Thuốc Zanicidol 500mg là gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?

4/5 - (3 bình chọn)

1, Zanicidol là thuốc gì?

Thuốc Zanicidol được biết đến là một loại thuốc để điều trị giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, thuốc điều trị gút, các bệnh xương khớp, hạ sốt, và nhóm chống viêm không steroid. Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Trà Vinh, Việt Nam. Số đăng ký lưu hành tại thị trường Việt Nam của thuốc là VD-2484-07.

Thuốc Zanicidol được bào chế dưới dạng viên nén rất thuận tiện khi sử dụng. Thành phần chính của Zanicidol là Paracetamol với hàm lượng 500mg, Codein phosphat với hàm lượng 8mg, ngoài ra còn có 1 số tá dược thêm vào vừa đủ viên nén. Thuốc được đóng gói theo hình thức đóng hộp, mỗi hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Mọi thông tin của sản phẩm đều được in đầy đủ trên bao bì và tờ giấy hướng dẫn sử dụng thuốc.

Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

2, Công dụng của thuốc Zanicidol

Thuốc Zanicidol được biết đến là một loại thuốc có 1 số công dụng chính như:

  • Thuốc dùng để chứa trị các triệu chứng nhức đầu, nhức răng, đau do chấn thương, phẫu thuật, đau do viêm khớp, đau nhức bắp thịt hoặc đau bụng kinh,.
  • Thuốc dùng để phụ trị trong viêm khớp dạng thấp và các bệnh khớp.
  • Thuốc dùng trong việc hạ sốt, giảm cảm.

3, Thành phần chính của thuốc Zanicidol có công dụng gì?

Tác dụng chính của hoạt chất

– Thành phần Paracetamol 500mg:

  • Paracetamol là sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin và thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.
  • Paracetamol có hiệu quả trong giảm đau, hạ sốt giống như aspirin, tuy nhiên paracetamol lại không có tác dụng điều trị chống viêm.
  • Trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, paracetamol được sử dụng rộng rãi và phổ biến và có thể được dùng thay thế aspirin.
  • Thuốc cũng ít gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base.
  • Paracetamol chủ yếu có tác dụng làm giảm mức độ prostaglandin ở vùng dưới đồi
  • Paracetamol có tác dụng hạ nhiệt ở người đang bị sốt mà không gây giảm thân nhiệt ở người bình thường.

– Thành phần Codein phosphate 8mg:

  • Codein là một dẫn xuất của morphin. Giống như nhóm opioid, codein có tác dụng giảm đau và giảm ho. Tuy nhiên, so với morphin, codein ít gây nghiện, ít tác dụng phụ lên đường tiêu hóa (táo bón, co thắt mật) hơn.
  • Codein là thuốc có tác dụng trong điều trị giảm đau gây ngủ và giảm ho.
  • Codein được chỉ định trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Codein thường được sử dụng để tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế gây táo bón nếu sử dụng lâu ngày khi kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs khác.
  • Codein có tác dụng giảm ho, từ đó làm khô dịch đường hô hấp và tăng độ dính của dịch tiết phế quản. Codein là thuốc trấn ho hữu hiệu trong trường hợp ho khan mất ngủ nhưng codein không có tác dụng để giảm ho trong các trường hợp nặng.
  • Codein là một thuốc rất tốt trong điều trị ỉa chảy do bệnh nhân thần kinh đái tháo đường gây giảm nhu động ruột. Không được chỉ định khi bị ỉa chảy cấp và ỉa chảy do nhiễm khuẩn.

Cơ chế tác dụng

– Cơ chế tác dụng của Paracetamol 500mg:

  • Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
  • Paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/ prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.
  • Paracetamol không làm mất cân bằng kiềm- toan trong máu, gần như không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, aspirin
  • Paracetamol được cho là hoạt động trên COX 3, không can thiệp vào COX 2 và không ảnh hưởng đến các thành phần khác của chứng viêm (sưng và đỏ).

– Cơ chế tác dụng của Codein phosphat 8mg:

  • Codein có tác dụng giảm đau và giảm ho do Codein là methylmorphin thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin. So với morphin, Codein được hấp thu tốt hơn bằng đường uống, ít gây táo bón, ít gây co thắt mật hơn và ít gây nghiện hơn.
  • Do sự biến đổi khoảng 10% liều sử dụng thành morphin, Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Vì gây táo bón nhiều nếu sử dụng dài ngày, nên dùng codein kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid để tăng tác dụng giảm đau và giảm táo bón.
  • Codein tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não
Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

4, Chỉ định của thuốc Zanicidol

Hiện nay, thuốc Zanicidol được các bác sĩ và dược sĩ chỉ định dùng cho những bệnh nhân sau:

  • Được chỉ định dùng cho các bệnh nhân để giảm đau từ nhẹ đến trung bình trong các trường hợp: nhức đầu, đau ở tai mũi họng, đau răng, đau cơ, đau khớp, đau do chấn thương hoặc sau khi mổ, đau bụng kinh
  • Được chỉ định dùng để hạ sốt, giảm cảm

5, Cách sử dụng thuốc Zanicidol

5.1, Cách dùng

  • Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc được in trên tờ hướng dẫn dùng thuốc.
  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, dùng trước hoặc sau khi ăn. Uống kèm thuốc với một lượng nước lọc.
  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mua thuốc và khi bắt đầu dùng thuốc. Không được sử dụng thuốc khác với liều quy định mà bác sĩ đã kê đơn.

5.2, Liều dùng

  • Dùng liều 1 – 2 viên/ lần, uống 3 – 4 lần/ ngày. Không được uống quá 8 viên/ 24 giờ đối với người lớn và trẻ em trên 14 tuổi.
  • Dùng liều như trên, khoảng cách giữa 2 lần uống hơn 8 giờ đối với bệnh nhân suy thận nặng.

6, Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Zanicidol được không?

Codeine được chống chỉ định cho trẻ em dưới 1 tuổi do vậy không dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú. Một lượng nhỏ thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây hại cho bé. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào xảy ra đối với mẹ và con, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám kịp thời. Khi dùng thuốc, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần tìm hiểu kĩ giữa các tác dụng thuốc mang lại cũng như các nguy cơ khi sử dụng thuốc để không gây hại cho mẹ và bé.

7, Zanicidol giá bao nhiêu?

Hiện nay, Zanicidol được bán rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng nhờ tác dụng hỗ trợ bệnh nhân trong việc giảm đau, hạ sốt. Trên thị trường Việt Nam, Zanicidol đang được bán với giá niêm yết là 80.000 VNĐ cho một hộp thuốc gồm 10 vỉ thuốc mỗi vỉ 10 viên thuốc. Mức giá này được đánh giá là khá rẻ so với những tác dụng mà nó mang lại cho người bệnh và nó phù hợp với túi tiền của hầu hết tất cả mọi người. Giá bán của Zanicidol có thể thay đổi và khác nhau giữa các cơ sở khác nhau. Bạn nên tìm chọn những nơi uy tín để mua sản phẩm với giá niêm yết và  tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái.

8, Thuốc Zanicidol mua ở đâu?

Hiện nay, Zinicidol đang được phân phối và sử dụng rộng rãi nên khách hàng có thể tìm mua thuốc Pruzitin dưới nhiều hình thức khác nhau:

Khách hàng có thể mua thuốc trực tiếp tại hầu hết các trung tâm y tế, nhà thuốc, bệnh viện, các đại lý vừa và nhỏ. Một số nhà thuốc như Nhà thuốc 365, Nhà thuốc Pharmacity, Siêu thị thuốc Mega 3, … đều là những nhà thuốc uy tín và đáng tin cậy. Tại đây, Pruzitin đều được phân phối và đưa tới người sử dụng.

Khách hàng cũng có thể mua loại thuốc này trên các trang thương mại điện tử như Sendo, Shopee,… hoặc mua hàng online tại website của các nhà thuốc, bệnh viện.

Khi mua hàng, khách hàng cần kiểm tra bao bì, tem sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tuyệt đối không ham rẻ mà mua thuốc để tránh gặp phải những nguy hiểm không đáng có.

9, Thuốc Zanicidol chống chỉ định với các trường hợp nào?

Thuốc Zanicidol được chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Không dùng cho các trường hợp mẫn cảm với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng cho bệnh nhân bị suy hô hấp, hen suyễn, suy gan nặng
  • Không sử dụng cho người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan
  • Không sử dụng thuốc cho người bệnh thiếu hụt men Glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Hình ảnh hai mặt của vỉ thuốc
Hình ảnh hai mặt của vỉ thuốc

10, Tác dụng phụ của thuốc Zanicidol

Bên cạnh những công dụng mà Zanicidol đem tới thì có những tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc sau:

  • Suy hô hấp, thở nông, chóng mặt, ngủ gà.
  • Ngứa, dị ứng da, co thắt phế quản, mày đay.
  • Rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Bí tiểu, tiểu ít
  • Mạch nhanh, mạch chậm, hạ huyết áp thế đứng
  • Gây sốc phản vệ, ảo giác
  • Có thể gây nghiện thuốc

Với mỗi người, tác dụng phụ sẽ khác nhau. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có được sự tư vấn nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào kể trên khi sử dụng thuốc.

11, Các lưu ý khi sử dụng thuốc Zanicidol

Để quá trình sử dụng thuốc diễn ra thuận lợi, không xảy ra các kết quả không mong muốn và đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lưu ý khi dùng thuốc cho các đối tượng sau: người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, suy gan, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison.
  • Cần liên hệ với bác sĩ để được kê đơn phù hợp và được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách khi bạn mắc các bệnh đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
  • Trên người bệnh chấn thương sọ não, tổn thương não hay tăng áp lực nội sọ cần thận trọng khi dùng cùng với các thuốc ngủ khác.
  • Khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc có tác dụng gây ngủ vì thế không dùng cho những người lái xe và vận hành máy móc.
  • Tránh dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
  • Đối với mỗi bệnh nhân trực tiếp sử dụng thuốc thì tác dụng của thuốc là khác nhau.
  • Không được tự ý quyết định sử dụng thuốc hay ngưng dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều, không dùng thuốc bừa bãi, quá liều hay quên liều.
  • Trong thời gian dùng thuốc nên thường xuyên báo cáo tình trạng sức khỏe cơ thể của bạn cho bác sĩ.
  • Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.
  • Nếu thấy thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc thấy các dấu hiệu như chảy nước, mốc, thuốc chuyển màu, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức và vứt bỏ chúng và xử lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc y nguyên như ban đầu ở trong hộp. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

12, Dược động học

Xảy ra theo 4 quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.

12.1, Dược động học của Paracetamol

  • Hấp thu: Sau khi uống thuốc, Paracetamol được hấp thu hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá một cách nhanh chóng. Thức ăn giàu carbohydrate làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị, nồng độ trong huyết tương đạt cực đỉnh.
  • Phân bố: Paracetamol được phân bố trong phần lớn các mô của cơ thể một cách nhanh chóng và đồng đều. Protein huyết tương kết hợp với khoảng 25% paracetamol trong máu.
  • Chuyển hóa: Paracetamol chuyển hóa pha 1 ở gan tạo thành N – acetyl benzoquinonimin, rồi chuyển thành chất không có hoạt tính sau khi kết hợp với glutathione.
  • Thải trừ: Thuốc chuyển hoá và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với độ thanh thải là 19,3 l/h và thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

12.2, Dược động học của Codein phosphat hemihydrat

  • Hấp thu: Đường tiêu hóa là con đường hấp thu tốt nhất của Codein và các muối của nó. Sau khi dùng thuốc 1 giờ, Codein phosphat trong máu đạt nồng độ đỉnh và mang lại tác dụng giảm ho sau 1-2 giờ, tác dụng này có thể kéo dài trong khoảng 4-6 tiếng.
  • Chuyển hoá: Bằng cách khử methyl (tại vị trí O-methyl và N-methyl trong phân tử), codein được chuyển hoá ở gan tạo thành morphin, novocain và những chất chuyển hóa khác như normorphine và hydrocodone. Dưới tác dụng của cytochrom P450 isoenzym CYP2D gián tiếp tơi sự chuyển hóa thành morphin. Do ảnh hưởng của cấu trúc gen, các tác dụng này rất khác nhau.
  • Thải trừ: Codein chủ yếu thải trừ ở thận và nước tiểu dưới dạng tự do hoặc kết hợp với acid glucuronic. Qua phân, Codein hoặc sản phẩm chuyển hoá bài tiết rất ít. Một lượng nhỏ Codein qua được hàng rào máu não, codein có thể qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. Sau khi uống hoặc tiêm bắp, nửa đời thải trừ là 3 – 4 giờ.

13, Tương tác thuốc

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và liệt kê các toa thuốc mà bạn đang sử dụng hàng ngày để bác sĩ xem có tương tác của thuốc với các thuốc khác hay không. Những lưu ý về 1 số thuốc có thể tương tác với Zanicidol là:

  • Sự kết hợp với 1 số thuốc như các thuốc ức chế TKTW hay các chất chống tiết cholin với Zanicidol sẽ gây độc tính cho người sử dụng.
  • Làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất indandion khi sử dụng liều cao và kéo dài paracetamol.
  • Gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển hoá paracetamol thành những chất độc cho gan, làm tăng độc tính trên gan của paracetamol khi dùng chung với các thuốc chống co giật như barbiturat, phenytoin, carbamazepin,… hoặc chung với isoniazid.
  • Không dùng đồng thời thuốc với các thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương do thuốc có chứa codein, do đó làm tăng tác dụng trầm cảm.
  • Không dùng chung với các chất làm khô tiết loại Atropin và các loại thuốc ho khác.
  • Codeine bị quinidin làm mất tác dụng. Có thể làm tăng tác dụng suy hô hấp khi kết hợp với các thuốc nhóm morphin.
  • Không dùng thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất kích thích do các chất này sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn đến cơ thể, làm giảm tác dụng của thuốc và tăng khả năng mắc các tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Hình ảnh hộp thuốc với bao bì cũ
Hình ảnh hộp thuốc với bao bì cũ

14, Xử lý quá liều, quên liều thuốc

14.1, Khi sử dụng thuốc Zanicidol quá liều

  • Khi sử dụng Zanicidol quá liều thường xảy ra một số triệu chứng do ngộ độc paracetamol.
  • Xử lý khi gặp phải: Khi gặp phải các triệu chứng trên hãy lập tức ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Khi đi đến cơ sở y tế, người bệnh cần đem theo lọ thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng, các đơn thuốc và bệnh nhân đã uống gân đây để được đưa ra biện pháp chữa bệnh đúng nhất.

14.2, Khi sử dụng thuốc thiếu liều, sai liều

  • Khi bệnh nhân phát hiện quên liều thuốc bạn phải sử dụng thuốc ngay lập tức càng nhanh càng tốt trong trường hợp liều quên cách xa liều dùng đúng.
  • Bệnh nhân nên bỏ qua liều quên và dùng liều sau theo đúng kế hoạch đã được kê trên đơn thuốc trong trường hợp liều dùng quá gần với liều sau.
  • Tuyệt đối không được gấp đôi lượng thuốc hay sử dụng quá nhiều lượng trong một liều.
  • Không nên bỏ liều 2 lần liên tiếp.
  • Không được tự ý thay đổi liều thuốc vì nó sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cần tuân thủ liều lượng bác sĩ đã đưa ra.

Trên đây là các thông tin về thuốc Zanicidol mà HealCentral gửi đến độc giả. Hy vọng những thông tin này có ích với các bạn. Bạn nên tìm các nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và giá cả hợp lý.

Xem thêm một số sản phẩm tương tự:

Thuốc hạ sốt giảm đau Efferalgan 500mg – Cách sử dụng hiệu quả

Thuốc Decogen: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây