[REVIEW] Claminat là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?

4.5/5 - (8 bình chọn)

Claminat là thuốc gì?

Claminat là một chế phẩm thuốc điều trị nhiễm khuẩn chứa thành phần hoạt chất chính bao gồm Amoxicillin dạng trihydrat và Acid clavulanic dưới dạng muối Kali clavulanate với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào từng dạng thuốc. Claminat được bào chế dưới nhiều dạng thuốc khác nhau như viên nén, bột pha hỗn dịch tiêm, bột pha tiêm, … do đó các dạng đóng gói của thuốc cũng đa dạng như dạng vỉ, dạng gói, … Thuốc được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM của Việt Nam.

Số đăng ký thuốc Claminat

  • Ngày 12/08/2014, Claminat UL 1g và Claminat UL 625mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD- 21306-14 và VD- 21307-14.
  • Ngày 10/09/2013, pms- Claminat 1g, pms- Claminat 250mg/ 31,25mg và pms- Claminat 625mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-19380-13, VD-19381-13 và VD-19382-13.
  • Ngày 19/09/2017, Claminat IMP 250/31,25 được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-29897-17.
  • Ngày 22/06/2017, Claminat 250mg/ 62,5mg và 500mg/ 125mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-26856-17 và VD- 26857-17.
  • Ngày 08/10/2018, Claminat IMP 625mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-31117-18.
  • Ngày 27/02/2019, các dạng thuốc Claminat IMP 500mg/125mg, Claminat 600, Claminat 875mg/ 125mg, Claminat IMP 250mg/ 31,25mg và Claminat IMP 500mg/ 62,5mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-31717-19, VD-31711-19, VD-31720-19, VD-31715-19 và VD-31719-19.
  • Ngày 20/03/2019, Claminat IMP 200mg/28,5mg và IMP 400mg/ 57mg được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-32519-19 và VD-32520-19.
  • Ngày 23/10/2019, Claminat 500mg/ 62,5mg  được cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là  VD-33451-19.

Các dạng Claminat có trên thị trường

Claminat 500mg/125mg

Thuốc Claminat 500mg/125mg
Thuốc Claminat 500mg/125mg

Claminat 500mg/125mg là chế phẩm thuốc được bào chế dưới dạng thuốc pha hỗn dịch uống, viên nén phân tán và dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính gồm Amoxicillin hàm lượng 500mg và Acid Clavulanic 125mg. Dạng thuốc pha hỗn dịch được đóng gói trong hộp chứa 12 gói thuốc, mỗi gói 1,6g trong khi dạng viên nén được đóng gói trong hộp chứa 1 túi nhôm chứa 2 vỉ thuốc, mỗi vỉ 7 viên.

Claminat 500mg / 62,5mg thuốc bột

Thuốc Claminat 500mg/62,5mg
Thuốc Claminat 500mg/62,5mg

Claminat 500mg / 62,5mg thuốc bột là chế phẩm thuốc dạng thuốc bột pha hỗn dịch chứa thành phần hoạt chất chính gồm Amoxicillin 500mg và Acid Clavulanic hàm lượng 62,5mg. Thuốc được đóng gói trong hộp chứa 12 gói, mỗi gói 1,5g.

Claminat 250mg / 31,25 mg thuốc bột

Thuốc Claminat 500mg/31,25mg
Thuốc Claminat 500mg/31,25mg

Claminat 250mg / 31,25 mg thuốc bột là chế phẩm thuốc dạng thuốc bột pha hỗn dịch chứa thành phần hoạt chất chính gồm Amoxicillin hàm lượng 250mg và Acid Clavulanic hàm lượng 31,25 mg. Thuốc được đóng gói trong hộp chứa 12 gói, mỗi gói 1g.

Claminat 250mg/ 62,5 mg thuốc cốm pha hỗn dịch

Thuốc Claminat 250mg/62,5mg thuốc cốm pha hỗn dịch
Thuốc Claminat 250mg/62,5mg thuốc cốm pha hỗn dịch

Claminat 250mg/ 62,5 mg thuốc cốm pha hỗn dịch là chế phẩm thuốc dạng thuốc cốm chứa thành phần hoạt chất chính gồm Amoxicillin 250mg và Acid Clavulanic hàm lượng 62,5mg. Thuốc được đóng gói trong hộp chứa 12 gói, mỗi gói 1g.

Claminat 1g

Thuốc Claminat 1g
Thuốc Claminat 1g

Claminat 1g là chế phẩm thuốc dạng viên nén bao phim chứa thành phần hoạt chất chính gồm Amoxicillin 875mg và Acid Clavulanic hàm lượng 125mg. Thuốc được đóng gói trong hộp chứa 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.

Thuốc Claminat có tác dụng gì?

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam thế hệ 3 có phổ hoạt tính rộng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Cơ chế hoạt động của Amoxicillin là khả năng liên kết và làm bất hoạt các protein liên kết với penicillin (PBP) có ở màng trong của thành tế bào vi khuẩn do đó nó làm ức chế khả năng liên kết chéo của chuỗi peptidoglycan, là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành và tạo độ bền và độ cứng của thành tế bào vi khuẩn. Vì thế Amoxicillin có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, làm giảm độ bền và gây suy yếu của thành tế bào và cuối cùng gây ly giải tế bào và tiêu diệt vi khuẩn.

Tuy nhiên Amoxicillin dễ bị phân hủy dưới tác động của enzyme Beta-lactamase dẫn đến sự kháng kháng sinh gây thất bại điều trị. Do đó cần kết hợp với acid Clavulanic. Acid clavulanic là một chất ức chế beta-lactamase bán tổng hợp được phân lập từ chủng Streptomyces. Cấu trúc của nó chứa vòng beta-lactam và liên kết mạnh với beta-lactamase tại vị trí hoạt động của enzyme này dẫn đến ức chế hoạt động của nó. Nhờ đó mà Acid Clavulanic cho tác dụng bảo vệ các kháng sinh beta-lactam khác khỏi sự tấn công beta-lactamase do vi khuẩn sinh ra đồng thời cũng mở rộng phổ và tăng cường tác dụng kháng khuẩn của Amoxicillin.

Phổ tác dụng của thuốc bao gồm:

  • Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Enterococcus faecalis (liên cầu đường ruột), Gardnerella vaginalis, Staphylococcus aureus (chủng nhạy cảm với methicillin), Coagulase-negative staphylococci (tụ cầu âm tính với coagulase), Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn nhóm B), Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn sinh mủ), Streptococcus viridans, Listeria monocytogenes.
  • Vi khuẩn Gram âm: Salmonella, Shigella, E.coli, Capnocytophaga spp., Eikenella corrodens, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Pasteurella multocid.
  • Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis, Fusobacterium nucleatum, Prevotella spp.

TÌM HIỂU THÊM [REVIEW] Thuốc Agimoti có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?

Chỉ định của thuốc Claminat

  • Claminat được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gây các bệnh như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản cấp tính và mạn tính nguyên nhân do vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin.
  • Claminat còn được sử dụng để diệt vi khuẩn nhạy cảm gây nhiễm khuẩn răng gây áp xe ổ răng.
  • Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm với một số triệu chứng bệnh như vết côn trùng cắn, mụn nhọt, ổ áp xe và nghiêm trọng hơn là viêm mô tế bào.
  • Thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu – sinh dục như viêm âm đạo, niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận.
  • Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn do nạo thai, nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Claminat 1g được sử dụng đối với các nhiễm khuẩn nặng.

Thuốc Claminat sử dụng như thế nào

Hướng dẫn sử dụng thuốc Claminat
Hướng dẫn sử dụng thuốc Claminat

Cách dùng

  • Thuốc dạng viên nén bao phim: bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc với một cốc nước lọc. Không tự ý nhai hay bẻ viên nếu như không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thuốc bột pha hỗn dịch: Phân tán toàn bộ lượng bột thuốc có trong gói vào cốc chứa khoảng 5ml nước, khuấy đều và uống thuốc ngay sau đó. Có thể thêm một ít nước tráng lại cốc để lấy lượng thuốc còn dinh trong cốc.
  • Thuốc dạng viên nén phân tán: Có thể dùng theo hai cách sau: Một là người dùng có thể phân tán viên thuốc trong nước và dùng tương tự như thuốc pha hỗn dịch. Hai là ngậm viên thuốc trong miệng một thời gian ngắn (1-2 phút) cho viên rã ra rồi uống một cốc nước lọc để đưa toàn bộ thuốc trong khoang miệng xuống dạ dày
  • Thời điểm dùng thuốc: Khi sử dụng thuốc Claminat, người dùng có thể gặp phải nguy cơ không dung nạp tại dạ dày do đó nên dùng thuốc tại thời điểm bắt đầu bữa ăn để hạn chế tình trạng này và đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc.

Tùy vào loại nhiễm khuẩn, vi khuẩn gây bệnh, mức độ nặng của nhiễm khuẩn cũng như đáp ứng của các cá thể mà thời gian dùng thuốc giữa các bệnh nhân có sự khác biệt. Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng như viêm tủy xương hay viêm mô tế bào thường cần dùng thuốc lâu hơn các nhiễm khuẩn khác. Nếu như thời gian điều trị kéo dài hơn 14 ngày thì cần phải đánh giá lại. liệu pháp điều trị

Liều dùng

Tùy vào loại nhiễm khuẩn, vi khuẩn gây bệnh, mức độ nặng của nhiễm khuẩn cũng như đáp ứng của các cá thể mà liều dùng thuốc giữa các bệnh nhân có sự khác biệt.

Với dạng thuốc bột pha hỗn dịch:

  • Liều dùng đối với người trưởng thành và trẻ nặng trên 40kg có chức năng thận bình thường là 500mg Amoxicillin mỗi lần (tương đương với 1 gói thuốc bột hàm lượng 500mg/125mg hay 500mg/ 62,5mg hoặc 2 gói thuốc bột với hàm lượng 250mg/ 31,25mg hoặc 2 gói thuốc cốm 250mg/ 62,5mg)
  • Liều dùng cho trẻ có cân nặng ít hơn 40kg và chức năng thận bình thường được tính theo cân nặng: 20mg đến 60mg/kg mỗi ngày (tính theo hàm lượng Amoxicillin) có thể uống làm ba lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Tuy nhiên liều dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn nặng thường cao hơn các trường hợp khác, tức là liều 40mg/kg mỗi ngày, khoảng cách giữa các lần vẫn là 8 tiếng.

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:

Trường hợp bệnh nhân có độ thanh thải creatinin Clcr lớn hơn 30ml/min thì không cần thiết phải hiệu chỉnh liều

Người trưởng thành hoặc trẻ trên 40kg bị suy thận có Clcr từ 15-30 ml/min thì giữ nguyên liều nhưng tăng khoảng cách liều lên đến 12-16 tiếng mỗi lần, nếu Clcr trong khoảnh 5-15ml/min thì giữ nguyên liều và tăng khoảng cách liều giữa các lần lên 20- 36 tiếng còn nếu Clcr dưới 5ml/min thì giữ nguyên liều và tăng khoảng cách mỗi lần lên 48 tiếng. Đặc biệt trường hợp bệnh nhân chạy thận nhan tạo thì chế độ liều là một liều giữa và sau các lần thẩm phân.

Trẻ ít hơn 40kg bị suy thận có độ thanh thải creatinine trong khoảng 10-30 ml/min thì liều dùng được hiệu chỉnh thành 15mg/kg tính theo Amoxicillin ngày 2 lần, còn nếu như độ thanh thải creatinine dưới 10 ml/min thì liều dùng được hiệu chỉnh thành 15mg/kg và ngày uống một lần.

Dạng thuốc Claminat 1g dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn nặng ở đối tượng người trưởng thành và thanh thiếu niên trên 12 tuổi với liều một viên nén mỗi lần, ngày hai lần.

TÌM HIỂU THÊM [REVIEW] Thuốc Aleucin – Công dụng, liều dùng, giá tiền

Tác dụng phụ của thuốc Claminat

  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống thần kinh có thể gặp phải trên người dùng thuốc như đau đàu, chóng mặt với tần suất ít gặp, bên cạnh đó có thể xuất hiện triệu chứng co giật, tăng động.
  • Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ gây nhiễm nấm Candiada trên da với tần suất thường gặp.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ tiết có thể gặp phải trên người dùng thuốc như viêm thận kẽ hoặc sỏi thận.
  • Trên hệ gan mật, người sử dụng có thể bị viêm gan hoặc vàng da hay xét nghiệm thấy tăng chỉ ALT, AST.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch có thể gặp phải trên người dùng thuốc như sốc phản vệ, phù mạch, một số phản ứng quá mẫn tuy nhiên chưa xác định được tần suất.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ tạo máu và bạch huyết có thể gặp phải trên người dùng thuốc như giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu tan máu, mất bạch cầu hạt, kéo dài thời gian đông máu, chảy máu với tần suất hiếm gặp.
  • Một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa có thể gặp phải trên người dùng thuốc như buồn nôn, nôn với tần suất thường gặp, hay khó tiêu với tần suất ít gặp, ngoài ra bệnh nhân rất thường gặp tác dụng phụ tiêu chảy.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ da và mô như ngứa, phát ban, mày đay với tần suất ít gặp và một số tình trạng khác như hội chứng Steven- Johnson, viêm da tróc vẩy.

Chống chỉ định của thuốc Claminat

  • Không dùng chế phẩm thuốc này cho những bệnh nhân có tiền sử bị vàng da do thành phần hoạt chất của thuốc.
  • Không dùng Claminat với những người bị quá mẫn với thành phần hoạt chất hoặc tá dược có trong công thức thuốc.
  • Claminat không được dùng cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh betalactam khác cùng nhóm penicillin hoặc cephalosporin.

Tương tác của Claminat với các thuốc khác

Tương tác của thuốc Claminat
Tương tác của thuốc Claminat
  • Khi sử dụng đồng thời Amoxicillin cùng với một thuốc chống đông máu như Warfarin có thể xảy ra tương tác mức độ trung bình làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt với đối tượng người cao tuổi hoặc đang bị suy giảm chức năng thận hoặc gan. Các triệu chứng bất thường có thể xảy ra bao gồm bầm tím, sưng tấy, tiểu ra máu, phân có máu, chảy máu bất thường, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể suy yếu, … Do đó nên tránh đồng thời sử dụng hai thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phải dùng đông thời, người bệnh cần được theo dõi nghiêm ngặt về thời gian đông máu hoặc chỉ để đảm bảo an toàn và cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Amoxicillin không nên được dùng cùng với Probenecid do Probenecid tác dụng làm cản trở sự đào thải Amoxicillin qua ống thận dẫn đến tăng tích lũy Amoxicillin trong máu làm tăng nồng độ trong máu và kéo dài thời gian bán thải của Amoxicillin. Do đó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc. Probenecid không gây ảnh hưởng đến các thông số dược động học của Acid Clavulanic.
  • Tương tác mức độ trung bình xảy ra giữa Amoxicillin và Mycophenolate mofetil có thể dẫn đến giảm nồng độ trong huyết tương đồng thời làm tác dụng của Mycophenolate mofetil dẫn đến thất bại điều trị. Do đó cần xem xét cân nhắc tăng liều của Mycophenolate mofetil trong trường hợp sử dụng cùng lúc hai thuốc này với nhau.
  • Nifedipine có khả năng làm tăng sự hấp thu của Amoxicillin giúp làm tăng sinh khả dụng cũng như hiệu quả điều trị của thuốc. Tuy nhiên việc tăng hấp thu quá mức bình thường có thể gây tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn gây ra do Amoxicillin do đó cần cân nhắc khi kết hợp sử dụng hai thuốc này.
  • Kháng sinh nhóm tetracycline có thể làm giảm hiệu quả điều trị của chế phẩm thuốc chứa Amoxicillin cho nên tốt nhất nên tránh dùng đồng thời hai loại kháng sinh này.
  • Methotrexat vừa có tương tác với Amoxicillin vừa có thể tương tác với Acid Clavulanic. Tương tác mức độ nghiêm trọng giữa Methotrexat với Amoxicillin (đặc biệt khi dùng liều cao cho các bệnh nhiễm trùng nặng) có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương cũng như tác dụng của Methotrexate dẫn đến tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, suy nhược cơ thể, chảy máu bất thường, buồn nôn, nôn, giảm số lượng hồng cầu gây thiếu máu, …. Tương tác trung bình giữa hai thuốc cùng gây ảnh hưởng đến gan như Methotrexat và Acid Clavulanic sẽ có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan với các triệu chứng như ớn lạnh, đau khớp, chảy máu bất thường, phát ban, ăn không ngon, suy nhược, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, … Do đó nếu có thể, cần tránh sử dụng đồng thời các chế phẩm có chứa các hoạt chất này. Nếu như không tránh được thì nên cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc đồng thời bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng.
  • Việc sử dụng đồng thời Amoxicillin cùng chế phẩm thuốc Allopurinol có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn trên da đặc biệt là dị ứng da. Vì thế nên thận trọng khi dùng hai thuốc này cùng nhau.
  • Kháng sinh nhóm cloramphenicol có thể làm giảm hiệu quả điều trị của chế phẩm thuốc chứa Amoxicillin cho nên tốt nhất nên tránh dùng đồng thời hai loại kháng sinh này.
  • Amoxicillin có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc tránh thai chứa ethinylestradiol dẫn đến giảm hiệu quả tránh thai.

Bạn nên thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc hiện đang dùng để tránh tương tác bất lợi có thể xảy ra.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Claminat được không?

Mặc dù nghiên cứu trên invitro và invivo không cho thấy khả năng gây dị tật trên bào thai của Amoxicillin hay Acid clavulanic tuy nhiên đã có nghiên cứu cho thấy Amoxicillin kết hợp với Acid clavulanic có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử trên trẻ sinh non. Do đó tốt nhất không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai nếu như không thực sự cần thiết và lợi ích không lớn hơn nguy cơ gây hại.

Amoxicillin và Acid Clavulanic có thể đi vào sữa mẹ và gây tác dụng phụ như tiêu chảy, nấm miệng trên trẻ bú mẹ. Vì thế người mẹ nên cân nhắc ngừng cho trẻ bú trong quá trình dùng thuốc.

Thuốc Claminat giá bao nhiêu?

Giá thuốc Claminat 625mg

Giá thuốc trên thị trường hiện nay của Claminat 625mg là 75.000VND/ hộp.

Thuốc Claminat mua ở đâu?

Nhà thuốc Lưu Anh tại số 748 Kim Giang Hà Nội, nhà thuốc Ngọc Anh tại số 627 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội là những địa điểm bán thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc tốt, hiệu quả điều trị cao và giá cả hợp lý. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn tận tình về cách dùng, liều dùng và những chú ý cần thiết khi dùng thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể đến các nhà thuốc bệnh viện lớn như bệnh viện 108, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Chợ Rẫy, … hoặc nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm thông tin chi tiết về các nhà thuốc.

TÌM HIỂU THÊM [REVIEW] Thuốc Goldtomax Forte có công dụng gì? Giá bao nhiêu?

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây