Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi. Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà khớp gối thoái hóa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối là vị trí tiếp giáp giữa ba xương bao gồm: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt bên của xương bánh chè, được cố định bằng các dây chằng và bao bọc bởi các lớp sụn. Khớp gối có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể, đây được coi là khớp vận động nhiều nhất của cơ thể đảm nhiệm các hoạt động chính của chân. Do đó, khớp gối rất dễ bị tổn thương và thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của các quá trình cơ sinh học diễn ra trong cơ thể con người, làm mất đi tính cân bằng giữa sự sản sinh và phá hủy của lớp sụn và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp gối được chia thành hai loại (theo nguyên nhân) như sau:
- Thoái hóa nguyên phát: Sự mất cân bằng là do các yếu tố như di truyền, quá trình lão hóa, nội tiết và chuyển hóa.
- Thoái hóa thứ phát: khởi phát sau chấn thương, các dị dạng bẩm sinh của khớp gối hoặc các rối loạn phát triển, bệnh lý về xương. Thoái hóa khớp gối còn có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật, sau bệnh lý nội tiết hoặc rối loạn chuyển hóa.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối mà biểu hiện cuối cùng là các thay đổi về hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của các tế bào lớp sụn và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp gối bắt đầu bằng sự tổn thương ở bề mặt sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp dần bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất đi tính đàn hồi dẫn đến không thể bảo vệ được đầu xương. Tiếp theo đó là những biến đổi ở bề mặt khớp xương, sụn thoái hóa làm cho các xương cọ xát vào nhau dẫn đến xơ hóa xương dưới sụn, cùng với sự lắng đọng canxi tạo thành các gai xương, hốc xương. Kết quả là khớp bị biến dạng, gây đau, cứng khớp, vận động khó khăn.
Cũng giống như các bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối thường diễn biến thầm lặng trong một khoảng thời gian dài, có thể lên đến từ 10 đến 15 năm. Bệnh thường gặp đa số ở nữ giới hơn là nam giới với tỷ lệ lên đến 80 % và thường tăng dần theo độ tuổi.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng & các phương pháp điều trị
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối có thể xảy đến tại một số thời điểm nào đó trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng nhìn chung, bệnh thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, nhưng trong những năm gần đây, căn bệnh đang dần trẻ hóa, chủ yếu là do thói quen và lối sống không lành mạnh của người trẻ tuổi. Bệnh thoái hóa khớp gối là hệ quả của sự kết hợp đồng thời nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, đó là:
Tuổi tác của con người
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Quá trình thoái hóa khớp gối tăng dần theo tuổi tác, tuổi càng cao, quá trình tổng hợp sụn ngày càng suy giảm dẫn đến quá trình thoái hóa xương càng diễn ra mạnh mẽ. Theo thời gian, lớp sụn và xương khớp ở đầu gối đều trở nên yếu và kém linh hoạt dẫn đến khớp gối dễ bị tổn thương hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng vận động và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Theo một nghiên cứu, ở độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6 % nam và 4,9 % nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Đến độ tuổi từ 26 đến 45, tỷ lệ này tăng lên thành 18,6 % ở nam và 9,3 % ở nữ. Và đến độ tuổi từ 46 cho đến 60, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50 %.
Chấn thương khớp gối
Các chấn thương gây ra do chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình làm việc, … làm tổn thương ở khớp gối, gãy xương bánh chè, giãn hoặc đứt dây chằng, … là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương ở sụn khớp. Nếu không chú ý và không điều trị kịp thời, dứt điểm thì sẽ dẫn đến thoái hóa khớp cùng với các di chứng khác.
Thừa cân
Khớp gối là vị trí chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể, do đó khi cân nặng tăng sẽ làm tăng áp lực mà hai khớp gối phải chịu đựng, dẫn đến sụn khớp bị bào mòn và khớp gối thoái hóa nhanh hơn. Theo một số báo cáo, nếu trọng lượng cơ thể tăng lên 450 g thì khớp gối sẽ phải chịu thêm một trọng lượng là 1,5 kg khi đi và 4,5 kg khi chạy. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý trọng lượng của cơ thể để kiểm soát bệnh cũng như ngăn chặn các biến chứng có thể đi kèm với bệnh.
Lười vận động, tập thể dục không thường xuyên hoặc vận động, tập thể dục với cường độ cao quá mức
Lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao là một trong những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động làm cho các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương kém linh hoạt, dây chằng chùng nhão, cấu trúc xương, gân dễ bị sai lệch. Từ đó giảm chức năng của xương và sụn khớp. Theo các chuyên gia, nếu tăng vận động sẽ giảm đi 30 % nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bởi vận động làm tăng tuần hoàn máu và dinh dưỡng đến khớp và sụn, từ đó giúp hỗ trợ quá trình sản xuất và tái tạo lớp sụn khớp.
Tuy nhiên, nếu vận động quá mức, hoặc tập luyện với cường độ cao kéo dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối. Các vận động viên thể thao thường xuyên phải tập luyện như bóng đá, điền kinh, … hoặc những người phải thực hiện công việc nặng lặp đi lặp lại với cường độ cao thường có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường. Do đó, chúng ta nhất là giới trẻ hiện nay cần phải duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, không nên tập luyện quá sức để hạn chế quá trình thoái hóa của khớp gối.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng & các phương pháp điều trị
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống không lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể làm giảm khả năng tiết dịch của bao hoạt dịch, tăng nguy cơ bào mòn và xơ hóa sụn khớp. Một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối và giảm nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi.
Giới tính
Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới. Do ở người phụ nữ, cấu trúc dây chằng trước khớp gối thường yếu hơn cộng với việc nhiều người phải tiếp xúc với giày cao gót thường xuyên làm tăng áp lực lên lớp sụn khớp. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương và thoái hóa của khớp gối ở phụ nữ.
Di truyền
Theo một số nghiên cứu, di truyền cũng là một trong số nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối. Theo các chuyên gia, có khoảng từ 40 đến 65 % các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến tiền sử của gia đình.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thoái hóa khớp gối còn do một số nguyên nhân khác như người bệnh bị khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh về xương khớp, các bệnh ảnh hưởng xấu đến xương khớp như béo phì, gút, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp, suy giảm hệ miễn dịch, …
Các giai đoạn và triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối được chia thành các giai đoạn bệnh từ nhẹ đến nặng, các triệu chứng cũng thay đổi tương ứng với từng giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 1 – Thoái hóa khớp gối độ 1
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân vẫn chưa cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh, khớp gối chưa có dấu hiệu hư, tổn thương nhiều. Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường, chưa có các cơn đau khớp hoặc có các cơn đau khớp nhẹ ở đầu gối. Cơn đau thoáng qua, biểu hiện mơ hồ, đau khi đứng lên ngồi xuống, khi ngồi xổm hoặc sáng ngủ dậy thấy đau. Lúc này, khớp gối chưa bị sưng và biến dạng, nếu chụp MRI thì có thể thấy khớp gối hầu như bình thường. Thông thường, các triệu chứng đau đều tự biến mất nên đa số người bệnh không để ý.
Giai đoạn 2 – Thoái hóa khớp gối độ 2
Đây vẫn được coi là giai đoạn bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, bao hoạt dịch khớp vẫn hoạt động bình thường, lớp sụn khớp vẫn được cung cấp đủ lượng dịch đồng thời ổ khớp vẫn được bôi trơn, làm cho các đầu xương được hoạt động một cách trơn tru, linh hoạt.
Tuy nhiên, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng đau mỏi rõ rệt ở khớp gối khi vận động đi lại hoặc chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Cơn đau thường có dấu hiệu tăng khi bệnh nhân leo cầu thang, mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức. Cơn đau thường giảm dần về đêm hoặc mỗi khi người bệnh nghỉ ngơi. Bên cạnh đau, bệnh nhân còn có triệu chứng co cứng khớp khi trời trở lạnh hoặc do ít vận động khớp. Biểu hiện này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng và thường kéo dài trong khoảng 30 phút.
Giai đoạn 3 – Thoái hóa khớp độ 3
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã cảm nhận rõ được các cơn đau ở khớp gối, cơn đau ngày càng gia tăng khiến cho người bệnh bị hạn chế vận động ở chi dưới. Lúc này, khớp gối bị tổn thương nhiều, dịch khớp bị khô không đủ để thực hiện chức năng bôi trơn và cung cấp lượng dịch nuôi dưỡng các sụn khớp. Các lớp sụn bao bọc xương bị bào mòn dần và khoảng cách giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ. Bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, các động tác như co, duỗi, gập, nhấc chân cũng trở nên hạn chế. Thậm chí, ngay cả khi không vận động hoặc lúc nghỉ ngơi, cơn đau vẫn sẽ xuất hiện khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, tính trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng ở người bệnh cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Giai đoạn 4 – Thoái hóa khớp gối độ 4
Lúc này, khớp gối đã bước vào giai đoạn thoái hóa nặng, các lớp sụn và khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện là lớp sụn khớp bị bào mòn, bong tróc để lộ rõ đầu xương; khoảng không gian chung giữa hai đầu xương bị thu hẹp ngày càng nhiều; các gai xương xuất hiện ngày càng lớn; dịch khớp bên trong bị hao mòn quá nhiều, từ đó dẫn đến sự cọ xát của các đầu xương ở đầu gối mỗi khi chịu lực gây ra đau đớn nghiêm trọng.
Chính vì vậy, người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức liên tục, đau dữ dội kèm theo tình trạng co cứng khớp, khó khăn trong việc vận động, đi lại, sinh hoạt hằng ngày. Không những thế, đầu gối có thể xuất hiện các tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp mỗi khi vận động, tiếng kêu phát ra càng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, đầu gối còn bị sưng một phần hoặc toàn bộ khớp gối; hoặc xuất hiện khối u vùng khoeo ở mặt sau khớp của bệnh nhân. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể gây biến dạng trục chi, gây lệch trục khớp, … Do đó, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị teo cơ hoặc tàn phế.
Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hiện nay [Bác sĩ khuyên dùng]
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán lâm sàng
Người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Đau khớp gối mang tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ, cơn đau tăng hơn khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế, giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc lúc về đêm. Cơn đau có thể diễn biến theo từng đợt, mức độ đau nhức tăng dần trong những cơn đau tái phát lần sau.
- Vận động khó khăn, hạn chế: xuất hiện cơn đau khi bước lên hoặc xuống cầu thang, khi đang ngồi đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu, …
- Biến dạng khớp: có thể nhận thấy khi quan sát, sờ nắn vào chỗ khớp bị đau. Bệnh nhân bị cứng khớp vào buổi sáng và thường kéo dài không quá 30 phút, xuất hiện các tiếng lục khục khi vận động khớp, hoặc có thể sờ được các “chồi khớp” ở xung quanh khớp, …
Chẩn đoán cận lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, ngoài việc dựa vào tình trạng hàng ngày của bệnh nhân, để có kết quả chẩn đoán chính xác, người bác sĩ chữa bệnh còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm
Chụp X-Quang
Theo các chuyên gia, chụp X-Quang là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp của Kellgren và Lawrence. Dựa và các hình ảnh trên phim X-Quang, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu cho thấy thoái hóa khớp gối đang ở giai đoạn nào. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Khe khớp gần như bình thường, xuất hiện một số biểu hiện nghi ngờ có gai xương hoặc có gai xương nhỏ ở thân xương hay xương bánh chè.
- Giai đoạn 2: Khe khớp hẹp nhẹ, các gai xương mọc rõ.
- Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp vừa, xuất hiện nhiều gai xương có kích thước tương đối ở xương dưới sụn, đầu xương có thể bị biến dạng.
- Giai đoạn 4: Khe khớp hẹp nhiều, các gai xương với kích thước lớn xuất hiện gây hiện tượng xơ ở xương dưới sụn.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Phương pháp này được áp dụng để quan sát một cách đầy đủ và rõ ràng hình ảnh của khớp trong không gian ba chiều. Từ đó, phát hiện được các tổn thương ở lớp sụn khớp, màng bao hoạt dịch hay dây chằng xung quanh khớp gối, …
Siêu âm khớp
Hình ảnh trên film siêu âm sẽ cho biết tình trạng của khớp gối mà bệnh nhân đang gặp phải như: hẹp khe khớp, tràn dịch màng khớp, xuất hiện các mảnh sụn thoái hóa vào trong ổ khớp, … Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp nhân viên y tế đánh giá được độ dày của sụn khớp, tình trạng thoái hóa, bong tróc của khớp xương.
Nội soi khớp
Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể quan sát một cách trực tiếp các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Cùng với nội soi khớp, người khám bệnh có thể sẽ yêu cầu lấy mẫu sinh thiết ở màng tế bào hoạt dịch của bệnh nhân để làm xét nghiệm tế bào; qua đó kiểm tra, phân tích để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị hợp lý để cắt lọc, hạn chế các tổ chức thoái hóa trong ổ khớp.
Các xét nghiệm khác
Ngoài các phương pháp kể trên, người khám bệnh có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán khác như: xét nghiệm máu và sinh hóa để xem tốc độ lắng máu bình thường, số lượng bạch cầu, CRP bình thường … Hoặc thực hiện xét nghiệm dịch khớp bình thường hoặc bị viêm với mức độ ít trong các đợt tiến triển, dịch khớp lúc này thường có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, đếm tế bào dịch khớp thì có khoảng < 1000 tế bào /1 mm3 .
Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Khớp gối có vai trò rất quan trọng trong chức năng vận động của cơ thể. Đây là khớp có mối liên hệ mật thiết với các khớp khác trong cơ thể, do đó tổn thương, thoái hóa khớp gối thường gây ảnh hưởng hoặc đi kèm với những tổn thương của những bộ phận khác trong cơ thể bệnh nhân. Nếu không có phương án điều trị, ngăn chặn kịp thời thì thoái hóa khớp gối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tàn phế.
Các biến chứng thường gặp trong thoái hóa khớp gối là:
- Đau nhức dai dẳng, khó chịu và các hệ quả kèm theo: Trong suốt quá trình tiến triển của bệnh, đau nhức là triệu chứng diễn ra sớm nhất và cũng là triệu chứng kéo dài dai dẳng suốt quá trình bệnh. Theo thời gian, các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn, mức độ đau đớn ngày càng cao hơn, … Những cơn đau này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, chất lượng đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
- Bệnh nhân không chỉ khó khăn trong việc đi lại, làm việc và lao động mà còn lười vận động. Việc thiếu vận động thường dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng khác như tích đọng canxi trong sụn dẫn đến viêm khớp, sưng khớp; hoặc có thể gây tăng cân, béo phì,… từ đó làm cho tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các cơn đau nhức còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, quá trình nghỉ ngơi và hồi phục bình thường của cơ thể. Thiếu ngủ có thể gây cứng khớp, tăng quá trình thoái hóa khớp của người bệnh. Và đặc biệt là ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
- Đầu gối bị biến dạng: Tình trạng thoái hóa khớp gối diễn biến trong một thời gian dài làm cho khớp và các lớp sụn bị xơ vữa, dẫn đến đầu gối thường bị sưng to, biến dạng. Ngoài ra, tình trạng viêm của khớp gối có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh khớp, làm cho khớp sưng nề, đau nhức.
- Không thể đi lại bình thường: Thoái hóa khớp gối làm cho bệnh nhân khó khăn trong vận động, không thể đi lại một cách bình thường, thậm chí có thể làm bệnh nhân đi tập tễnh. Ngoài ra, khi khớp gối bị thoái hóa, xương, sụn tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến các dây thần kinh hoạt động không bình thường. Điều này làm cho bệnh nhân cảm giác tê, ngứa ran, yếu khớp khi đi lại.
- Teo cơ, liệt, thậm chí là tàn phế: Các cơ từ đầu gối trở xuống sẽ yếu hơn bình thường, người bệnh có cảm giác run chân mỗi khi đi lại, dần dần sẽ mất đi chức năng đi lại; cơ có hiện teo, gân và dây chằng xung quanh khớp gối có nguy cơ đứt cao hơn, bệnh nhân rơi vào trạng thái liệt hoặc thậm chí là tàn phế.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường sẽ sử dụng các loại thuốc chống viêm, chủ yếu là các thuốc phi Steroid. Điều này có thể dẫn đến một số hệ quả xấu như đau dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tim mạch, thiếu máu, tổn thương các chức năng gan, thận, …
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?
Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp gối là một căn bệnh diễn ra thầm lặng, kéo dài trong nhiều năm rồi mới khởi phát các triệu chứng mức độ nặng, ở giai đoạn mức độ nhẹ, người bệnh đa số bỏ qua hoặc không chú ý đến. Do đó, đa số bệnh nhân khám chữa bệnh khi thoái hóa khớp gối đã bắt đầu trở nặng. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời hoặc phát hiện sớm thì càng tốt, bệnh nhân có thể điều trị và kiểm soát được bệnh thoái hóa của mình. Mặc dù vậy, để chữa khỏi hoàn toàn 100 % là điều không thể.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để nhất có thể sẽ giúp cho bệnh nhân giảm đáng kể được các cơn đau, duy trì được chức năng vận động và hạn chế các ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp gối đến chất lượng đời sống, chế độ sinh hoạt hàng ngày. Để đạt được hiệu quả cao và tránh được các biến chứng về sau, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Hiện nay, để điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân có thể tìm đến các phương pháp chữa khác nhau; đó có thể là dùng thuốc hoặc không dùng thuốc; cũng có thể là dựa và biện pháp y học hiện đại hoặc sử dụng các liệu pháp từ y học cổ truyền. Mặc dù cách thức khác nhau nhưng các phương pháp này đều có chung một mục đích đó là giảm đau cho bệnh nhân; duy trì và tăng khả năng vận động; hạn chế, ngăn ngừa biến dạng khớp, tránh các biến chứng nguy hiểm; đối với phương pháp dùng thuốc thì hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc; đồng thời nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh được chỉ định sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất định.
Các biện pháp y học hiện đại
Sử dụng thuốc Tây
Với các trường hợp đau nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viê