Thuốc Philmadol: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, SĐK, Giá bán

Đánh giá post

Philmadol là thuốc gì?

Philmadol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid; có tác dụng giảm đau ở mức độ từ trung bình cho đến nặng, thường được bác sĩ kê đơn chỉ định trong liệu trình điều trị bệnh Gout và hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp.

Philmadol được nghiên cứu phát triển và sản xuất tại công ty dược phẩm Huons Co. Ltd- Hàn Quốc. Sản phẩm được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Nhà sản xuất: Công ty Phil International Co., Ltd- Hàn Quốc, đạt tiêu chuẩn GMP, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.

Số đăng ký: VN-19728-16

Thành phần và hàm lượng:

  • 325 mg hàm lượng hoạt chất Acetaminophen
  • 5 mg hàm lượng hoạt chất Tramadol HCl

Tá dược vừa đủ mỗi viên: Microcrystalline cellulose (tá dược độn), Pregelatinized starch (tá dược siêu rã), Hydroxypropyl Cellulose (tá dược tạo gel), Sodium starch glycolate (tá dược rã), Crospovidone (tá dược rã), Magnesium stearate (tá dược trơn), Opadry yellow 85F12347 (tá dược màu).

Dạng bào chế: Thuốc Philmadol được bào chế dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén bao phim.

Mặt trước hộp thuốc Philmadol
Mặt trước hộp thuốc Philmadol

Thuốc Philmadol có tác dụng gì?

Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol, thuộc nhóm thuốc giảm đau trung ương. Acetaminophen có tác dụng giảm đau từ nhẹ cho tới vừa, thích hợp giảm đau các cơn đau đầu, thoái hóa khớp, đau nửa đầu, viêm khớp, đau lưng. Cơ chế hoạt động của Acetaminophen: Acetaminophen ức chế men cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin. So với các thuốc giảm đau nhóm NSAIDS, Acetaminophen gây ít tác dụng không mong muốn hơn nên được sử dụng khá phổ biến.

Tramadol HCl là hoạt chất thuộc nhóm thuốc giảm đau opioid, có tác dụng điều trị các cơn đau từ trung bình cho đến nặng. Tramadol thường được sử dụng kết hợp cùng với Acetaminophen để nâng cao hiệu quả giảm đau. Cơ chế hoạt động của Tramadol: Tramadol liên kết với thụ thể opioid trên tế bào thần kinh, đồng thời ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin.

Công dụng của thuốc Philmadol

Thuốc Philmadol có công dụng trong việc làm giảm các đau ở mức độ từ trung bình cho đến nặng, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gặp tình Gout hoặc đau nhức xương khớp thường xuyên, khi đã sử dụng các thuốc giảm đau khác nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn.

Xem thêm: Thuốc Sagacoxib 100mg & 200mg điều trị bệnh gì, Chỉ định, Giá bán

Chỉ định

Thuốc Philmadol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Đối tượng gặp tình trạng đau ở mức độ từ trung bình cho đến nặng.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Bệnh nhân bị Gout cấp tính và gout mãn tính.
  • Đối tượng bị đau và sử dụng các loại thuốc khác nhưng không giảm đau được.
  • Thuốc phù hợp khi sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Cách sử dụng thuốc Philmadol

Cách dùng:

Thuốc Philmadol được bào chế dạng viên nén bao phim, được chỉ định sử dụng đường uống. Khuyến cáo sử dụng thuốc nguyên viên, không nên nhai vỡ hay bẻ đôi viên thuốc khi sử dụng vì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và sinh khả dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Tốt nhất nên uống thuốc với khoảng 200mL nước lọc, không nên sử dụng cùng sữa hoặc nước trái cây, nước giải khát.

Các hoạt chất không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên khuyến cáo sử dụng sau bữa ăn để tránh các kích ứng không đáng có trên niêm mạc dạ dày.

Sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị.

Hình ảnh vỉ Philmadol
Hình ảnh vỉ Philmadol

Liều dùng:

Tùy thuộc vào từng đối tượng mà bác sĩ có những chỉ định liều phù hợp:

  • Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày sử dụng từ 3 cho đến 4 lần, mỗi lần sử dụng từ 1 tới 2 viên, các đợt uống thuốc cách nhau tối thiểu 4 đến 6 tiếng. Mỗi ngày không sử dụng quá 8 viên. Sử dụng thuốc sau bữa ăn.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Hiện nay chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh độ an toàn khi sử dụng trên đối tượng này. Do vậy không nên sử dụng cho đối tượng này.
  • Đối với người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều trên nhóm đối tượng này. Tuy nhiên với những người trên 75 tuổi, thời gian bán thải tăng hơn so với bình thường, nên kéo dài thời gian đưa thuốc giữa các lần. Khoảng thời gian đưa liều khuyến cáo từ 6 cho đến 8 giờ.

Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Tùy thuộc vào hệ số thanh thải creatinin để hiệu chỉnh liều phù hợp:

  • Hệ số thanh thải creatinin trên 30 mL/phút: Không cần hiệu chỉnh liều khi sử dụng.
  • Hệ số thanh thải creatinin từ 10 đến 30 mL/phút: khoảng cách giữa các lần uống thuốc tối thiểu là 12 giờ/
  • Hệ số thanh thải creatinin dưới 10 mL/phút: không sử dụng thuốc cho bệnh nhân này.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Philmadol, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ liều bác sĩ đưa ra, không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Tăng hoặc giảm liều sai cách đều làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây độc với bản thân.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng sản phẩm cho người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong sản phẩm.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế MAO trong 2 tuần gần nhất.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị suy hô hấp, động kinh, nghiện opioid.
  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
  • Không sử dụng Philmadol cho bệnh nhân bị quá liều thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, thuốc điều trị thần kinh.

Tác dụng phụ của thuốc Philmadol

Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong quá trình sử dụng Philmadol:

  • Tác dụng không mong muốn toàn thân: dị ứng, ngất xỉu, mệt mỏi toàn thân.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch: rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp đột ngột.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, co giật.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón).
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ hô hấp: suy hô hấp.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiết niệu: khó tiểu, bí tiểu, protein niệu.

Tuy nhiên các triệu chứng trên xuất hiện ở mức độ nhẹ, thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hay phát hiện biểu hiện bất thường khác, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Thuốc Philmadol có thể gây rối loạn tiêu hóa
Thuốc Philmadol có thể gây rối loạn tiêu hóa

Chú ý và Thận trọng

Trong quá trình sử dụng thuốc Philmadol cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc co giật, bệnh nhân đang sử dụng các thuốc điều trị trầm cảm.
  • Hiệu chỉnh liều phù hợp khi kết hợp sử dụng thuốc cùng với các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
  • Không sử dụng rượu trong quá trình uống thuốc vì tăng nguy cơ làm suy hô hấp trên người dùng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị tăng áp lực sọ não, chấn thương não.
  • Hiệu chỉnh liều phù hợp khi sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận.
  • Thuốc gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh nên không sử dụng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
  • Khi muốn ngừng thuốc thì nên giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn tới hội chứng cai thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
  • Để thuốc xa khu vực vui chơi có trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ uống nhầm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Điều kiện bảo quản thuốc: Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp với cường độ cao.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.
  • Người dùng không nên sử dụng những viên thuốc có hiện tượng chảy nước, mốc, biến dạng nghiêm trọng. Trong trường hợp này nên vứt bỏ thuốc ở nơi quy định (nếu có).

Tương tác của thuốc Philmadol với các thuốc khác

Sử dụng đồng thời Philmadol cùng với các thuốc và chế phẩm khác có thể gây nên các tương tác thuốc bất lợi:

  • Sử dụng đồng thời Philmadol và các thuốc điều trị trầm cảm (thuốc ức chế MAO và IMAO, thuốc an thần, thuốc ức chế tái hấp thu cho chọn lọc serotonin) làm tăng nguy cơ động kinh ở bệnh nhân.
  • Sử dụng đồng thời Philmadol và Carbamazepin làm giảm hiệu quả giảm đau của Philmadol.
  • Quinidin khi dùng cùng Philmadol làm tăng nồng độ Tramadol trong máu, tăng độc tính khi sử dụng.
  • Metoclopramid hoặc domperidon làm tăng quá trình hấp thu của acetaminophen, cholestyramin làm giảm hấp thu acetaminophen.
  • Bệnh nhân nên thông báo tiền sử dùng thuốc và các thực phẩm chức năng cho bác sĩ điều trị biết để tránh các tương tác thuốc bất lợi có thể xảy ra.

Ảnh hưởng của thuốc Philmadol lên phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện nay chưa có đủ bằng chứng chứng minh an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho thai phụ.

Dược chất có khả năng bài tiết vào sữa mẹ gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Chống chỉ định sử dụng Philmadol cho phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng Philmadol cho phụ nữ có thai
Lưu ý khi sử dụng Philmadol cho phụ nữ có thai

Thuốc Philmadol giá bao nhiêu?

Heal Central đã tham khảo được thuốc Philmadol có giá 720.000 đồng/ hộp 10 vỉ. Giá cả có thể được điều chỉnh ở các nhà thuốc và khu vực khác nhau.

Tham khảo: Thuốc Cofidec 200mg: Tác dụng, Công dụng, Liều dùng, SĐK, Giá bán

Thuốc Philmadol mua ở đâu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh?

Hiện nay thuốc Philmadol được phân phối và bày bán tại nhiều hệ thống nhà thuốc khác nhau. Độc giả có nhu cầu sử dụng có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc. Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, khách hàng nên mua tại các nhà thuốc uy tín, được cấp phép kinh doanh từ cục quản lý Dược.

Một số nhà thuốc uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có bán thuốc Philmadol như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa… Để được tư vấn và đặt mua hàng online, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline của nhà thuốc.

Khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra bao bì sản phẩm, mã vạch sản phẩm khi nhận hàng để phân biệt thuốc thật- giả.

3 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây