Thuốc MyHep LVIR: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ

5/5 - (5 bình chọn)

MyHep LVIR là thuốc gì?

MyHep LVIR là một chế phẩm thuốc điều trị bệnh viêm gan C chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm hai thuốc Ledipasvir với hàm lượng 90mg và Sofosbuvir với hàm lượng 400mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói trong hộp chứa 28 viên. MyHep LVIR là sản phẩm được sản xuất bởi công ty Mylan Pharmaceuticals Pvt. Ltd. của Ấn Độ và được nhập khẩu vào Việt Nam.

Thuốc MyHep LVIR có tác dụng gì?

MyHep LVIR có tác dụng chống lại virus Hepatitis C (HCV) hay còn được biết đến với tên gọi virus viêm gan C, nhờ vào tác dụng hiệp đồng của hai hoạt chất chính Sofosbuvir và Ledipasvir với cơ chế như sau:

  • Ledipasvir có tác dụng ức chế hoạt động của phức hợp protein HCV NS5A, đây là một phosphoprotein thân nước cần thiết trong quá trình sao chép của HCV RNA. Sau khi được đưa vào cơ thể, Ledipasvir sẽ liên kết và làm cản trở các hoạt động của protein NS5A dẫn đến làm phá hủy phức hợp sao chép RNA của virus do đó ức chế quá trình sản xuất HCV RNA đồng thời ức chế sự nhân lên của virus.
  • Sofosbuvir có tác dụng ức chế hoạt động của enzym ARN polymerase phụ thuộc ARN HCV NS5B với nhiều kiểu gen khác nhau, phức hợp này đóng vai trò thiết yếu cho sự nhân bản của HCV. Bản thân Sofosbuvir không có hoạt tính dược lý, thông qua giai đoạn phosphoryl hóa nội bào để chuyển thành dạng Sofosbuvir triphosphate có đặc tính tương tự với urine của ARN do đó nó có thể thay thể urine và gắn vào chuỗi ARN đang tổng hợp làm ngừng quá trình tổng hợp. Chất chuyển hóa GS-461203 của Sofosbuvir gây ức chế chọn lọc trên ARN của virus HCV, không gây ức chế ARN và AND của cơ thể người do đó ít gây độc ở liều bình thường.

Chỉ định của MyHep LVIR

  • Thuốc MyHep LVIR được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính gây ra bởi virus HVC kiểu gen 1,4,5 hoặc 6 cho đối tượng người trưởng thành và thanh thiếu niên trên 12 tuổi.
  • Kiểu gen 1,4,5 và 6 đều cần được điều trị trong 48 tuần. Tại Việt Nam, người bệnh viêm gan C chủ yếu thuộc loại 1, sau đó là loại 6 chiếm đến 20%.
  • Ngoài ra thuốc cũng được dùng để điều trị trong các trường hợp người mắc bệnh xơ gan nhưng không đáp ứng với liệu pháp điều trị trước đó hoặc điều trị lần đầu.
Hình ảnh: Hộp thuốc MyHep LVIR
Hình ảnh: Hộp thuốc MyHep LVIR

Cách sử dụng thuốc MyHep LVIR

Cách dùng

Viên nén MyHep LVIR nên được nuốt cả viên, tránh phá vỡ cấu trúc viên để làm nhỏ và sử dụng. Bạn nên uống thuốc trong bữa ăn với thức ăn để làm giảm mùi vị khó chịu của viên thuốc. Khi dùng MyHep LVIR, bạn có thể bị nôn trong vòng hai tiếng sau khi uống, khi đó bạn nên dùng bù vào một viên, còn sau khoảng thời gian đó mới nôn thì không cần thiết phải dùng bù thuốc

Liều dùng

  • Tùy thuộc vào tuổi và tình trạng xơ gan mà liều sử dụng khác nhau giữa các bệnh nhân
  • Liểu dùng thông thường cho người lớn và trẻ trên ba tuổi được xác định như sau:
  • Trong trường hợp người bệnh không xơ gan thì liều khuyến cáo là một viên MyHep LVIR mỗi lần mỗi ngày, thời gian điều trị kéo dài 12 tuần. Thời gian điều trị có thể trong vòng 8 tuần nếu như bệnh nhân viêm gan C thuộc kiểu gen 1 mà trước đó chưa được điều trị
  • Trong trường hợp người bị xơ gan còn bù thì liều khuyến cáo là dùng phối hợp viên MyHep LVIR với thuốc Ribavirin với liều thích hợp trong thời gian 12 tuần. Hoặc có thể sử dụng MyHep LVIR đơn độc tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài 24 tuần. Một trường hợp ngoại lệ với các bệnh nhân có nguy cơ tiến triển bệnh lâm sàng thấp thì có thể dùng đơn độc thuốc MyHep LVIR riêng lẻ trong thời gian 12 tuần.
  • Trong trường hợp người bệnh không bị xơ gan hoặc xơ gan còn bù sau một cuộc phẫu thuật ghép gan thì liều khuyến cáo sử dụng là phối hợp viên MyHep LVIR với thuốc Ribavirin với liều thích hợp trong thời gian 12 tuần. Nếu như bệnh nhân không dung nạp với Ribavirin thì người bệnh không xơ gan có thể dùng đơn độc MyHep LVIR trong 12 tuần còn người bệnh xơ gan thì dùng đơn độc trong 24 tuần.
  • Trong trường hợp người bệnh bị xơ gan mất bù thì dùng phối hợp MyHep LVIR với thuốc Ribavirin với liều thích hợp trong thời gian 12 tuần hoặc nếu không dung nạp Ribavirin thì có thể dùng đơn độc thuốc MyHep LVIR trong 24 tuần.
  • Liều Ribavirin dùng phối hợp được xác định như sau: Với người trưởng thành thì liều phụ thuốc cân nặng, cụ thể là người nặng dưới 75 kg thì dùng thuốc tương đương với 1g Ribavirin còn nếu nặng hơn 75 kg thì dùng tương đương 1.2g Ribavirin. Với trẻ em trên 3 tuổi thì nếu dưới 47 kg thì liều khuyến cáo là 15mg/kg/ngày, cân nặng từ 47 đến 49kg thì dùng liều 600mg mỗi ngày, từ 50-65kg thì dùng 800mg mỗi ngày, trẻ nặng trên 65 kg thì liều Ribavirin tương tự với người trưởng thành.
  • Với trẻ em dưới 3 tuổi, do chưa chứng minh được tính an toàn nên MyHep LVIR không khuyến cáo cho đối tượng này.
  • Với các đối tượng đặc biệt khác như người cao tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận thì khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều.

Tác dụng phụ của thuốc MyHep LVIR

Tác dụng không mong muốn xảy ra chủ yếu khi dùng kết hợp với Ribavirin, cụ thể như sau:

  • Trên hệ thần kinh, sự phối hợp của Ledipasvir, Sofosbuvir và Ribavirin có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu (rất hay gặp) hoặc kém tập trung (thường gặp) cho người sử dụng.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn như ho, khó thở đặc biệt khi cố sức.
Công thức hóa học của Ledipasvir
Công thức hóa học của Ledipasvir
  • Người bệnh dễ bị viêm mũi họng khi dùng kết hợp hai thuốc này
  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp trên hệ tiêu hóa khi dùng MyHep LVIR là buồn nôn, táo bón, cảm giác khó chịu, ăn không tiêu.
  • Thuốc có thể gây ra sự tăng bilirubin máu trên người sử dụng
  • Trên hệ tạo máu và bạch huyết, bệnh nhân trong quá trình điều trị kết hợp MyHep LVIR với Ribavirin có thể rất hay gặp tình trạng giảm hemoglobin và thường gặp tác dụng phụ gây thiếu máu Trên hệ xương khớp, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như đau cơ, đau khớp, đau lưng, … với tần xuất thường gặp.
  • Một số tác dụng không mong muốn mà người dùng có thể gặp phải trên hệ tâm thần như mất ngủ với tần suất rất hay gặp hoặc trầm cảm với tần suất thường gặp.
  • Ngoài ra người sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như rụng tóc, ngứa, sốt, mệt người, suy nhược cơ thể, …
  • Nếu như bạn gặp phải bất kỳ một triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc MyHep LVIR, hãy lập tức thông báo bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Chống chỉ định của MyHep LVIR

  • Viên nén MyHep LVIR không được sử dụng đối với những người bị mẫn cảm với Ledipasvir, Sofosbuvir hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc này nếu như bạn đang dùng các thuốc sau: phenytoin, carbamazepine, phenobarbital, rifampicin.

Tương tác của MyHep LVIR với các thuốc khác

  • Khi kết hợp MyHep LVIR cùng với các thuốc thuộc nhóm statin (đặc biệt là Rosuvastatin hoặc Pravastatin) có thể làm tăng mạnh nồng độ trong máu của các thuốc này làm tăng độc tính trên cơ và tăng nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn nguy hiểm như đau cơ, tiêu cơ, …
  • Các thuốc có tác dụng cảm ứng P-glycoprotein mạnh như phenobarbital, carbamazepine, phenytoin hay rifampicin có thể làm giảm nồng độ hai hoạt chất chính của MyHep LVIR trong máu gây giảm sinh khả dụng của thuốc và có thể dẫn đến thất bại điều trị. Do đó nên tránh dùng đồng thời MyHep LVIR với các thuốc kể trên.
  • Do khả năng hòa tan của Ledipasvir giảm đi khi mà pH của môi trường tăng lên vì thế các thuốc tác động làm thay đổi pH dạ dày mà đặc biệt là các thuốc làm giảm tiết acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc dẫn đến thất bại điều trị. Ví dụ các thuốc trung hòa acid dịch vị như nhôm hydroxid hay magie hydroxid nên được dùng cách MyHep LVIR tối thiểu là 4 tiếng để tránh tương tác. Thuốc ức chế bơm proton PPI mà tiêu biểu là Omeprazole tránh dùng trước MyHep LVIR tuy nhiên có thể sử dụng đồng thời với liều tương đương với 20mg Omeprazole. Các thuốc có tác dụng đối kháng thụ thể Histamin H2 như Cimetidin, Famotidin không ảnh hưởng đáng kể đến sinh khả dụng của MyHep LVIR khi sử dụng với liều tương đương 40mg Famotidine.
  • Tương tác xảy ra với Amiodaron có thể gây ra tình trạng chậm nhịp tim với các dấu hiệu nặng do đó tốt nhất nên tránh sử dụng đồng thời hai thuốc này. Nếu như không thể tránh được, cần theo dõi chặt chẽ quá trình dùng thuốc của bệnh nhân để kịp thời phát hiện và xử trí các triệu chứng bất thường.
  • Việc sử dụng đồng thời MyHep LVIR với Tipranavir có thể sẽ làm giảm nồng độ của Ledipasvir do đó làm giảm sinh khả dụng của thuốc do đó không khuyến cáo dùng hai thuốc cùng nhau
  • MyHep LVIR có thể gây tăng nồng độ trong huyết tương của Digoxin khi dùng cùng dẫn đến nguy cơ tăng độc tính của Digoxin, do đó cần thận trọng khi kết hợp hai thuốc này.
Hình ảnh: Thuốc MyHep LVIR lọ 28 viên
Hình ảnh: Thuốc MyHep LVIR lọ 28 viên

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng MyHep LVIR được không?

Mặc dù nghiên cứu trên động vật không cho thấy độc tính của thuốc trên bào thai tuy nhiên không có dữ liệu đầy đủ về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai. Do đó với nguyên tắc hạn chế dùng thuốc trên phụ nữ có thai, MyHep LVIR không nên dùng cho phụ nữ trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.

Nghiên cứu invitro trên động vật đã cho thấy khả năng bài tiết của Ledipasvir và các chất chuyển hóa của Sofosbuvir trong sữa. Vì thế, dù chưa rõ liệu các chất này có đi vào sữa mẹ hay không thì việc dùng MyHep LVIR trên phụ nữ cho con bú không được khuyến cáo.

Thuốc MyHep LVIR giá bao nhiêu?

Giá bán của MyHep LVIR trên thị trường hiện nay là 6.000.000 VND/ hộp chứa 28 viên.

Thuốc MyHep LVIR mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có bán thuốc MyHep LVIR tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên bạn nên tìm đến các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Lưu Anh tại số 748 Kim Giang Hà Nội, Ngọc Anh tại số 627 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai, nhà thuốc bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, … để được tư vấn tận tình và dùng thuốc chất lượng tốt. Hoặc bạn có thể nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm thông tin chi tiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây