Tổng quan về cải thiện trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là tình trạng gây ra rất nhiều phiền toái, khó khăn trong cuộc sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, làm việc và khả năng phán đoán.
Theo kết quả thống kê thì có đến 80% người trẻ đã than phiền về những vấn đề về suy giảm trí nhớ của bản thân. Trí nhớ kém là nguyên nhân góp phần không nhỏ đến sự suy giảm chất lượng sống. Chính vì vậy, cải thiện trí nhớ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm đến.
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ
Căng thẳng và trầm cảm kéo dài: các yếu tos có thể dẫn đến tình trạng stress như căng thẳng công việc, áp lực học hành, công việc bề bộn, thiếu ngủ thường xuyên, môi trường ô nhiễm.
Tình trạng căng thẳng sẽ dẫn đến hiện tượng mất tập trung. Nguyên nhân là do căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm thần kinh nhận thức ở não bộ và gây suy giảm khả năng phản ứng với sự vật, vì vậy tư tưởng dễ bị phân tán và tốc độ giải quyết vấn đề giảm đáng kể. Vì thế bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi nếu quá lo âu, căng thẳng nhằm cải thiện tình trạng mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên
Đối với cơ thể, việc ngủ đủ giấc là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, được phục hồi, nghỉ ngơi. Trong khi ngủ, những thông tin di chuyển và lưu trữ ở vỏ não trước trán-vị trí lưu trí ký ức.
Ngược lại, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ cản trở sự di chuyển của thông tin đến vỏ não trước trán và khiến bệnh nhân mau quên, rơi vào trạng thái mất trí nhớ ngắn hạn.
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà nhu cầu thời gian về giấc ngủ là khác nhau, thời gian trung bình cần ngủ rơi vào khoảng từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ.
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như ngủ đủ sâu, ngủ đủ giờ và sau khi thức dậy không bị mệt mỏi mà vô cùng tỉnh táo. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài quá lâu sẽ gây ra tình trạng dễ cáu gắt, trầm cảm, khó tập trung, hay quên và suy giảm trí nhớ.
Ngủ đủ giấc cũng hỗ trợ nõ bộ phục hồi và giải tỏa căng thẳng. Qua đó giảm nguy cơ phải đối mặt với đột quỵ và tổn thương não.
Làm việc quá nhiều cùng một lúc
Cơ thể thường xuyên phải làm việc gây ra tình trạng quá tải trên não bộ. ở người trẻ tuổi, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hay quên.
Các chuyên gia tâm thần đã đưa ra lời khuyên dành cho mọi người nên tập trung thực hiện từng việc một, tránh cho bộ não quá tải. Bạn cũng nên thực hiện tuần tự công việc cần làm sau khi đã ghi công việc đó vào một quyển sổ.
Dinh dưỡng không đầy đủ
Nếu được cung cấp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, não bộ của bạn sẽ sẵn sàng hoạt động một cách tốt nhất. Tình trạng suy giảm trí nhớ dễ bị hình thành do thiếu sắt hoặc thiếu máu bởi các tác nhân như chóng mặt, hoa mắt hoặc da xanh xao.
Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi hậu quả của thiếu hụt vitamin B1. Khi cơ thể thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn thần kinh wernicke-korsakoff dẫn đến mất trí nhớ dài hạn hoặc ngắn hạn.
Thoái hóa thần kinh do tuổi tác
Trong não bộ, tế bào thần kinh có tới khoảng 100 tỷ tế bào, những tế bào này liên kết với nhau nhờ synap (có khoảng 1000 tỷ xinap trong não bộ). Tuy nhiên, từ 25 tuổi trở đi, trung bình mỗi ngày những tế bào thần kinh chết đi có tới 3000 tế bào và không được sản sinh thêm.
Do bệnh tật
Không tập trung, suy giảm trí nhớ có thể do các bệnh lý gây ra như bệnh lý chấn thương sọ não, viêm não, thiếu máu não, đột quỵ,… Khi tuổi càng lớn, nguy cơ mắc những bệnh lý này càng tăng cao hơn.
Mất ngủ, lo âu và trầm cảm
Sau khi đảm nhận vai trò làm mẹ, vừa phải chăm lo cho cuộc sống, vừa phải chăm lo cho con cái. Tình trạng này khiến cho người mẹ rất dễ bị mất ngủ, lo lắng và áp lực. Phụ nữ rất dễ bị suy giảm trí nhớ hoặc trầm cảm nếu không được nhận sự chia sẻ từ chồng và gia đình.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh
Rối loạn cân bằng hormone estrogen
Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh là sự mất cân bằng nồng độ hormone estrogen. Hormone estrogen đảm nhiệm vai trò tạo nên trí nhớ bởi estrogen có chức năng tái sinh đồi hải mã, thay đổi tế bào gốc của hệ thần kinh trung ương và biến đổi hình dạng não bộ.
Trong quá trình mang thai, thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai hormone estrogen sẽ đạt đến đỉnh. Sau đó, từ tam cá nguyệt cuối đến 3 tháng hậu sản hormone estrogen giảm dần và trở lại bình thường.
Bà bầu sau sinh thường bị suy giảm trí nhớ và não bộ hoạt động trì trệ hơn do sự thiếu hụt estrogen một cách đột ngột gây ra tình trạng không kịp thích nghi ở cơ thể người mẹ. Đã có nghiên cứu chứng minh rằng, so với những người cùng tuổi, bà mẹ đã sinh con, đặc biệt là sinh nhiều con sẽ có trí nhớ kém hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, tùy theo từng đối tượng mà chứng suy giảm trí nhớ sau sinh sẽ có mức độ khác nhau. Ngoài ra, nồng độ hormone estrogen cũng bị ảnh hưởng một cách gián tiếp bởi một khác là hormone oxytocin. Hormone oxytocin được kích thích sản xuất nhiều trong giai đoạn cho con bú.
Trầm cảm
Sau khi sinh con, bà mẹ thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như đảm nhận trách nhiệm làm mẹ, đảm nhận trách nhiệm làm vợ, thiếu sự chia sẻ, quan tâm từ chồng, và ngoài xuống cấp và con nhỏ quấy khóc,..Những tác nhân này đã tác động trầm trọng đến người mẹ khiến đầu óc bị suy giảm trí nhớ, đầu óc khó tập trung và là yếu tố gây nên bệnh trầm cảm.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Trong quá trình mang thai, mặc dù người mẹ được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng bởi đa số những chất dung nạp vào cơ thể mẹ chuyển sang cho em bé.
Hơn nữa, sau khi sinh con, trong giai đoạn cho con bú, mẹ nuôi con bằng sữa khiến cho cả mẹ và bé đều không đủ nguồn dinh dưỡng. Tình trạng này gây ra hiện tượng thiếu máu nuôi não bộ, cơ thể thiếu chất gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ sau sinh.
Giấc ngủ không đầy đủ
Cơ thể sẽ được tái tạo, phục hồi lại tròn khi ngủ. Đặc biệt là não bộ sẽ được sắp xếp, nghỉ ngơi và lưu trữ lại những ký ức. Do các yếu tố như phải thức khuya cho việc chăm sóc con cái, cuộc sống bị đảo lộn dẫn đến tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Chính sự thiếu ngủ đã khiến các thông tin chưa kịp lưu trữ đã bị lãng quên gây ra chứng mất trí tạm thời.
Xem thêm: 8 Cách rèn luyện trí nhớ SIÊU PHÀM đơn giản mà hiệu quả nhất
Cải thiện trí nhớ cho người hay quên hiệu quả nhất
Cải thiện trí nhớ cho người trẻ
Tập luyện trí não
Cũng giống cơ bắp, trí não cũng cần được tập luyện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Như các yếu tố khác, chất xám cũng rất cần thiết tập luyện tinh thần.
Để có thể cải thiện trí nhớ, bạn nên thử thách trí óc của mình để hỗ trợ não bộ mở rộng và phát triển. Đã có nghiên cứu chứng minh được rằng chức năng não sẽ được cải thiện nếu người đó thực hiện vận dụng trí óc 15 phút mỗi ngày và thường xuyên luyện tập đều đặn mỗi tuần 5 ngày.
Tập thể dục
Sức khỏe cũng chịu tác động nếu chúng ta tập thể dục. Chăm chỉ duy trì tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ não bộ giảm nguy cơ bị suy giảm nhận thực theo độ tuổi. Bên cạnh đso, tập thể dục còn giúp bảo vệ não, chống lại các tác nhân sự thoái hóa.
Năm 2017, một nghiên cứu đã chỉ ra ở những người mắc bệnh alzheimer sớm được cải thiện chức năng bộ nhớ nếu thường xuyên tập thể dục nhịp điệu. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp làn da săn chắc và căng bóng hơn.
Ngồi thiền
Ngồi thiền có thể hỗ trợ chăm sóc trí nhớ. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của ngồi thiền.
Ngồi thiền sẽ làm giảm những dấu hiệu thoái hóa não, giúp cải thiện chức năng não và cải thiện cả trí nhớ dài hạn và trí nhớ làm việc. Người có thói quen ngồi thiền sẽ làm tăng độ linh hoạt của não bộ và duy trì một sức khỏe dẻo dai.
Ngủ đủ giấc
Đối với não bộ, ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng. Tình trạng suy giảm nhận thức có thể gây ra bởi sự gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên. Khi chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể bị gián đoạn sẽ gây ra tình trạng gián đoạn những quá trình sử dụng não để tạo ra ký ức.
Thông thường, để tạo ra ký ức dài hạn được lưu trữ trong não bộ thì một người trưởng thành cần có giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày.
Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể
Có thể bạn sẽ thấy những đồ ăn chứa nhiều đường sẽ giúp thực phẩm thêm hương vị và có cảm giác thoải mái, sảng khoái hơn. Năm 2017, các nghiên cứu trên bệnh nhân mắc alzheimer có chế độ ăn nhiều đồ uống thức ăn chứa quá nhiều đường sẽ liên quan với tổng khối lượng của não bộ thấp hơn.
Để tránh nguy cơ này, bạn nên hạn chế dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Bạn nên tích cực bổ sung thực phẩm ngọt tự nhiên như trái cây. Hạn chế sử dụng đồ uống và thực phẩm ngọt có thềm đường.
Tránh chế độ ăn nhiều calo
Giảm lượng calo tổng thể và cắt giảm lượng đường dư thừa sẽ giúp bảo vệ bộ não của bạn. Những nhà nghiên cứu khoa học khuyên mọi người tránh chế độ ăn quá nhiều calo vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và suy giảm trí nhớ.
Các thành phần quan trọng của não bộ có thể bị viêm hoặc ảnh hưởng nếu cơ thể thực hiện chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt.
Tăng lượng caffeine
Ở những nguồn thực phẩm như trà xanh, cà phê chứa cafein, chất này có thể hỗ trợ bộ nhớ được cải thiện. Người sử dụng khoảng 200 miligam cafein sẽ đạt được điểm kiêm tra cao hơn so với người không sử dụng cafein sau 24 giờ.
Trong trí nhớ ngắn hạn, cafein có thể được sử dụng để tăng cường. Người trẻ tuổi sử dụng cafe vào mỗi sáng sẽ giúp trí nhớ ngắn hạn được cải thiện hơn.
Ăn sô cô la đen
Sô cô la cũng có tác dụng cải thiện trí nhớ. Năm 2011 đã có nghiên cứu cho thấy chất flavonoid có trong ca cao có tác dụng tăng cường chức năng não. So với những người không ăn sô cô la đen, những người ăn sô cô la đen có bào kiêm tra trí nhớ tốt hơn.
Cải thiện trí nhớ cho người già
Vận động phù hợp và nhẹ nhàng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, não bộ có thể được cải thiện nếu thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Những hoạt động thể chất có tác dụng lưu thông máu, giảm căng thẳng, cân bằng điều hòa trong cơ thể và đặc biệt là giúp người cao tuoir duy trì được sự minh mẫn và sức khỏe tốt hơn.
Để cải thiện trí nhớ và khỏe mạnh, người cao tuổi, người già nên duy trì thường xuyên ra các bài tập như yoga, dưỡng sinh hoặc đi bộ.
Suy nghĩ thoải mái, tích cực
Người lớn tuổi thường thiếu sự chia sẻ và suy nghĩ nhiều nên hay cáu gắt và sinh tính khó chịu. Vì thế, người thân cần tích cực chủ động trò chuyện với người cao tuổi.
Trò chuyện sẽ giúp người già cảm thấy hạnh phúc, cuộc sống thoải mái hơn. Qua đó sẽ nâng cao hoạt động của não bộ, tránh trầm cảm, tăng trí nhớ và cơ thể được khỏe khoắn.
Phương pháp tập trung 8 giây
Bạn hãy thử suy nghĩ về điều gì cần ghi nhớ trong 8 giây để tăng cường trí nhớ. Trong quá trình chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn thì 8 giây là thời gian rất quan trọng, mặc dù 8 giây là khoảng thời gian rất ngắn.
Trong việc tăng cường trí nhớ, thì phương pháp 8 giây là biện pháp vô cùng hiệu quả đối với não bộ.
Thư giãn, nghe nhạc
Đối với người già, nghe nhạc cũng là một phương pháp tốt. Đối với sự hoạt động và tăng trưởng của não bộ thì âm nhạc cũng là yếu tố kích thích khá quan trọng.
Người già có thể dần quen với thuộc với những giai điệu và ghi nhớ lời bài hát bằng cách lắng nghe các bài hát yêu thích lặp đi lặp lại nhiều lần để rèn luyện trí nhớ. Người cao tuổi có thể nghe các bài nhạc như nhạc baroque, nhạc không lời thư giãn nhẹ nhàng, nhạc giao hưởng,…để cải thiện trí nhớ.
Duy trì giấc ngủ đủ và đúng
Hình thức tập luyện bộ não vô cùng hiệu quả đó là tim hiểu thêm một ngoại ngữ mới, tính nhẩm mỗi ngày hoặc học thêm các môn nghệ thuật.
Những thú vui, đam mê này có thể tăng cường trí nhớ, kích thích não bộ được vận hành hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hình thức này còn có khả năng làm tăng sự linh động, tăng khả năng sáng tạo và tư duy logic.
Chế độ ăn uống đủ chất và hợp lý
Ở bất kỳ độ tuổi nào, chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến tình trạng sức khỏe. ở người già, tình trạng trí nhớ và sức khỏe sẽ được cải thiện nếu được ăn uống hợp lý và đầy đủ.
Trong thực đơn của người già nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, protein, món ăn giàu omega 3. Hạn chế đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ.
Cải thiện trí nhớ cho trẻ em
Giấc ngủ tốt
Chế độ dinh dưỡng đúng cách, một giấc ngủ chất lượng hoặc thói quen thường xuyên chơi cùng con cái sẽ giúp trẻ nâng cao trí nhớ. Đối với trẻ, trí nhớ tốt sẽ hỗ trợ bé phát triển nhận thức xã hội và kích thích kỹ năng ngôn ngữ.
Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ lanh lợi và sức khỏe tốt hơn, giúp trẻ tiếp thu các hiện tượng trẻ học được trong ngày tốt hơn. Chính vì vậy, bậc phụ huynh nên chú trọng cho bé thói quen ngủ đúng giờ. Giấc ngủ ban đêm của trẻ 12 tháng tuổi nên được kéo dài khoảng 11 giờ và trẻ cũng cần ngủ trưa thêm 2 giờ nữa.
Bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho não bộ
Trẻ em có thể được tăng bộ nhớ khi bổ sung các loại thực phẩm như sữa và đậu nành. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa cao huyết áp và tăng khả năng cân bằng. Khi trẻ có nền tảng dinh dưỡng tốt, các bậc phụ huynh có thể an tâm sử dụng các phương pháp giúp trẻ phát triển trí nhớ ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với trẻ chưa được xây dựng chế độ ăn hợp lý, chế độ ăn kém, khả năng hấp thụ vi chất cần thiết tự nhiên kém thì cha mẹ cần lưu ý đến trẻ. Phụ huynh nên tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng, vi chất cần thiết qua đường uống cho bé. Nhóm vi chất nên được bổ sung cho trẻ như zinC, DHA, vitamin A, vitamin D, magnesium.
Chơi cùng trẻ
Để rèn luyện trí tuệ cho trẻ, bạn nên thường xuyên chơi những trò chơi, hoạt động mà bé thích nhất.
Bạn có thể đặt những câu hỏi kích thích não bộ trẻ hoạt động như ‘cái gì nhiều hơn’, đồ vật gì không thấy nữa’, ‘cái gì ít hơn’, cái gì ít hơn’,…Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các câu hỏi xung quanh cuộc sống như ‘con có nhớ đồ vật này không,…Hay mỗi lần đi chơi cùng trẻ, bạn nên nhờ trẻ chỉ đường nếu đã từng đi qua con đường đó.
Tạo thói quen hàng ngày cho trẻ
Tương tự như các quy tắc không lời, thói quen sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết cho trẻ. Thói quen sẽ thúc đẩy trẻ ghi nhớ các việc cần phải thực hiện trong ngày. Khi trò chuyện cùng trẻ, bạn hãy khuyến khích trẻ kể lại những việc, sự kiện xảy ra ở trường, trẻ đã làm gì.
Trong quá trình kể, trẻ sẽ vận động khả năng ghi nhớ của mình để nhớ được sự vật, sự việc mà trẻ đã làm và đã gặp. Hoặc để trẻ nhớ giúp bạn, trẻ sẽ nhắc bạn thực hiện những gì vào hôm sau nếu bạn nói cho trẻ biết ngày mai, giờ nào bạn cần thực hiện điều gì. Bạn nên tặng trẻ lời khen nhằm khuyến khích trẻ hưng phấn nếu trẻ có thể nhớ và nhắc bạn làm những điều vào ngày hôm sau.
Dạy trẻ thói quen so sánh
Trong thời gian dài muốn giữ lại thông tin một cách hiệu quả hơn, tốt hơn là so sánh giữa cái mới và cái cũ. So sánh sẽ giúp trẻ biết liên kết liền mạch, có thể tập hợp các thông tin lại với nhau một cách có logic. Nếu bạn thường xuyên sử dụng phép so sánh giữa cái trẻ đã biết và cái mới mà trẻ cần phải nhớ sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.
Tăng cường trí nhớ cho trẻ từ thực phẩm hàng ngày: bữa ăn hàng ngày của trẻ cần được thường xuyên thay đổi cơ cấu bữa ăn. Điều này sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn và ăn ngon hơn. Để phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ, bạn cần lưu ý chọn lựa các thực phẩm chứa nhiều vi khoáng chất như bí đỏ, quả bơ, sản phẩm từ sữa và trứng.
Cách tăng cường trí nhớ và tập trung trong học tập
Đừng làm quá nhiều việc một lúc
Nếu có khả năng làm nhiều việc một lúc thì đó là một kỹ năng vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên trên thực tế, thực hiện nhiều việc một lúc sẽ khiến não bộ bị phân tán rất nhiều. Thực hiện nhiều thứ cùng một lúc sẽ làm não bộ phải chuyển đổi qua lại. Lúc này mạch ghi nhớ trong não bộ sẽ bị gián đoạn, vì thế các thông tin lưu lại không có thông tin não hữu ích cho bạn cả. Trong một thời điểm cụ thể, bạn chỉ nên thực hiện một cách tập trung vào một việc mà thôi.
Ngủ đủ giấc
Nhu cầu ngủ mỗi ngày đủ 8 ti