Thuốc Salazopyrine 500mg là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, giá bán

4.8/5 - (10 bình chọn)

Thuốc Salazopyrine là thuốc gì?

Thuốc Salazopyrine là thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm hoạt động tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp và viêm loét ở vùng tá tràng hay dạ dày.
Thuốc được đăng ký lưu hành tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Eco với số đăng ký là: 11748/QLD-KD.
Thuốc Salazopyrine được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm đa quốc gia Pfizer, Hoa Kỳ.

Hình ảnh thuốc Salazopyrine mặt trước
Hình ảnh thuốc Salazopyrine mặt trước

– Thành phần chính và hàm lượng của thuốc:

  • Hoạt chất Sulfasalazine với hàm lượng 500mg.
  • Ngoài ra thuốc còn có nước và các tá dược khác vừa đủ một viên.

– Thuốc có dạng bào chế là viên nén và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp có 1 lọ chứa 100 viên.

Thuốc Salazopyrine có tác dụng gì?

Hoạt chất chính Sulfasalazine có trong thuốc Salazopyrine có tác dụng:
Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng bằng cơ chế làm giảm sự sưng tấy tại vị trí đó. Thuốc có khả năng làm cho các triệu chứng gây khó chịu như chảy máu trực tràng, tiêu chảy, đau dạ dày, sốt giảm đi. Ngoài ra, thuốc Sulfasalazine thường được sử dụng trong điều trị các chứng viêm khớp, làm giảm sưng tấy, cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí các khớp xương. Nhờ vậy, Sulfasalazine giúp hạn chế hoặc phòng ngừa những tổn thương có thể xảy ra.
Như vậy, thuốc Salazopyrine có tác dụng giúp làm giảm cảm giác đau nhức, giảm tình trạng sưng khớp trong quá trình điều trị chứng viêm khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị dị ứng hoặc không hiệu quả khi điều trị bằng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid- NSAIDs thông dụng. Ngoài ra, thuốc còn đem đến hiệu quả trong hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bệnh viêm ruột thừa, và hội chứng Crohn- chứng viêm ruột thể hoạt động ở từng vùng.

Công thức của Sulfasalazine thành phần của Salazopyrine
Công thức của Sulfasalazine thành phần của Salazopyrine

Chỉ định của thuốc Salazopyrine

Thuốc Salazopyrine được sử dụng trong những trường hợp :

  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Crohn ở thể hoạt động.
  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không có đáp ứng khi điều trị bằng các thuốc giảm đau, chống viêm phi steroid- NSAIDs.

Cách sử dụng thuốc Salazopyrine

-Cách dùng: Nuốt nguyên viên thuốc với một cốc nước lọc. Không được bẻ, đập nát hay nghiền viên thuốc. Không hòa tan viên thuốc với nước. Uống thuốc vào trong hoặc sau bữa ăn.
-Liều dùng:
Đối với chỉ định điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng:

  • Người lớn: Liều ban đầu là từ 0,5-1g ngày uống từ 3-4 lần. Có thể giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa bằng cách bắt đầu điều trị với liều thấp từ 1-2g mỗi ngày, 3-4 lần một ngày hoặc sử dụng viên giải phóng tại ruột với liều 0,5-1g một ngày. Liều duy trì: ngày sử dụng từ 1-2g, chia 3-4 lần/ngày.
  • Trẻ em lớn hơn 2 tuổi: Liều ban đầu 40-60 mg/kg cân nặng, ngày chia làm 3 – 4 lần. Liều điều trị duy trì 20-30 mg/kg cân nặng, ngày chia thành 4 lần.
  • Đối với chỉ định điều trị hội chứng Crohn: ngày sử dụng từ 1-2g, chia 3 – 4 lần.
  • Đối với chỉ định điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp: Liều ban đầu là 500mg mỗi ngày trong vòng một tuần đầu, sau đó tăng thêm 500mg mỗi tuần, đến liều dùng tối đa là 3g mỗi ngày.

Chống chỉ định

Không được sử dụng Salazopyrine trong những trường hợp:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với sulfasalazin, salicylat hay sulfonamid.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc thận; bị tắc ruột hoặc tắc đường tiết niệu; trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi.

    Salazopyrine sản xuất bởi Pfizer
    Salazopyrine sản xuất bởi Pfizer

Tác dụng phụ của thuốc Salazopyrine

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác không mong muốn như:
Hay gặp:

  • Đối với toàn thân: sốt, biếng ăn, đau đầu.
  • Máu: Giảm số lượng bạch cầu, chứng thiếu máu do tan máu, chứng hồng cầu khổng lồ.
  • Trên hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, đau bụng.
  • Trên da: phát ban, nổi mày đay, mẩn ngứa, nổi ban đỏ.
  • Trên gan: Tăng transaminase nhất thời.
  • Các phản ứng khác: Giảm số lượng tinh trùng có thể hồi phục được.

Ít gặp:

  • Đối với toàn thân: người mệt mỏi.
  • Máu: Mất số lượng bạch cầu hạt.
  • Trên thần kinh: Trầm cảm.
  • Trên thính giác: Ù tai.

Hiếm gặp:

  • Trên hệ miễn dịch: phù mạch, mắc bệnh huyết thanh.
  • Máu: Giảm hồng cầu toàn thể, mất số lượng bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu, thiếu máu do nguyên đại hồng cầu.
  • Trên hệ tiêu hóa: Viêm tụy.
  • Trên da: bệnh Lupus ban đỏ toàn thân, hội chứng Lyell- hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens – Johnson, viêm da bong tróc vảy, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trên gan: Viêm gan.
  • Trên hệ hô hấp: Viêm phế nang và kèm theo xơ hóa, ho, suy hô hấp.
  • Trên cơ xương khớp: Ðau nhức các khớp.
  • Trên hệ thần kinh: bệnh viêm màng não vô khuẩn, bệnh liên quan đến thần kinh ngoại vi.
  • Trên hệ tiết niệu: protein niệu, đái ra máu, xuất hiện các tinh thể trong nước tiểu, hội chứng thận hư.
  • Các phản ứng khác: rối loạn khả năng nhận thức về mùi, thay đổi vị giác.

    Hình ảnh Salazopyrine dạng lọ
    Hình ảnh Salazopyrine hộp ngang

Chú ý và thận trọng

Trong quá trình sử dụng thuốc Salazopyrine, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

  • Cẩn trọng sử dụng trên những bệnh nhân có tiền sử rối loạn khả năng tạo máu như mất số lượng bạch cầu hạt, thiếu máu ở thể không tái tạo.
  • Thận trọng trên người thiếu hụt G6PD (glucose – 6 phosphat dehydrogenase), người bị bệnh dị ứng nặng, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Thận trọng khi sử dụng Salazopyrine đồng thời cùng với các thuốc khác.
  • Phải kiểm tra công thức máu, chức năng hoạt động của gan, thận khi bắt đầu trị liệu, trong 3 tháng đầu trị liệu, mỗi tháng phải kiểm tra một lần.
  • Sulfasalazin không có công dụng giảm đau, vì vậy khi điều trị cùng với các thuốc chống viêm phi steroid hay các thuốc giảm đau khác, không được giảm liều thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột cho đến khi đạt được hiệu quả lâm sàng. Cần sử dụng điều trị duy trì trong vòng vài năm. Không nên sử dụng thuốc cho trẻ mắc chứng viêm khớp dạng thấp.

Tương tác của thuốc Salazopyrine

Trong quá trình điều trị, thuốc Salazopyrine có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác như:

  • Sinh khả dụng của digoxin bị giảm khi sử dụng đồng thời với sulfasalazin.
  • Sulfasalazin ngăn cản sự hấp thu và chuyển hóa của acid folic nên có thể sẽ làm giảm nồng độ acid folic trong máu. Do vậy, khi điều trị bằng sulfasalazin, cần phải bổ sung thêm acid folic.
  • Các sulfonamid có thể cạnh tranh gắn với protein huyết tương hoặc ngăn cản quá trình chuyển hóa của các thuốc chống đông máu, các thuốc chống co giật hay các thuốc uống điều trị tiểu đường. Do đó có thể dẫn tới làm tăng hoặc kéo dài tác dụng hay độc tính của các thuốc trên. Cần phải hiệu chỉnh liều trong khi và sau khi sử dụng sulfasalazin.
  • Sulfasalazin có thể làm tăng độc tính của các thuốc gây tan máu khi sử dụng đồng thời.
  • Hoạt lực tác dụng của methotrexat, sulfinpyrazon, phenylbutazon có thể bị tăng lên khi sử dụng đồng thời cùng với sulfasalazin.

Ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ có thai và cho con bú

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên những đối tượng nhạy cảm này. Cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này mà cần phải điều trị bằng Salazopyrine.

Xem thêm thuốc tăng cường chức năng dạ dày – ruột:
Thuốc Newstomaz điều trị bệnh gì? Có thực sự hiệu quả không?

Quá liều và cách xử trí quá liều

  • Cần tuân thủ đúng theo liều dùng và cách dùng có trong chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

    Hình ảnh Salazopyrine dạng 500mg
    Hình ảnh Salazopyrine dạng 500mg

Thuốc Salazopyrine có giá bao nhiêu?

Thuốc Salazopyrine có giá 750.000 VND một hộp.
Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng giá bán của sản phẩm để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng, đúng giá.

Thuốc Salazopyrine mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?

Các bạn có thể mua thuốc tại Heal Central qua hotline 0333.40.50.80 ở góc trái màn hình. Liên hệ hotline để đặt mua và nhận được sự tư vấn đến từ dược sĩ đại học bạn nhé.
Các bạn cũng có thể mua thuốc tại nhiều nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Một số nhà thuốc uy tín ở Hà Nội các bạn có thể đến như:

  • Nhà thuốc Lưu Anh – 748 Kim Giang, Thanh Liệt, Hà Nội.
  • Nhà thuốc Ngọc Anh – Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ Hà Nội.

Xem thêm thuốc chữa dạ dày hiệu quả:
Thuốc Elthon tablets 50mg: Công dụng, liều dùng & giá bán

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

6 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây