Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đánh giá post

Nuốt nước bọt đau họng là một bệnh lí rất hay gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân cũng như một số cách điều trị căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải

Đau họng khi nuốt nước bọt có lẽ là một triệu chứng khá phổ biến mà khá nhiều người gặp phải, đặc biệt thường xảy ra khi có sự chuyển giao thời tiết. Vậy nuốt nước bọt đau họng là gì? Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến căn bệnh này?

Nuốt nước bọt đau họng là tình trạng vướng víu cổ họng kèm cảm giác đau rát và gây ra cảm giác khó chịu khi nuốt một thứ gì đó (ví dụ như nước bọt, đồ ăn,…). Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nuốt nước bọt đau họng bên trái hoặc nuốt nước bọt đau họng bên phải. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn làm tắc thực quản và có thể làm cho người bệnh bị buồn nôn, nôn, nghẹn thức ăn khi nuốt. Từ đó tạo nên nhiều bất tiện cho bệnh nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt. Tùy vào những triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh mà người ta chia thành các nguyên nhân sau:

Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng là một trong những nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến nuốt nước bọt đau họng. Viêm họng là tình trạng sưng viêm cổ họng do lớp niêm mạc trong đường hô hấp bị nhiễm trùng. Bệnh này do vi khuẩn hoặc virus gây ra nên thường gặp ở những lúc thời tiết thay đổi hoặc không khí bị ô nhiễm. Tuy nhiên, do bệnh viêm họng có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp nên cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Ngoài cảm giác khó chịu khi nuốt nước bọt, bệnh nhần còn mắc phải một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Đau vòm miệng
  • Sưng hạch bạch huyết và đau rát ở cổ
  • Có các đốm đỏ xuất hiện trên vòm miệng hoặc có nhiều mảng trắng trên amidan.

Nuốt nước bọt đau họng và đau tai do bệnh viêm amidan

Amidan là hai khối tròn ở sau lưỡi gà, có thể nhìn thấy được và là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào cổ họng. Bệnh viêm Amidan hay còn gọi là bệnh sưng tấy, viêm đỏ ở một hoặc cả hai hạch bạch huyết phía sau vòm họng do nhiễm trùng virus và vi khuẩn. Bệnh thường do những nguyên nhân như không vệ sinh họng, ô nhiễm không khí, hay phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nhiều vi khuẩn,…

Bệnh viêm Amidan có khả năng truyền nhiễm và dẫn đến một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh như nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, viềm đường hô hấp (đặc biệt là viêm họng do liên cầu khuẩn),…

Một số dấu hiệu khác để nhận biết viêm Amidan như:

  • Sốt
  • Miệng có mùi khó chịu
  • Amidan bị sưng và có vết mủ trắng hoặc vàng
  • Cổ, quai hàm mềm ra

Tham khảo thêm: Viêm Amidan: Dấu hiệu, Hình ảnh, Biểu hiện, Cách chữa trị hiệu quả

Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản là bệnh lí do các nắp thanh quản hay sụn nhỏ của nắp thanh quản bị đóng lại, chặn không cho không khí đi từ ngoài vào vùng thượng vị của cổ họng, làm cho nắp thanh quản bị sưng lên và gây nên cảm giác đau rát họng khi nuốt nước bọt.

Bên cạnh cảm giác đau rát khi nuốt, người bệnh cũng gặp một số triệu chứng khó chịu như

  • Chảy nước dãi
  • Sốt cao
  • Khan giọng
  • Khó thở hoặc thở khò
  • Đau họng

Nuốt nước bọt bị vướng cổ họng do viêm thực quản

Nuốt nước bọt bị vướng cổ họng do viêm thực quản
Nuốt nước bọt bị vướng cổ họng do viêm thực quản

Thực quản hay còn là ống dẫn thức ăn chính từ miệng vào dạ dày. Vì vậy, viêm thực quản sẽ làm sưng viêm ống dẫn thức ăn và làm vướng cổ họng. Từ đó tạo nên cảm giác đau họng khi nuốt thức ăn.

Viêm thực quản chủ yếu do hội chứng trào ngược dạ dày dẫn đến (Do lượng acid từ dạ dày bị trào ngược lên ống thực quản gây nên viêm nhiễm).

Ngoài tình trạng nuốt nước bọt đau họng, người bị viêm thực quản cũng có những dấu hiệu lạ như:

  • Ho
  • Ợ hơi nóng hoặc chua
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đau ngực
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Giọng bị biến đổi, có thể khàn đi

Cổ họng đau rát do chấn thương vùng họng

Chấn thương vùng họng là một trường hợp rất hiếm khi xảy ra và thường gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chấn thương vùng họng nhưng chủ yếu đều do cổ họng bị tổn thương bởi các vật cứng như thực phẩm cứng, có góc cạnh hoặc đồ ăn quá cay, nóng,…

Tùy thuộc vào vị trí cũng như mức độ tổn thương do thực phẩm gây ra, bệnh nhân có thể bị sưng đau và nhiễm trùng ở một bên (bên trái hoặc bên phải) hoặc cả hai bên họng. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp những chấn thương sâu hơn, thậm chí là tới dưới cổ họng.

Chấn thương cổ họng không những làm cho cổ họng bị đau rát – nhất là khi nuốt nước bọt mà còn có gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Vì thế, khi cổ họng xảy ra những tình trạng bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám cẩn thận.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men

Một số trường hợp nuốt nước bọt gây đau họng cũng có thể do nguyên nhân người bệnh bị nhiễm trùng một số loại nấm men. Các loại nấm men này sẽ tiết ra các loại độc tố gây ngứa rát, đau và khó chịu khi nuốt nước bọt.

Ở Việt Nam có khá nhiều loại nấm men gây bệnh, một trong số đó có nấm Candida – là loại nấm thường gặp nhất ở bệnh nhân. Loại nấm này rất dễ thâm nhập và gây ra nhiều triệu chứng như:

  • Mất vị giác
  • Nhiều đốm trắng trên lưỡi
  • Khóe miệng bị đỏ

Bệnh ung thư vòm họng

Nuốt nước bọt đau họng cũng được cho là một trong những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh ung thư vòm họng. Tình trạng này xảy ra do sự phát triển của các khối u ở trong họng, thanh quản và làm cho cổ họng bị vướng víu và đau rát khi nuốt.

Bệnh ung thư vòm họng do đột biến gen gây ra nên rất khó kiểm soát tiến triển của bệnh. Cũng vì thế nên ung thư vòm họng là một bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp, bệnh có thể tiến triện nặng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số dấu hiệu khác của bệnh ung thư vòm họng là:

  • Ho có đờm
  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Nổi hạch
  • Ù tai
  • Khàn tiếng
  • Sụt cân nhanh
  • Nổi nhiều hạch bạch huyết gây đau đớn và vướng víu

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nuốt nước bọt đau họng có thể phát sinh do một số nguyên nhân khác như:

  • Dị tật bẩm sinh như lưỡi to, sứt môi,…
  • Bệnh lí về tai mũi họng
  • Mắc các dị vật trong cổ họng như khối u, sẹo,…
  • Người có bệnh lí như tiểu đường, xơ cứng bì,…

Biện pháp khắc phục tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng tại nhà

Thông thường, những nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt nước bọt đau họng không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Dưới đây là một số biện pháp để xử lí hiệu quả căn bệnh này tại nhà

Súc miệng bằng nước muối sinh lí

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn
Nước muối sinh lí là dung dịch giúp làm sạch và dịu niêm mạc cổ họng

Nước muối sinh lí là dung dịch giúp làm sạch và dịu niêm mạc cổ họng. Từ đó giúp loại bỏ các bụi bẩn, dị vật vướng víu và cải thiện trạng thái đau rát, sưng viêm ở cổ họng. Đồng thời, nước muối sinh lí còn giúp bảo vệ niêm mạc khỏi viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, chống sưng hoặc giúp se khít lỗ chân lông làm vết thương nhanh chóng lành lại.

Có thể sử dụng nước muối sinh lí để rửa sạch họng trong trường hợp bị viêm họng, viêm amidan và các bệnh nhiễm khuẩn cổ họng khác. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên thường xuyên súc miệng và rửa sạch họng bằng dùng dịch nước muối sinh lí 2 – 3 lần trên ngày. Lưu ý, nên lựa chọn mua các loại nước muối sinh lí có sẵn ở hiệu thuốc để đảm bảo chất lượng và vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi dùng.

Cải thiện tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng đồ uống ấm

Các đồ uống ấm cũng có tác dụng tương tự như nước muối sinh lí như giúp làm dịu nhẹ cổ họng và giảm tình trạng sưng viêm cổ họng. Vì vậy, thói quen sử dụng các loại đồ uống ấm như trà ấm, nước lọc ấm,… hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt.

Nhưng, khi sử dụng các loại đồ uống ấm bạn nên lưu ý không nên dùng đồ quá nóng vì có thể gây ảnh hưởng và làm cổ họng đau rát hơn. Để tránh gây thêm những tổn thương khác, bạn nên để nước nguội một lát và kiểm tra nhiệt độ trước khi uống.

Tắm nước ấm

Như đã nói ở trên, nước ấm có thể làm dịu nhẹ vết sưng viêm và đau rát, ngứa ngáy cổ họng nên tắm nước ấm cũng là một cách trị nuốt nước bọt đau họng hiệu quả. Ngoài ra, tắm nước ấm còn giúp máu lưu thông tốt hơn, mũi họng cũng được thông thoáng hơn.

Giảm đau rát cổ họng, viêm sưng bằng cách ngưng hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

Cấm hút thuốc lá
Dừng hút thuốc lá và các chất kích thích

Hút thước lá, uống nhiều rượu bia và hay sử dụng các chất kích thích là một trong những nhân tố làm cho việc đau rát cổ họng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Việc này là do các chất này có thể làm phá hủy các lớp niêm mạc, mô mềm ở họng và thực quản.

Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích còn có thể làm tăng mức độ tổn thương ở họng, giảm tác dụng của thuốc và làm cho quá trình trị bệnh khó khăn hơn. Ngoài ra, các chất này cũng gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân.

Cách giảm đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng trà gừng mật ong

Gừng là một vị dược liệu có tính ấm, cay nên rất hay được dùng để làm giảm các cơn đau họng. Bên cạnh đó, trong gừng còn chứa các loại hợp chất Gingerol ngăn ngừa oxy hóa, giảm cảm giảm viêm đau, kích ứng niêm mạc họng, tiêu đờm và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus.

Tương tự với gừng, mật ong cũng là một bài thuốc giúp làm dịu những tổn thương và đau rát cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết để bồi bổ cho cơ thể. Thế nên, trà gừng mật ong là một sự kết hợp hoàn hảo để cải thiện tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt.

Về cách thực hiện, bạn nên lấy một củ gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát rồi đen đi đun sôi với 300ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó để nguội bớt và hãm lấy nước gừng. Cho thêm 10 – 15ml một ong nguyên chất vào cốc và khuấy đều cho tan. Nên uống trà gừng mật ong khi còn ấm để thu được hiệu quả tốt nhất.

Làm dịu niêm mạc, giảm đau rát cổ họng khi nuốt bằng nước chanh mật ong

Hỗ hợp mật ong và chanh tươi giúp cho "cô bé" trở nên hồng hào, quyến rũ
Làm dịu niêm mạc, giảm đau rát cổ họng khi nuốt bằng nước chanh mật ong

Với thành phần chính là Vitamin C, nước chanh được dùng để nâng cao sức đề kháng và tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho cơ thể. Không những vậy, vitamin C còn giúp cơ thể chống lại các chất oxy hóa. Khi kết hợp nước chanh với mật ong sẽ đem lại công dụng làm dịu niêm mạc và giảm đau rát cổ họng khi nuốt.

Để làm giảm đau họng, bạn nên vắt lấy nước cốt chanh và cho thêm mật ong vào một cốc có khoảng 300ml nước ấm. Nên uống đều đặn mỗi ly một ngày và liên tiếp trong 3 ngày.

Làm mát niêm mạc cổ họng bằng lá bạc hà

Lá bác hà có chứa một lượng lớn menthol – là một chất có tác dụng giảm đau, chống viêm khá hiệu quả. Có thể thấy, lá bạc hà rất thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Lá bạc hà còn chứa acid rosmarinic và nhiều hợp chất khác nên có thể đẩy lùi được cơn ho, hen phế quản.

Bạn có thể dùng lá bạc hà để giảm đau rát cổ họng, chống viêm theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Rửa sạch lá bạc hà và hãm với 300ml nước sôi. Để nguội 20 phút rồi uống nước đun đã được hãm. Người bệnh nên uống liên tục 1 – 2 ly mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh có tiến triển
  • Cách 2: Rửa sạch một nhúm nhỏ lá bạc hà bằng muối rồi nhai kĩ và nuốt. Nên nhai khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày.

Một số các phương pháp trên đây có hiệu quả khá tốt khi các triệu chứng nuốt nước bọt đau họng còn nhẹ. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể thay thế thuốc chữa bệnh nên tuyệt đối không bỏ thuốc khi đang điều trị.

Sử dụng thuốc điều trị nuốt nước bọt đau họng

Trong trường hợp bệnh nhân có những chuyển biến nặng hơn, ngay cả khi dùng những phương pháp có thể thực hiện tại nhà trên vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám chuyên khoa và sử dụng một số thuốc Tây y để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Thuốc chống viêm không kê đơn

Lưu ý: vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Lưu ý: vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Một trong những nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt là do tình trạng viêm, sưng do bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, các loại thuốc chống viêm có thể làm thuyên giảm các cơn đau rát cổ họng cho người bệnh. Trong trường hợp tình trạng không được cải thiện, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có đơn thuốc điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát cổ họng nên có thể gây viêm sưng và đau họng. Với những bệnh nhân nuốt nước bọt đau họng do nguyên nhân này, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày để điều trị tận gốc bệnh tình. Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid,…

Sử dụng thuốc xịt họng

Giống như nước muối sinh lí, các loại thuốc xịt họng giúp rửa sạch các dị vật có trong đường hô hấp. Người bệnh thường sử dụng các loại thuốc này để làm tê và giảm cảm giác đau ở cổ họng khi nuốt.

Bà bầu nuốt nước bọt đau họng phải làm sao?

Bà bầu nuốt nước bọt đau họng phải làm sao?
Bà bầu nuốt nước bọt đau họng phải làm sao?

Đối với các bà bầu, những nguyên nhân gây nên nuốt nước bọt đau họng cũng chủ yếu do một số các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên, với những bà mẹ đang mang bầu thì nên tránh sử dụng các loại thuốc để điều trị. Với đối tượng này, bạn nên sử dụng các loại bài thuốc dân gian hoặc Đông y để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Còn nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc Tây y, các bà mẹ nên lưu ý đến khám tại các cơ sở y tế và xin tư vấn từ bác sĩ, tuyệt đối không nên mua các loại thuốc không kê đơn vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bạn có hể tham khảo một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, thuộc xịt họng hoặc trị ho có các thành phần thảo dược thiên nhiên.

Ngoài ra, để tránh không gặp phải tình trạng đau họng, các mẹ bầu cũng nên tránh những tác nhân gây hại như đồ ăn cay nóng, môi trường bụi bẩn, có khói thuốc lá và phải thường xuyên giữ ấm cơ thể.

Vì đau họng khi nuốt nước bọt thường không phải vấn đề nguy hiểm nên các mẹ bầu chỉ cần chú ý và điều trị sớm thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Nuốt nước bọt đau họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nuốt nước bọt đau họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nuốt nước bọt đau họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi tình trạng nuốt nước bọt đau họng ngày càng trở nặng hơn dù đã điều trị tại nhà, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để có những phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là những bệnh nhân đang gặp phải những triệu chứng sau:

  • Sau cổ họng có các mảng trắng
  • Đau họng khi nuốt nước bọt kéo dài từ 1 tuần trở lên và không thấy khỏi
  • Không xác định được nguyên nhân gây đau rát cổ họng
  • Nước dãi chảy liên tục, không kiểm soát được
  • Khó khăn khi mở miệng giao tiếp
  • Cổ họng sưng to, khó thở, tức ngực, nước dãi bất thường và không thể mở miệng

Những dấu hiệu trên thường có thể chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì các căn bệnh này có thể kiểm soát, điều trị bằng những phác đồ phù hợp nên bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh và đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nuốt nước bọt đau họng. Căn bệnh này cũng không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát được khi sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây