[REVIEW] Tiêu Trĩ Vương có hiệu quả hơn An Trĩ Vương hay không?

Đánh giá post

Chất lượng cuộc sống hiện đại ngày càng cao khiến nhiều người, kể cả những người trẻ cũng rất hạn chế vận động, đồng thời càng ngày càng làm quen với lối sống : thừa thịt thiếu rau. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến trong các năm gần đây, kéo theo đó là càng ngày càng có nhiều bệnh nhân bị táo bón. Và táo bón lại được chứng minh là nguyên nhân của hơn 80% trường hợp bệnh nhân bị trĩ.

Do đó, trĩ – căn bệnh tuy ít người nói ra nhưng thực chất lại rất phổ biến . Số người bị trĩ tăng lên đến nỗi nhu cầu về thuốc và các sản phẩm hỗ trợ cho các bệnh nhân này lên tới con số hàng trăm. Dưới đây Heal Central xin giới thiệu đến bạn đọc một phương pháp Đông Y – Tiêu Trĩ Vương.

Tiêu Trĩ Vương là thuốc gì?

Hộp Tiêu Trĩ Vương
Hình ảnh: Hộp Tiêu Trĩ Vương

Để cho người tiêu dùng dễ hiểu và không bị nhầm lẫn, chúng tôi xin khẳng định chắc chắn rằng Tiêu Trĩ Vương là thực phẩm chức năng (còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe), không phải là thuốc.

Bộ sản phẩm Tiêu Trĩ Vương bao gốm thuốc uống và thuốc bôi, thường được dùng phối hợp với nhau trong điều trị bệnh trĩ.

Nếu như loại viên uống có tác dụng từ bên trong, giúp thanh nhiệt giải độc, giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch – nguyên nhân chính gây ra trĩ – từ bên trong thì Tiêu Trĩ Vương gel lại dùng với tác dụng tại chỗ, giảm viêm tiêu sưng, chống ngứa rát và nhầy dịch ở hậu môn.

Bộ sản phẩm Tiêu Trĩ Vương có 2 dạng chính là dạng viên uống và dạng thuốc bôi nhưng đều chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, gồm những thành phần chính sau:

Xạ hương, Bạch tật lê, Bạch chỉ, Hoa hòe, Long não, Đại hoàng, Hổ phách, Phèn chua, Ngưu hoàng…

Bộ sản phẩm Tiêu Trĩ Vương được Công ty Cổ phần Thiên Y Phúc – địa chỉ tại Thanh Xuân – Hà Nội nghiên cứu và phát triển.

Tiêu Trĩ Vương có tác dụng gì?

Các thảo dược tự nhiên trong Tiêu Trĩ Vương đều có công dụng bổ trợ lẫn nhau rất tốt cho bệnh nhân bị trĩ, các thảo dược này rất quen thuộc với Y học phương Đông và đều là các loại thuốc rất quý.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số thành phần chính làm nên tác dụng của sản phẩm này:

Các thành phần có trong Tiêu Trĩ Vương
Các thành phần có trong Tiêu Trĩ Vương

Thứ nhất: Bạch chỉ

Đây là một dược liệu quý dùng trong y học cổ truyền Việt Nam cũng như Trung Quốc. Trong Bạch chỉ có thành phần Tinh dầu và các dẫn chất của Coumarin như Byak-Angelicin hay Byak Angelicol, …

Trung Dược học có khả năng kháng khuẩn trong thí nghiệm và trên thực tế. Các vi khuẩn nhạy cảm với Bạch chỉ gồm Shigella, Samonella, các chủng phế cầu, liên cầu, tụ cầu …

Trong quyển Tài nguyên cây thuốc Việt Nam còn có ghi Đương quy còn có khả năng kháng virus và giảm đau rõ rệt, bao gồm cả đau đầu, đau do cảm cúm, đau dây thần kinh mặt…

Một tác dụng quan trọng khác của Bạch chỉ với bệnh nhân trĩ nữa là ở khả năng kháng viêm đã được thử nghiệm cho kết quả tốt.

Đông Y đã từng và hiện nay vẫn còn sử dụng bài thuốc chứa Bạch chỉ trong bệnh táo bón và trĩ như sau:

  • Bột tán nhỏ của Bạch chỉ đã sơ chế uống với nước cơm mỗi lần 4 g hoặc sắc thuốc lấy nước để xông hoặc rửa hậu môn. ( Theo Trực Chỉ Phương).
  • Với bệnh nhân táo bón do phong độc: Bột tán nhỏ của Bạch chỉ đã sơ chế, trộn với một chút mật ong và uống với nước cơm mỗi lần 8 g. (Theo Tiện Lương Phương).

Thứ 2: Hoa hòe

Thành phần thứ 2 này khá là quen thuộc với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân điều trị bệnh về tim mạch.

Các nhà khoa học hiện đại hiện nay đã phát hiện ra thành phần rutin có trong hoa hòe có khả năng tác dụng lên thành mạch, làm tăng tính bền, giảm tính thấm thành mạch, chống xơ hóa và nứt vỡ, đồng thời có tác dụng hạ huyết áp, chống mỡ máu, tăng tuần hoàn máu.

Chính vì vậy mà rutin thường được dùng cho những bệnh nhân huyết áp cao. Tuy nhiên với cơ chế trên thì Hoa hòe cũng có tác dụng tương tự với các tĩnh mạch trĩ và tốt cho bệnh nhân bị trĩ.

Với thành phần Hòe bì tố, Hòe hoa còn kháng viêm (đã được chứng minh trên thực nghiệm), chống co thắt và chống viêm loét – những tác dụng rất tốt cho các bệnh nhân bị trĩ.

Đông y cũng có bài thuốc rất đơn giản chữa trĩ được ghi trong quyển Tập Giản Phương: Hòe hoa mang sắc lên, rửa lại nhiều lần và uống nước sắc thì trĩ sẽ teo lên.

Thứ 3: Đại hoàng

Tác dụng của Đại hoàng dựa trên 2 thành phần chính là Anthranoid và Tanin. Nếu như Anthranoid có tác dụng nhuận tẩy (tẩy sổ) thì Tanin lại có tác dụng làm săn se lại. 2 tác dụng này kết hợp với nhau có tác dụng sau:

  • Chống táo bón nhờ tác dụng tẩy sổ của Anthranoid, ngoài ra thành phần này còn kháng khuẩn.
  • Săn se tại chỗ niêm mạc hậu môn bị viêm và sưng đau nhờ tác dụng của Tanin.
  • Ngoài ra, tác dụng của chất Chrysophanol trong Đại hoàng còn có khả năng cầm máu và cải thiện độ bền của mạch máu, kích kích tủy xương sản sinh tiểu cầu để cầm máu tốt hơn, giảm thời gian đông máu.

Thứ 4: Phèn chua

Phèn chua được nhiều người dân coi là một chất rửa nước mặn thông thường, dùng trong công nghiệp dệt vải, thuộc da… Ít ai biết khoáng chất này được dùng khá nhiều trong y học với công dụng sát khuẩn và cầm máu.

Y học cổ truyền coi đây là vị thuốc không độc khi dùng ngoài da, có tác dụng giảm ngứa rát rất tốt. Mà như các bạn biết thì ngứa rát là triệu chứng mà bệnh nhân bị trĩ cảm thấy khó chịu nhất.

Bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều có thể có đáp ứng tốt với thành phần này.

Tham khảo thêm: Thuốc Daflon (diosmin + hesperidin): Tác dụng, chỉ định, liều dùng, giá bán

Đối tượng sử dụng Tiêu Trĩ Vương

Công dụng của Tiêu Trĩ Vương
Công dụng của Tiêu Trĩ Vương

Cả TPCN Tiêu Trĩ Vương dạng uống hay dạng bôi đều có tác dụng đối với những đối tượng bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân bị trĩ nội (Các xoang tĩnh mạch trĩ trên đường lược phồng to).
  • Bệnh nhân bị trĩ ngoại (Các xoang tĩnh mạch trĩ trên đường lược phồng to).
  • Bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng : táo bón, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, viêm sưng viền ngoài hậu môn.
  • Bệnh nhân có nguy cơ tái phát trĩ có thể dùng duy trì viên uống Tiêu Trĩ Vương theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách sử dụng Tiêu Trĩ Vương

Cách dùng

Với dạng Tiêu Trĩ Vương dùng đường uống, không có nhiều chú ý cho bệnh nhân này, chỉ cần uống thuốc đủ liều lượng, đúng thời gian hàng ngày và không dùng rượu bia, các chất kích thích trong thời gian dùng sản phẩm là đủ.

Chú ý không nên nhai nát thuốc trước khi uống.

Với dạng bôi, bệnh nhân cần chú ý để gel bôi khô (khoảng 15 phút) sau khi bôi thì mới mặc quần áo để thuốc không bị dây ra ngoài làm mất tác dụng.

Chú ý: Có thể bôi thuốc bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng nhưng phải đảm bảo sạch khuẩn.

Liều dùng

Uống – Ngày 3 lần, mỗi lần 6 viên.

Với viên uống: Ngày bệnh nhân uống 6 viên, chia thành 3 lần sáng, trưa và tối.

Với dạng bôi: Mỗi ngày bệnh nhân bôi thuốc 2 lần, một lần buổi sáng và 1 lần buổi tối trước khi đi ngủ.

Tham khảo thêm: Thuốc trĩ Tomoko: Công dụng, chỉ định & hướng dẫn sử dụng

Chống chỉ định của Tiêu Trĩ Vương

Tuy là thực phẩm chức năng nhưng các thành phần của Tiêu Trĩ Vương cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan khác ngoài đích tác dụng là trĩ. Do vậy nếu bệnh nhân là người mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh chuyển hóa mãn tính khác thì cần sử dụng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân là phụ nữ mang thai, cho con bú cũng chưa chứng minh được sự an toàn khi dùng sản phẩm này, trong thành phần Đại Hoàng lại có chất gây co bóp cơ trơn và tẩy sổ, do vậy cần phải xin tư vấn của bác sĩ phụ sản và bác sĩ chuyên môn hậu môn – trực tràng và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Tác dụng phụ của Tiêu Trĩ Vương

Bệnh nhân sử dụng Tiêu Trĩ Vương đều gần như không ghi nhận tác dụng phụ nào đáng chú ý nếu sử dụng đúng liều. Tuy nhiên một số người lạm dụng có thể có các biểu hiện sau:

Thứ nhất: Do chứa thành phần Angelicotoxin trong Bạch chỉ nên chỉ khi được dùng với liều nhỏ thuốc mới có tác dụng đến thần kinh, tủy sống và các chức năng vận mạch, nếu dùng liều quá cao thì bệnh nhân có thể bị co giật và tử vong (dữ liệu trích từ sách Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Bệnh nhân bị trĩ mà đang bị tiêu chảy hoặc dùng thuốc quá liều sẽ bị nặng hơn tình trạng tiêu chảy và có thể gây nên sốc mất nước.

So sánh An Trĩ Khang và Tiêu Trĩ Vương ?

Sản phẩm An Trĩ Khang
Hình ảnh: Sản phẩm An Trĩ Khang

Vì cùng là những thực phẩm chức năng chữa trĩ nên An Trĩ Khang và Tiêu Trĩ Vương có các tác dụng rất giống nhau và rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt:

  • Về bao bì bên ngoài: Nếu như An Trĩ Khang có màu chủ đạo là xanh lá và vàng đồng thì Tiêu Trĩ Vương lại có màu xanh dương và trắng là chủ đạo. Như hình dưới đây:
  • Thứ 2: Về thành phần, một số dược liệu trong An Trĩ Khang không có mà Tiêu Trĩ Vương lại có và ngược lại. Dưới đây là danh sách thành phần của An Trĩ Khang để người dùng tham khảo: Kim ngân hoa, Chỉ thực, Xuyên quy,  Kim ngân cuộng; Hoàng bá; Hòe hoa; Mộc hương, Thang ma; Sài hồ; Đảng sâm; Hoàng kỳ; Bạch thược; Bạch truật, Trần bì; Chỉ xác; Đại táo, Cam thảo
  • Thứ 3: Về nhà sản xuất: An Trĩ Khang là một sản phẩm của công ty TNHH Mộc Hoa Đường. Trong khi đó Tiêu Trĩ Vương lại là một sản phẩm khác của công ty Công ty Cổ phần Thiên Y Phúc.

Tottri có hiệu quả hơn Tiêu Trĩ Vương không?

Thuốc Tottri
Hình ảnh: Thuốc Tottri

Nếu như Tiêu Trĩ Vương là thực phẩm chức năng thì Tottri lại là một sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép là thuốc trên thị trường. Thuốc này do Công ty cổ phầnTraphaco – VIỆT NAM sản xuất.

Tottri có lợi thế là một thuốc nghiên cứu phát triển từ bài thuốc gia truyền dùng để chữa trĩ của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố, lại được phát triển bởi các dược sĩ của trường Đại học Dược Hà Nội – trường thuốc đầu tiên của Việt Nam.

Xét về thành phần, Tottri có phần nhỉnh hơn về số lượng các dược chất, bao gồm : Đảng sâm,  Hoàng kỳ Thang ma; Sài hồ; Thăng ma; Đương quy, Trần bì, Bạch truật, Liên nhục, Ý dĩ, Cam thảo Bắc.

Tuy nhiên, Tiêu Trĩ Vương ngoài dạng thuốc uống còn thường được phối hợp với thuốc bôi có tác dụng tại chỗ nên mang lại hiệu quả nhanh hơn cho người bệnh.

Về giá, Tottri có giá đắt hơn so với Tiêu Trĩ Vương – khoảng 140.000 đồng/ hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Tiêu Trĩ Vương giá bao nhiêu?

Đối với dạng Tiêu Trĩ Vương viên uống đóng gói trong lọ 60 viên, mỗi viên có màng bọc 260mg có giá 170.000 đồng/hộp.

Đối với dạng Tiêu Trĩ Vương bôi ngoài, được đóng gói trong tuýp 10 gam có giá 155.000 đồng/tuýp.

Tiêu Trĩ Vương mua ở đâu?

Tiêu Trĩ Vương làm hài lòng nhiều người tiêu dùng vì công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Hiểu được điều đó, Tiêu Trĩ Vương được phân phối tại nhiều nhà thuốc lớn như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà thuốc Bệnh viện Bạch Mai,…

Người dùng có thể yên tâm nếu sản phẩm được mua tại một số địa chỉ uy tín nêu trên đều được đảm bảo chất lượng.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.