Thuốc Pabemin: Công dụng, Liều dùng, Chống chỉ định, Giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Pabemin là thuốc gì?

Pabemin là một thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau không steroid, thường được sử dụng để điều trị một số tình trạng như sốt, đau nhức đầu. Thuốc được bào chế với 2 thành phần chính có tác dụng dược lý là Paracetamol và Clorpheniramine maleat.

Tham khảo thêm: Thuốc hạ sốt Tatanol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

Các dạng Pabemin có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường đang có 2 dạng chế phẩm của Pabemin là Pabemin thường và Pabemin 325.

Pabemin

Thuốc bột uống Pabemin
Thuốc bột uống Pabemin

Pabemin thường là một dạng chế phẩm của Pabemin đang được lưu hành trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột uống với 3 thành phần chính là Paracetamol, Clorpheniramine và Thiamin nitrat. Thuốc được đóng gói trong hộp 100 gói, mỗi gói chứa 2,5 g thuốc bột. Mỗi gói bột Pabemin chứa:

  • Paracetamol có hàm lượng là 325 mg.
  • Thiamin nitrat có hàm lượng là 10 mg.
  • Clorpheniramine maleat có hàm lượng là 2 mg.
  • Một số tá dược như: đường, vanillin, acid citric sao cho vừa đủ 1 gói.

Thuốc được sản xuất đồng thời được đăng ký bởi công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long có địa chỉ tại 150 đường 14/9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Thuốc bột uống Pabemin có số đăng ký là: VD – 16868 – 12.

Pabemin 325

Thuốc cốm Pabemin 325
Thuốc cốm Pabemin 325

Pabemin 325 là một dạng chế phẩm của Pabemin đang được lưu hành trên thị trường. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc cốm với 2 thành phần chính có tác dụng dược lý là Paracetamol và Clorpheniramine. Thuốc được đóng trong hộp 100 gói, mỗi gói chứa 2,5 g thuốc cốm. Mỗi gói cồm Pabemin 325 chứa:

  • Paracetamol có hàm lượng là 325 mg.
  • Clorpheniramine maleat có hàm lượng là 2 mg.
  • Một số tá dược như: đường trắng, acid citric, vanillin, sucrallose sao cho vừa đủ 1 gói.

Thuốc được sản xuất đồng thời được đăng ký bởi công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long có địa chỉ tại số 150 đường 14/9, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Thuốc cốm Pabemin 325 có số đăng ký là: VD – 27840 – 17.

Thuốc Pabemin có tác dụng gì?

Hai loại chế phẩm của Pabemin đều được bào chế với thành phần chính là Paracetamol và Clorpheniramine, trong đó thuốc bột Pabemin có thêm thành phần là Thiamin nitrat.

Paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid, có thể được dùng thay thế cho aspirin do nó có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên Paracetamol không có khả năng chống viêm như aspirin. Thuốc có khả năng làm giảm thân nhiệt ở nhưng người bị sốt, thân nhiệt cao, nhưng lại hầu như không ảnh hưởng đến thân nhiệt ở người bình thường, do đó thuốc khá an toàn so với các thuốc hạ sốt khác. Paracetamol không có tác dụng phụ là ảnh hưởng lên sự kết tập tiểu cầu và thời gian chảy máu như aspirin. Tuy nhiên nếu dùng thuốc qua liều có thể dẫn đến độc tính trên gan.

Clorpheniramine là một hỗn hợp đồng phân có tác dụng kháng histamin, hầu như không có tác dụng an thần. Tác dụng kháng histamin của thuốc được thể hiện bằng cách phong bế cạnh trạnh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Thiamin nitrat là một coenzym chuyển hóa carbohydrat.

Dược động học

Paracetamol

Hấp thu: Paracetamol có thể được hấp thu một cách nhanh chóng ở đường tiêu hóa ngay sau khi uống.

Phân bố: thuốc có khả năng phân bố rộng rãi ở các mô trong cơ thể. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Paracetamol là 25%.

Chuyển hóa: Paracetamol chủ yếu được chuyển hóa ở gan thành dạng liên kết với acid glucuronic.

Thải trừ: thuốc được bài tiết ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng nước tiểu ở dạng chuyển hóa. Thời gian bán thải của Paracetamol là khoảng 2 giờ.

Clorpheniramine

Hấp thu: Clorpheniramin được hấp thu nhanh sau khi uống.

Chuyển hóa: Clorpheniramine được chuyển hóa nhanh và nhiều thành các chất chuyển hóa. Phần lớn các chất chuyển hóa không có hoạt tính, một số trong đó có hoạt tính.

Thải trừ: thuốc được bài tiết ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng nước tiểu ở cả dạng nguyên vẹn và chất chuyển hóa, một lượng nhỏ được bài tiết ra khỏi cơ thể bằng phân.

Thiamin nitrat

Thuốc được hấp thu nhanh chóng ở đường tiêu hóa và được đảo thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu ở dạng nguyên vẹn.

Chỉ định của thuốc Pabemin

  • Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị tình trạng sốt từ mức độ nhẹ đến vừa.
  • Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị cảm lạnh, sổ mũi.
  • Thuốc được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị nhức đầu, nhức răng.
  • Thuốc được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp trên.

Cách sử dụng thuốc Pabemin

Cách sử dụng thuốc Pabemin
Cách sử dụng thuốc Pabemin

Cách dùng

Thuốc Pabemin có 2 dạng chế phẩm là thuốc bột và thuốc cốm, chúng đều được dùng theo đường uống. Trước khi uống cần hòa tan gói bột hoặc gói cốm với 1 cốc nước, khuấy đều cho tan hoàn toàn.

Liều dùng

Đối với người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: mỗi 4 đến 6 giờ uống 1 lần , mỗi lần uống 1 hoặc 2 gói. Lưu ý không nên uống quá 5 lần trong một ngày.

Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: cách mỗi 4 đến 6 giờ uống 1 lần, mỗi lần uống 1 gói. Không được uống quá 5 gói trong vòng 1 ngày.

Trẻ em dưới 6 tuổi: Chưa biết được độ an toàn của thuốc với đối tượng này. Do đó trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu sử dụng thuốc và cơn sốt vẫn kéo dài quá 3 ngày hoặc sốt cao trên 39,5 độ C thì nên ngừng sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Pabemin

Một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải trong quá trình sủ dụng thuốc như:

Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc ( tỷ lệ gặp trên 1% )

  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, an thần.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: khô miệng.

Các tác dụng không mong muốn ít gặp của thuốc ( tỷ lệ gặp từ 0,1% đến 1% )

  • Rối loạn da: ban da
  • Rối loạn dạ dày – ruột: buồn nôn, nôn.
  • Rối loạn huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.
  • Rối loạn thận – tiết niệu: bệnh thận, độc tính trên thận khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Các tác dụng không mong muốn hiếm gặp của thuốc ( tỷ lệ gặp nhỏ hơn 0,1% )

  • Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn.
  • Rối loạn toàn thân: chóng mặt:
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn

Ngoài ra thuốc còn có một số tác dụng phụ nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn, ban đỏ toàn thân. Các tác dụng phụ này tuy rất hiếm xảy ra nhưng chúng có thể dẫn đến tử vong. Do đó nếu ban gặp phải bất kỳ tình trạng nào được nêu trên thì phải dừng thuốc lập tức và đến gặp bác sĩ để có thể được xử lý kịp thời.

Chống chỉ định của thuốc Pabemin

Gói bột Pabemin
Gói bột Pabemin
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị dị ứng, quá mẫn với Paracetamol, Clorpheniramine hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị suy tế bào gan, glocom góc hẹp.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có các cơn hen cấp.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu G6PD.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có bệnh lý về tim, phổi, gan, thận.
  • Chống chỉ định sử dùng thuốc cho các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày gần nhất.

Tương tác của Pabemin với các thuốc khác

Thuốc có khả năng làm tăng tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất của indandion khi được sử dụng liều cao trong một thười gian dài.

Việc dùng đồng thời với thuốc Phenothiazin hoặc các liệu pháp hạ nhiệt ở các bệnh nhân bị sốt có thể dẫn đến tình trạng hạ sốt nghiêm trọng. Do đó không nên sử dụng đồng thời chúng trong việc hạ sốt của bệnh nhân.

Các bệnh nhân nghiện rượu khi sử dụng thuốc có thể làm tăng khả năng gây độc lên gan.

Việc dùng đồng thời thuốc với các thuốc có khả năng hoạt hóa các enzym ở microsom thể gan như phenytoin, barbiturat có thể làm tăng chuyển hóa thuốc thành các chất có độc tính với gan, gây độc lên gan. Do đó không nên sử dụng đồng thời Pabemin với các thuốc trên.

Một loại thuốc khác cũng có khả năng gây tăng độc tính lên gan khi được sử dụng đồng thời với Pabemin là Isoniazid.

Rượu hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm trầm trọng thêm tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc.

Một số thuốc có thể bị tăng độc tính khi sử dụng cùng Pabemin là: Phenytoin, Cloramphenicol.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ các thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn nhất.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Pabemin được không?

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Pabemin
Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Pabemin

Thuốc được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai do thuốc có thể gây ra nhất định những tác hại đối với thai nhi. Đặc biệt là việc dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây chứng động kinh ở trẻ sau khi sinh.

Do đó thuốc được chống chỉ định sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ, còn trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà nó có thể gây ra.

Phụ nữ đang cho con bú

Thuốc có khả năng tiết vào sữa mẹ từ đó gây ra các ảnh hưởng nhất định đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Mặt khác thuốc còn có khả năng ức chế việc tiết sữa ở người mẹ. Do đó các bà mẹ đang cho con bú không được sử dụng thuốc, trong trường hợp thực sự cần thiết phải sử dụng thì cho trẻ ngừng bú sữa mẹ và bổ sung bằng sữa ngoài.

Trẻ sơ sinh có được uống thuốc Pabemin không?

Thuốc được khuyến cáo là không được sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Thuốc Pabemin giá bao nhiêu?

Thuốc bột Pabemin hộp 100 gói hiện nay trên thị trường có giá là: 98000 VND/ hộp.

Thuốc cồm Pabemin 325 hộp 100 gói hiện nay trên thị trường có giá là: 270000 VND/ hộp.

Thuốc Pabemin mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua các dạng sản phẩm của Pabemin ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên để mua được sản phẩm tốt không phải là một điều dễ dang. Page xin giới thiệu đến bạn một số nhà thuốc uy tín với sản phẩm chất lượng như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Page qua hotline chăm sóc khách hàng hoặc inbox để được hỗ trợ giải đáp.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây