Đau đầu vận mạch: Triệu chứng, chuẩn đoán và phác đồ điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Đau đầu vận mạch là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Vậy đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng của bệnh ra sao? Bệnh có nguy hiểm không? Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Đau đầu vận mạch là bệnh gì?

Đau đầu vận mạch hay đau nửa đầu Migraine là tình trạng xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, thường xảy ra ở một bên (có thể bên trái, có thể bên phải). Nguyên nhân gây đau được cho là do rối loạn nồng độ serotonin. Khi nồng độ serotonin trong não thấp, mạch máu có biểu hiện co giãn mạnh, kích thích cơn đau nửa đầu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đau nửa đầu Migraine: Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu vận mạch gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh:

  • Những cơn đau kéo dài gây mệt mỏi, căng thẳng, giảm hiệu suất công việc đáng kể.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau đầu vận mạch dẫn đến tác dụng không mong muốn như lạm dụng thuốc giảm đau, viêm loét dạ dày (do thuốc NSAIDs).
  • Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, dẫn đến các bệnh lý thần kinh nguy hiểm như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh đau đầu vận mạch

Nguyên nhân đau đầu vận mạch
Nguyên nhân đau đầu vận mạch

Nguyên nhân cụ thể gây đau đầu vận mạch hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau đầu vận mạch như sau:

  • Căng thẳng, stress: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên những cơn đau nửa đầu dữ dội. Học tập, làm việc căng thẳng, quá sức dẫn đến thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, có nguy cơ cao bị đau đầu vận mạch.
  • Một số thực phẩm: Người ăn nhiều socola, pho mai hay thức ăn đóng hộp, các loại thức ăn chứa chất phụ gia (monosodium glutamate) có khả năng cao gặp phải chứng đau đầu vận mạch.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, đặc biệt trong chu kì kinh nguyệt. Phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau nửa đầu trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt, hoặc tần suất xuất hiện cơn đau tăng khi sử dụng thuốc tránh thai.
  • Vận động mạnh trong thời gian dài, tiêu hao nhiều chất dẫn truyền thần kinh gây thiếu hụt, gây ra đau nửa đầu.
  • Người có thể trạng kém, sức đề kháng yếu khi thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafein, gây kích thích thần kinh kéo dài.
  •  Thay đổi nhịp sinh học (giờ giấc ngủ nghỉ không khoa học, thất thường).

Triệu chứng của bệnh đau đầu vận mạch

Người mắc đau đầu vận mạch thường có những triệu chứng dưới đây:

  • Dấu hiệu khởi phát bệnh: Hoa mắt, rối loạn thính giác, thường có cảm giác buồn tiểu, rối loạn ngôn ngữ.
  • Xuất hiện những cơn đau đầu ở một bên đầu vùng trước trán hay vùng thái dương, thường kéo dài từ 4 giờ đến 72 giờ.
  • Mức độ đau tăng dần từ trung bình đến dữ dội.
  • Cảm giác đau nhói, như bị kim châm, giật theo từng nhịp đập của tim.
  • Thường kèm một số biểu hiện: chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, đau tăng lên khi vận động.

Hậu quả của đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh:

  • Sức khỏe suy giảm, thường xuyên mệt mỏi do các cơn đau đầu.
  • Không tập trung làm việc dẫn đến chất lượng công việc giảm.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tư duy.
  • Các bệnh lý kèm theo: viêm loét dạ dày (do sử dụng thuốc NSAID trong điều trị), trầm cảm.

Chẩn đoán đau đầu vận mạch

Chuẩn đoán đau đầu vận mạch
Chuẩn đoán đau đầu vận mạch

Chẩn đoán đau đầu vận mạch dựa vào:

  • Tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân: Trong gia đình có người mắc bệnh hay đã từng mắc các bệnh lý thần kinh liên quan dẫn đến nguy cơ cao dẫn đến đau đầu vận mạch.
  • Triệu chứng cơn đau đầu: Khởi phát thế nào, vị trí đau, thời gian và mức độ các cơn đau, có tái phát không, có triệu chứng gì kèm theo.
  • Các yếu tố như môi trường, lịch học tập, làm việc cũng là căn cứ chẩn đoán bệnh.
  • Trong trường hợp đau đầu vận mạch, các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường không có ý nghĩa nhiều.

Điều trị bệnh đau đầu vận mạch

Khi có bất cứ triệu chứng nào của đau đầu vận mạch, bạn nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp: Dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

Dùng thuốc

Đông y

Trong Đông y, có thể kể đến một số loại dược liệu được sử dụng trong chữa trị đau đầu vận mạch: Thục địa, Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh. Tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh, thời gian tái phát mà thầy thuốc sẽ thay đổi liều lượng và vị thuốc cho phù hợp.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cơ sở chất lượng, các thầy thuốc có uy tín, được đánh giá cao để tránh mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc giả, vừa mất tiền vừa không có hiệu quả.

Tây y

Sử dụng thuốc Đông y là cách loại bỏ các triệu chứng của bệnh hiệu quả nhanh nhất.

Các thuốc thường được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau (paracetamol).
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (Brufen).
  • Thuốc nhóm triptan: (sumatriptan, naratriptan).

Các thuốc kể trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, cắt cơn đau đầu và phòng ngừa tái phát, không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Ngoài ra , thuốc còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và sử dụng với liều lượng quy định.

Tìm hiểu thêm: Chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Không dùng thuốc

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, khi bệnh tình tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các biện pháp trị liệu vật lý như điều trị bằng sóng siêu âm, điều trị bằng ánh sáng hay điện. Những biện pháp này đòi hỏi bác sĩ yêu cầu kĩ thuật cao, có chuyên môn, các thiết bị hiện đại nên tốn khá nhiều chi phí.

Ngoài ra, trong Đông y còn có phương pháp châm cứu, dùng kim châm bằng kim loại châm vào các vị trí nhất định trên cơ thể. Người được châm cứu có cảm giác thư giãn, thoải mái, lưu thống máu tốt, giảm được cơn đau nửa đầu.

Mẹo dân gian

Trong dân gian cũng có một số mẹo điều trị đau đầu vận mạch khá hiệu quả. Các mẹo này bạn có thể áp dụng tại nhà để làm giảm tần suất xuất hiện các cơn đau.

  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống 2-3 lít nước, uống vào nhiều thời điểm trong ngày. Mỗi lần uống thành từng ngụm nhỏ. Lưu ý người bệnh không uống nước lạnh. Có thể thay nước lọc bằng nước hoa quả để tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe.
  • Tắm bằng nước ấm: Tắm bằng nước ấm mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mãi. Nhờ đó, bệnh đau đầu vận mạch cũng được cải thiện phần nào.
  • Sử dụng tinh dầu: Một số tinh dầu hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông, có tác dụng trong điều trị đau đầu vận mạch. Bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương xoa lên vùng thái dương, massage trong 15 phút đến khi cơn đau dịu lại.
  • Massage cơ thể: Đây cũng là một cách hữu hiệu giúp giảm căng thẳng và đau đầu. Bạn nên massage cơ thể, đặc biệt vùng trán và vùng gáy để tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể mỗi ngày, giảm xuất hiện các cơn đau nửa đầu đột ngột.

Ngoài ra, khi bị đau nửa đầu, bạn có thể thực hiện cách hít thở như sau: lặp đi lặp lại động tác hít vào 5 giây, thở ra 5 giây. Hít vào thở ra thật sâu, nhẹ nhàng nhằm cung cấp oxy cho não, giảm tình trạng đau đầu.

Phòng ngừa bệnh đau đầu vận mạch

Phòng ngừa đau đầu vận mạch
Phòng ngừa đau đầu vận mạch

Bệnh đau đầu vận mạch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, mỗi người cần phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn, bổ sung thêm rau xanh và các thực phẩm chứa vi chất như kẽm, sắt, magie, các loại vitamin, đặc biệt vitamin B6, vitamin K.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc hay cafein.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp.
  • Học tập, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức. Không làm việc liên tục quá 4 tiếng, mỗi ngày ngủ ít nhất 7 giờ.
  • Duy trì trạng thái lạc quan, tránh lo âu, phiền muộn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày bằng cách đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như giảm tỉ lệ mắc chứng đau đầu vận mạch.
  • Khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, chẩn đoán bệnh sớm hơn.

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây, xin tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau đầu vận mạch.

Khi nào đau đầu vận mạch cần đi khám bác sĩ?

Đau đầu vận mạch khởi phát bằng những cơn đau đầu nhẹ, hoa mắt, buồn nôn nên nhiều người chủ quan, nghĩ là đau đầu bình thường. Điều đó hết sức nguy hiểm vì bệnh để lâu có thể tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau nửa đầu, các cơn đau đột ngột, xuất hiện khá thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kì nếu thấy mình có dấu hiệu của đau đầu vận mạch, để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Bệnh đau đầu vận mạch có chữa được không?

Đau đầu vận mạch tuy nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, rèn luyện nghiêm ngặt, tình trạng bệnh sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí mất hẳn các cơn đau đầu. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn đừng nên lo lắng mà hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để bệnh tình được cải thiện.

Đau đầu vận mạch nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị đau đầu vận mạch. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: hoa quả như cam, quýt, dâu tây, đu đủ, các loại rau như rau cải, rau chân vịt.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin B6: ngũ cốc, các loại đậu, chuối, cá hồi, cá ngừ.
  • Thực phẩm giàu canxi: bơ, sữa tươi.
  • Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, chiên xào dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đau đầu vận mạch.
  • Bạn cũng không nên sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn, cafein, không hút thuốc.

Đau đầu vận mạch có châm cứu được không?

Đau đầu vận mạch có nên châm cứu?
Đau đầu vận mạch có nên châm cứu?

Như đã trình bày ở trên, châm cứu là một trong những biện pháp được sử dụng trong điều trị đau đầu vận mạch, bạn có thể áp dụng.

Tuy nhiên, biện pháp này cần người có kinh nghiệm bạn, nên tham khảo và lựa chọn cơ sở châm cứu uy tín để điều trị có hiệu quả.

Bệnh đau đầu vận mạch khi được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển tốt, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về đau đầu vận mạch, hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp.

Tìm hiểu thêm: Riêng tư: Sử dụng thuốc vận mạch ở bệnh nhân nặng có Choáng

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây