Thuốc ho Bisolvon uống trước hay sau ăn? Cách sử dụng chi tiết

4.3/5 - (3 bình chọn)

Ho có đờm là một trong những căn bệnh thông thường phổ biến gặp ở tất cả các lứa tuổi. Bệnh đặc biệt gây cảm giác nghẹt mũi khó chịu cho người mắc, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Bisolvon là một trong những thuốc được bán ra khi bạn tìm cách khắc phục triệu chứng ra trong các hiệu thuốc. Vậy Bisolvon là thuốc gì, sử dụng nó ra sao? Heal Central sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản của thuốc này.

Bisolvon là thuốc gì?

Hộp thuốc Bisolvon Kids
Hình ảnh: Hộp thuốc Bisolvon Kids

Bisolvon là một thuốc thuộc nhóm thuốc hô hấp, thuộc nhóm thuốc ho, long đờm, làm thay đổi dịch bài tiết phế quản với thành phần chính là bromhexin hydroclorid.

Thuốc là chế phẩm của công ty Boehringer Ingelheim (Đức), được sản xuất tại Indonesia.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại thuốc Bisolvon: dạng siro Bisolvon Kids dùng cho trẻ em và viên nén Bisolvon 8mg.

Xem thêm: Thuốc ho Olesom S có phải kháng sinh không? SĐK và giá bao nhiêu?

Các loại thuốc Bisolvon phổ biến trên thị trường

Siro Bisolvon Kids 60ml hay 4mg/5ml

Lọ thuốc siro Bisolvon Kids
Hình ảnh: Lọ thuốc siro Bisolvon Kids

Đây là dạng thuốc phổ biến dùng cho trẻ nhỏ (có thể dùng cả cho người lớn). Thuốc dạng dung dịch được đóng vào lọ thủy tinh tối màu. Trong một hộp thuốc có kèm theo cốc chia liều để dễ dàng đong từng liều sử dụng. Một lọ chứa 60ml tương đương dung dịch siro đựng trong 1 lớp bao bì ngoài bằng giấy.

Bisolvon viên 8mg

Vỉ thuốc Bisolvon 8mg
Hình ảnh: Vỉ thuốc Bisolvon 8mg

Viên thuốc là dạng viên nén, có màu trắng, in chữ và số trên mặt viên thuốc.

Thuốc được đóng vào hộp, mỗi hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Xem thêm: [Sự Thật] Tiêu Khiết Thanh chữa viêm họng có tốt không? Giá bao nhiêu?

Thành phần của thuốc Bisolvon

Thuốc siro Bisolvon Kids 60ml

Thuốc có thành phần chính là bromhexin hydroclorid trong đó 5ml siro chứa 4mg bromhexin. Ngoài ra còn có các tá dược khác như acid tartaric (chất chống oxy hóa), natri benzoat là chất bảo quản, natri camellose (tá dược trơn), glycerol ( dung môi pha thuốc), sorbitol lỏng, natri cyclamat (chất điều vị), dinatri edetatdihydrat, phẩm đỏ 70E124 là chất tạo màu, hương vị dâu giúp dễ uống.

Bisolvon viên nén 8mg

Mỗi viên thuốc chứa 8mg bromhexin hydroclorid. Các tá dược trong viên gồm: lactose monohydrat (tá dược độn), bột bắp khô (tá dược độn, rã), magiesium stearat (chất diện hoạt).

Xem thêm: Thuốc Neo Codion Pháp là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, giá bán

Thuốc Bisolvon có tác dụng gì?

Bromhexine hydroclorid có tác dụng hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ cấu trúc các sợi mucopolysaccharide. Nhờ đó đờm lỏng và ít quánh hơn, từ phế nang thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Trên nghiên cứu tiền lâm sàng, bromhexine làm tăng sự tiết thanh dịch phế quản, tăng sự vận chuyển chất nhày.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, cho thấy bromhexine làm loãng dịch tiết và vận chuyển chất tiết giúp việc loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp qua khạc, ho dễ dàng hơn.

Nồng độ kháng sinh cũng được nhận thấy tăng lên trong đờm và dịch tiết phế quản-phổi sau khi sử dụng bromhexine.

Chỉ định của thuốc Bisolvon

Thuốc dùng cho các trường hợp rối loạn dịch tiết phế quản như viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Trường hợp này có thể kèm theo sự tiết chất nhày bất thường và sự vận chuyển chất nhày bị suy yếu.

Ngoài ra thuốc còn được kết hợp với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp (đóng vai trò là chất bổ trợ).

Cách sử dụng thuốc Bisolvon

Cách dùng thuốc Bisolvon

Cách sử dụng thuốc Bisolvon
Cách sử dụng thuốc Bisolvon
  • Siro Bisolvon 60ml: uống trực tiếp, sử dụng cốc đong liều trong sản phẩm để chia liều thích hợp.
  • Viên nén Bisolvon: uống viên thuốc với 1 cốc nước.

Thời gian sử dụng thuốc không được quá 8-10 ngày trừ khi có chỉ định của bác sỹ.

Liều dùng thuốc Bisolvon

Siro Bisolvon 60ml:

  • Người lớn và trẻ em >12 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10ml (8mg).
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2,5ml.
  • Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1,25ml.

Viên nén Bisolvon:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên (8mg).
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ½ viên.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ¼ viên

Khi bắt đầu điều trị có thể cần tăng tổng liều hằng ngày lên tới 48mg ở người lớn.

Tác dụng phụ của thuốc Bisolvon

Một số tác dụng không mong muốn ít gặp khi dùng thuốc:

  • Trên tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau thượng vị, ỉa chảy.
  • Trên thần kinh: chóng mặt, nhức đầu.
  • Trên hô hấp: ở người không có khả năng khạc đờm có thể bị ứ dịch.
  • Trên da: nổi mày đay.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp;

  • Trên gan: tăng men gan AST, ALT.
  • Trên tiêu hóa: có thể khô miệng.
  • Quá mẫn.

Một số tác dụng phụ khó thống kê: sốc phản vệ, co thắt phế quản. phù mạch, ngứa.

Các tác dụng phụ thường nhẹ và bệnh nhân khỏi được qua điều trị triệu chứng thích hợp.

Chưa có nghiên cứu của thuốc về việc ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Chống chỉ định của thuốc Bisolvon

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là bromhexin hydroclorid.

Không nên sử dụng đối với các bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp như bất dung nạp với fructose, chứng loạn chuyển hóa carbon hydeats bẩm sinh.

Tương tác thuốc

Chưa thấy báo cáo về mặt lâm sàng về tương tác bất lợi với các thuốc khác.

Khi sử dụng Bisolvon với các thuốc ức chế ho có thể làm tích tụ các chất tiết nên tránh sử dụng 2 loại thuốc này cùng lúc. Có thể kết hợp trong trường hợp lợi ích lớn hơn nguy cơ khi sử dụng 2 thuốc.

Tránh kết hợp với các thuốc kiểu Atropin giảm tiết dịch.

Khi sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với bromhexin làm tăng nồng đojkhangs sinh trong các mô phổi và phế quản. Vù vậy có thể kết hợp chúng với nhau trên lâm sàng giúp tăng tác dụng.

Ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ có thai và đang cho con bú

  • Đối với phụ nữa có thai

Nghiên cứu sử dụng thuốc trên động vật không thấy gây hại trực tiếp hay gián tiếp đến chức năng sinh sản còn dữ liệu trên phụ nữ có thai chưa thấy có nghiên cứu đầy đủ.

Chính vì vậy sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai được khuyến cáo là chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Hiện chưa có nghiên cứu về thuốc có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của người nhưng theo nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc không ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

  • Đối với phụ nữ cho con bú

Nghiên cứu trên động vật mang thai cho thấy có sự bài tiết của thuốc và các chất chuyển hóa qua sữa con mẹ. Hiện nay chưa có dữ kiện nghiên cứu bài tiết thuốc qua sữa mẹ trên người. Tuy nhiên không thể bỏ qua nguy cơ của thuốc ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Vì vậy, không nên sủ dụng thuốc trong thời kỳ mẹ cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bisolvon

Nếu xuất hiện những tổn thương trên da hay niêm mạc thì ngừng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với nhân viên y tế lập tức. Bởi khi bị dị ứng đặc biệt hội chứng Stevens-Jonhson trong giai đoạn sớm có những triệu chứng dễ bị lầm với cúm không đặc hiệu do có ho và sốt.

Tránh sử dụng thuốc ở những bệnh nhân bị bất dung nạp với fructose, có tác dụng nhuận trường nhẹ.

Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị loét dạ dày vì có thể làm tiêu nhày hủy hoại niêm mạc dày, bệnh nhân hen vì có thể làm co thắt phế quản ở những người quá mẫn cảm. Cần hết sức thận trọng đối với bệnh nhân suy thận do sự tích lũy các chất chuyển hóa bromhexin

Sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân suy gan nặng vì thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan.

Thận trọng đối với bệnh nhân yếu, suy nhược, giảm khả năng khạc đờm, người già.

Không nên sử dụng thuốc dạng viên nén cho trẻ dưới 2 tuổi, có thể sử dụng dạng siro.

Trong điều trị bệnh hô hấp cấp tinh nếu các triệu chứng có dấu hiệu xấu đi thì bạn phải liên hệ ngay với bác sỹ để kịp thời có các giải pháp thích hợp.

Không trộn lẫn dung dịch chứa bromhexin với các thuốc khác vì có thể xảy ra tương tác, tương kỵ.

Khi uống thuốc phải sau 2 đến 3 ngày mới thấy tác dụng trên lâm sàng.

Cách xử trí quá liều quên liều

Quá liều

Cho đến nay chưa thấy có báo cáo về quá liều thuốc bromhexin, các báo cáo tinh cờ về việc sử dụng thuốc trên lâm sàng cho thấy các triệu chứng quá liều khá giống với tác dụng phụ đã biết của thuốc. Bạn có thể liên hệ với bác sỹ nếu thấy có triệu chứng bất thường hoặc quá mức của thuốc gây khó chịu khi sử dụng thuốc. Khi xảy ra hiện tượng quá liều có thể điều trị các triệu chứng xuất hiện.

Quên liều

Nếu quên mất uống thuốc đung thời gian thì uống ngay lập tức vào thời điểm nhớ ra 1 liều. Trường hợp thời gian uống gần với thời điểm tiếp theo dùng thuốc theo chu kỳ thì chỉ nên uống 1 liều. Không tăng liều hay gấp đôi liều điều trị đã được chỉ định trừ khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa hoặc sự tư vấn của nhân viên ý tế.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, trong bao bì kín, để ở nhiệt độ từ 15℃ đến 30℃.

Bảo quản thuốc ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, để ở nơi an toàn tránh đổ vỡ, va cham gây hư hỏng thuốc, đặc biệt là chai thuốc siro phải nắp kín sau mỗi lần sử dụng.

Thuốc Bisolvon giá bao nhiêu?

Giá cả hiện nay của Bisolvon được bán như sau:

  • Siro Bisolvon Kids: có giá 37.000 đồng 1 chai 60ml
  • Thuốc Bisolvon dạng viên: 60.000 đồng 1 hộp 30 viên, tương đương 2.100 đồng 1 viên thuốc.

Thuốc Bisolvon mua ở đâu?

Thuốc Bisolvon hiện được phân phối trên các nhà thuốc toan quốc. Bạn có thể mua chúng ở các hiệu thuốc gần nhất. Đây là thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua thuốc mà không cần đơn của bác sỹ nhưng cần có sự tư vấn của nhân viên y tế đặc biệt là phụ nữ có thai, người già, trẻ em, người bị suy yếu, giảm khả năng khạc đờm.

Thuốc Bisolvon uống trước hay sau ăn?

Bản chất của thuốc là chất tiêu nhày nên có thể ảnh hưởng đến chất nhày đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày đường tiêu hóa.

Nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn để tránh ảnh hưởng lên đường tiêu hóa.

Đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày-tá tràng nên nói cho nhân viên y tế để nhận được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây