Bệnh viêm cơ tim: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Phác đồ điều trị

Đánh giá post

Viêm cơ tim – Bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử trí sẽ gây những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu cụ thể về căn bệnh này.

Viêm cơ tim là gì

Viêm cơ tim là hiện tượng tế bào cơ tim bị viêm nhiễm, vùng viêm có thể là lan tỏa hoặc cục bộ do các tác nhân không nhiễm trung hay tác nhân nhiễm trùng như nấm, virus, vi khuẩn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim là những người tiếp xúc với những tác nhân gây ra bệnh.

Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Nếu bệnh nhẹ thì viêm cơ tim không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, bệnh nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh viêm cơ tim có thể làm ra ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ máy phát nhịp, dẫn đến những rối loạn nhịp rất nguy hiểm, viêm cơ tim còn có thể gây suy tim cấp hoặc sốc tim, tạo tiền đề cho bệnh cơ tim giãn, suy tim mãn tính về sau.

Hình ảnh viêm cơ tim
Hình ảnh viêm cơ tim

Nguyên nhân gây bệnh

Do tác nhân nhiễm trùng:

Virus: adenovirus, HSV, EBV, coxsackie B, virus viêm gan B, C,… virus là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng rất khó để chẩn đoán xác định được.

  • Adenovirus: gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, cúm.
  • Parvovirus B19: nhiễm trùng phế quản và phổi, chủ yếu ở trẻ từ 6-10 tuổi, lây truyền thông qua chất tiết của hệ hô hấp với những biểu hiện như xuất hiện ban đỏ ở má hoặc vị trí khác. Chưa có vắc xin đặc hiệu phòng tránh parvovirus B19.
  • Virus Herpes nhóm 6 ở người: trẻ nhỏ thường bị nhiễm loại virus này. Virus này thường trú ngụ trong các tuyến tủy xương và tuyến nước bọt. Biểu hiện do virus gây ra là sốt cao, nổi ban đỏ trên da.
  • Enterovirus: virus Coxsackie liên quan rất nhiều đến viêm cơ tim trẻ nhỏ. Biểu hiện lâm sàng gồm ban đỏ, nhiễm trùng mũi, họng.
  • Nấm: một số loại nấm gây viêm cơ tim như candida, aspergillus.
  • Vi khuẩn: bạch cầu, tụ cầu, liên cầu,..
  • Ký sinh trùng: trypanosoma cruzi, toxoplasma.
  • Do tác nhân không nhiễm trùng: CO, bệnh lupus ban đỏ, một số thuốc nhóm anthracycline (Adriamycin, Dauorubicin), cocaine, bệnh viêm mạch tế bào khổng lồ, Takayasu.

Triệu chứng của viêm cơ tim

  • Xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng: đau mình mẩy, sốt, cảm cúm.
  • Khó thở tùy thuộc vào mức độ của bệnh suy tim.
  • Đau tức ngực.
  • Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu.
  • Có dấu hiệu của sốc tim: trường hợp bệnh nặng mới có triệu chứng này, những triệu chứng có thể xảy ra là tiểu ít, tụt huyết áp, tay chân lạnh cóng, khó thở, phù phổi cấp.

Phương pháp chẩn đoán

  • Sinh thiết nội mạc cơ tim: phương tiện hiệu quả cao để chẩn đoán, giúp xác định được bằng chứng chính xác của viêm cơ tim dựa trên mô bệnh học. Phương pháp này ở Việt Nam chưa được thực hiện.
  • Siêu âm Doppler tim: nhằm đánh giá chức năng tim, những rối loạn vận động của các vùng viêm cơ tim, không liên hệ đến vùng tưới máu động mạch vành.
  • Điện tâm đồ: dấu hiệu suy tim thường chênh cong lõm ở chuyển đạo biểu hiện hiện tượng màng tim bị viêm. Cần phân biệt với biến đổi suy tim chênh lên ở nhồi máu cơ tim nhằm tránh nhầm lẫn.
  • Xét nghiệm máu: ngoài tình trạng các mảng nhiễm trùng, cần chú ý đến Troponin T hay Troponin I là dấu hiệu của hoại tử cơ tim. Dựa vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán sự tổn thương cơ tim. Để đánh giá tưới máu cơ quan, mức độ suy tim cần NT-proBNP và lactat máu.
  • Chụp động mạch vành qua da: cần chụp động mạch vành ở những người bệnh có đau ngực kèm theo nguy cơ bệnh mạch vành, có tăng men tim. Biện pháp này nhằm loại bỏ nhồi máu cơ tim.
Siêu âm Doppler chẩn đoán viêm cơ tim
Siêu âm Doppler chẩn đoán viêm cơ tim

Phác đồ điều trị viêm cơ tim

Viêm cơ tim có thể điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trong những trường hợp sốc tim cần phải được hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Trên thực tế, những trường hợp của sốc tim có tỉ lệ tử vong rất cao và chi phí điều trị cũng là rất lớn.

Điều trị nội khoa

Không có thuốc điều trị ở ở giai đoạn cấp, chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Hầu như viêm cơ tim cấp có thể được hồi phục, ít gây ra ảnh hưởng đến chức năng tim. Một số nhỏ gây bệnh giãn cơ tim, suy tim. Trong giai đoạn này chủ yếu là điều trị bệnh suy tim, cần lưu ý dùng thuốc theo sự khuyến cáo điều trị suy tim.

  • Thuốc cường tim: digoxin, ouabain,… không được sử dụng khi block nhĩ thất và theo dõi nghiêm ngặt các triệu chứng ngộ độc thuốc.
  • Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu thải muối như hypothiazid, lasix hay lợi tiểu giữ K+ như aldactone.
  • Thuốc bổ sung Kali: panangin, kaleorid.
  • Thuốc dự phòng tắc mạch: sintrom, aspegic.

Phương pháp tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO).

Đối với người mắc bệnh nặng có thể sẽ cần sử dụng thuốc vận mạch hỗ trợ, đa số là cần đến sự trợ giúp của tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO). Viêm cơ tim cấp có thể sẽ tác động đến sự hoạt động của bộ máy dẫn truyền nhịp.

Sự hoạt động bất thường dẫn truyền nhịp có thể làm rối loạn nhịp tim gây ra tình trạng nguy hiểm như nhịp thất nhanh, rung thất. Trong trường hợp này cần phải được đặt máy tạo nhịp tạm thời kết hợp.

Điều trị viêm cơ tim bằng phương pháp tuần hoàn ngoài cơ thể
Điều trị viêm cơ tim bằng phương pháp tuần hoàn ngoài cơ thể

Dấu hiệu nhận biết

Viêm cơ tim có các triệu chứng như rối loạn nhịp, đau ngực cũng gần giống những bệnh lý về tim khác. Vì vậy, cần phân biệt và nhận diện sớm để được điều trị hợp lý và kịp thời.

Triệu chứng toàn thân

  • Đối với trẻ sơ sinh, viêm cơ tim do virus là rất trầm trọng và cấp tính. Triệu chứng có thể nhẹ đi đôi chút ở trẻ từ 2-5 tuổi. Trẻ thường có triệu chứng như quấy khóc, ngủ mê man, không chịu bú, rên rỉ, khó đánh thức. Những triệu chứng này biểu hiện khá đơn thuần nên cha mẹ khó nhận ra.
  • Đối với trẻ lớn hơn hoặc đang trong độ tuổi thanh thiếu niên: sốt, ho, thở khò khè, sổ mũi. Ngoài ra một số trường hợp kèm theo tiêu chảy, nôn và buồn nôn. Mặc dù virus đã cư trú và phá hủy tế bào cơ tim nhưng thường không xuất hiện triệu chứng đặc hiệu. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhi đến phòng khám khi giai đoạn đã khá muộn, có thể đã có dấu hiệu giãn cơ tim.

Triệu chứng tim mạch

Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ dựa trên một số triệu chứng về tim như:

  • Tiếng tim nghe mờ: triệu chứng được biểu hiện sớm nhất và có giá trị chẩn đoán cao. Ban đầu tiếng thứ nhất nghe mờ, tiêp theo mờ cả tiếng thứ hai.
  • Nhịp tim nhanh trong khi huyết áp thấp (đặc biệt là huyết áp tâm trương), mạch yếu.
  • Tim hồi hộp, đau tức vùng ngực trước tim, đánh trống lồng ngực.
  • Cảm giác rất khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay gắng sức.
  • Buồng thất trái giãn và hở van 2 lá tạo tiếng thổi ở tâm thu.
  • Viêm cơ tim lan rộng sẽ xuất hiện những triệu chứng của suy tim.

Biến chứng của viêm cơ tim

  • Những biến chứng thường gặp bao gồm: rối loạn nhịp tim, tắc động mạch ngoại vi, suy tim mất bù.
  • Viêm cơ tim có  nguyên nhân từ virus thường hay bị bỏ sót trong chẩn đoán, nhưng tác nhân này lại diễn biến, phát triển rất nhanh, mang nguy cơ đột tử và tử vong rất nhanh. Sau khi virus đã xâm  nhập thường được khởi phát viêm họng rồi xâm nhập vào tim và cơ quan khác sau 5-7 ngày. Nhưng quá trình này lại có biểu hiện tương tự các bệnh lý đường hô hấp thông thường nên gây nhầm lẫn.
  • Virus tấn công tế bào cơ tim gây ra giảm sức co bóp của tim, rối loạn nhịp tim và trụy mạch. Có những người bệnh đã tử vong sau 1-2 ngày dù đã được phát hiện từ sớm.

Những dạng viêm cơ tim thường gặp

Viêm cơ tim do thấp: thường ở người trẻ trong độ 5-20 tuổi, nguyên nhân được xác định là do nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A ở răng, họng.

Liên cầu beta tan huyết nhóm A có thể gây viêm cơ tim
Liên cầu beta tan huyết nhóm A có thể gây viêm cơ tim

Dấu hiệu đi kèm với viêm cơ tim thấp là:

  • Xuất hiện triệu chứng của nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A như viêm ngoài da, viêm họng.
  • Tiếp đến sẽ xuất hiện dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim như hạ huyết áp, đau tức ngực, khó thở.
  • Có thể có các dấu hiệu múa giật, múa vờn là những động tác múa, vung chân tay vô thức.
  • Trên da xuất hiện ban đỏ, đặc biệt là ở khớp gối và được gọi là hồng ban vòng hoặc ban nút nếu ban nổi dưới da.

Viêm cơ tim do bạch hầu: chiếm khoảng 20% người mắc bệnh bạch hầu. tỷ lệ tử vong rất cao nếu viêm cơ tim do bạch hầu gây ra.

Viêm cơ tim do virus: tác nhân chính là adenovirus và coxsackievirus B

Viêm cơ tim do bệnh Lyme: bệnh Lyme lây truyền từ động vật sang người do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi, gây tổn thương da, tim, thần kinh và khớp. có khoảng 10% người bệnh Lyme mang bằng chứng biểu hiện bệnh tim thoáng qua, phổ biến nhất xảy ra là block nhĩ thất ở mức độ khác nhau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây