để phòng tránh phát bệnh xuất huyết

Phòng tránh phát bệnh xuất huyết
Phòng tránh phát bệnh xuất huyết

Để phòng tránh biến chứng xuất huyết dạ dày có thể xảy ra, cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Đối với những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày hay có tiền sử mắc các bệnh dạ dày (như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày): cần điều trị triệt để các bệnh lý này, sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ để tránh dẫn đến biến chứng chảy máu dạ dày
  • Cần tránh các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp như: sử dụng rượu bia thường xuyên, stress, sử dụng thuốc NSAIDS (thuốc chống viêm phi steroid như Aspirin, Ibuprofen…)
  • Đối với các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến rối loạn cầm máu – đông máu: cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả bằng các loại thuốc thích hợp để không dẫn đến biến chứng chảy máu nội tạng, trong đó có biến chứng chảy máu dạ dày.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày

Đối với các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thì chăm sóc làm sao cho đúng cách là một việc vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục và khỏi bệnh của bệnh nhân.

Đối với người bị xuất huyết ở mức độ nhẹ, người nhà cần:

  • Khi bệnh nhân có các dấu hiệu của việc xuất huyết (như đau đầu, chóng mặt, người lạnh), gia đình nên để bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh, theo dõi huyết áp và các dấu hiệu toàn thân. Nếu không có gì bất thường trong 48h thì có thể yên tâm rằng bệnh nhân mới chỉ xuất huyết ở mức độ nhẹ
  • Khi đó, cần quan tâm đến chế độ ăn uống của bệnh nhân để dạ dày có thể hồi phục các tổn thương. Hãy cho người bệnh ăn những loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu, ít gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Tránh các loại thực phẩm cay nóng, chua sẽ làm tăng thêm tổn thương ở dạ dày
  • Ngoài ra, cần tạo thói quen ăn uống khoa học cho bệnh nhân. Không để cho bệnh nhân ăn quá nhanh, ăn vội, cần nhai chậm nuốt kĩ và không vận động quá mạnh sau khi ăn
  • Giữ cho tâm lý của người bệnh luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết mức độ nặng, gia đình cần:

  • Nhanh chóng phát hiện tình trạng xuất huyết của bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân có huyết áp tụt, người lạnh, mạch không bắt được, cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu tại chỗ như đã nói ở trên và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Sau khi có được chỉ định điều trị của bác sĩ, cần tuân thủ phương pháp điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và liều lượng quy định.
  • Khi chăm sóc phục hồi cho bệnh nhân, cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học. Sau khi tình trạng xuất huyết đã được điều trị ổn định, có thể cho bệnh nhân ăn một số loại thực phẩm nhẹ như: cháo, sữa. Không nên cho bệnh nhân ăn quá nhiều trong một lần ăn, có thể chia một bữa chính làm nhiều bữa phụ để tránh tình trạng dạ dày phải hoạt động quá mức. Tuyệt đối không được cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như: đồ cay nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Luôn duy trì tâm lý thoải mái cho bệnh nhân để việc điều trị đạt kết quả tốt.

Tìm hiểu thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây