Đau khớp gối ở người trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá post

Đau khớp gối là bất kể tình trạng đau nhức, khó chịu diễn ra tại khớp gối và có khả năng lan cả ra những mô ở quanh khớp. Đau khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi, độ tuổi từ trung niên trở đi và đa phần là do tình trạng thoái hóa hoặc các bệnh lí tự miễn. Đau khớp gối sẽ làm giới hạn vận động nhiều ở người bệnh, gây khó khăn trong đi lại, lao động hay chỉ là những sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Đau khớp gối hiện nay không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện và có xu hướng tăng dần ở người trẻ tuổi. Đây là những đối tượng cần phải hoạt động nhiều nên đau khớp gối sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ngoài ra đau khớp gối có thể là 1 dấu hiệu báo hiệu bệnh lí nguy hiểm, do vậy người bệnh nên cân nhắc tình trạng bệnh của mình và đi thăm khám sớm nếu có thể.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỉ lệ đau khớp gối sớm ở người trẻ.

Nguyên nhân đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Khớp gối là vị trí chịu trọng lượng nhiều nhất của cơ thể. Vậy nên khớp gối là khớp dễ bị tổn thương nhất và những tổn thương thường xuất hiện đầu tiên ở khớp gối, đặc biệt liên quan đến tình trạng làm việc quá sức, bê vật nặng hoặc thoái hóa khớp. Tuy nhiên ở người trẻ, đau khớp gối lại có thể đến từ những nguyên nhân sau:

Do thói quen hàng ngày

Điều kiện làm việc trong 1 tư thế cố định trong thời gian dài như người làm phải ngồi gập gối quá lâu đối với nhân viên văn phòng, người lái xe ô tô, thợ may,… Hoặc đau khối cũng có thể là do nguyên nhân đứng quá lâu khiến cho khớp gối không được nghỉ ngơi như giáo viên đứng lớp, người hay phải mang vác các vật nặng đi bộ hay leo cầu thang.

Thói quen mang giầy cao gót, giầy độn lâu ngày, hay ngồi xổm cũng có thể gây ra mỏi khớp gối, đau đầu gối.

Khớp gối phải chịu áp lực lớn kéo dài liên tục sẽ làm tổn hại đến vùng sụn khớp, vùng sụn bánh chè từ đó gây đau khớp, thoái hóa khớp.

Do chấn thương khớp gối

Do chấn thương khớp gối
Bị thương khớp gối

Chấn thương khớp gối thường gặp ở những vận động viên thể thao, người hay tham gia những hoạt động như đánh cầu, đá bóng,… Ngoài ra chấn thương cũng có thể do ngã hoặc vật nặng đè lên.

Do cân nặng

Giới trẻ ngày nay đang có xu hướng giảm vận động và tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì. Điều này gây hại nghiêm trọng đối với khớp gối của chúng ta.

Như chúng ta cũng biết, khớp gối nằm tại vị trí chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể nên nó rất dễ bị tổn thương. Trong hoạt động hàng ngày, con người luôn luôn phải vận động sinh hoạt và nhờ khớp gối mà chúng ta có thể linh hoạt di chuyển. Khớp gối với cấu tạo sinh lí sẽ dễ dàng “mang vác” 1 giới hạn trọng lượng cơ thể nhất định, đảm bảo cho toàn cơ thể được khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Trong trường hợp thừa cân, thì cân nặng càng tăng sẽ càng làm tăng áp lực lên khớp gối.

Không chỉ thế, thói quen lười vận động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm sức mạnh cho khớp. Khiến khớp của bạn giảm khả năng thích nghi với những hoạt động nặng đột ngột.

Do yếu tố bẩm sinh

Bình thường, khớp gối gồm 2 sụn khớp bọc 2 đầu xương áp sát vào nhau chịu lực thông qua lớp đệm là dịch khớp. Nếu trục khớp thẳng sẽ làm giảm sự va đập, ma sát của 2 sụn khớp với nhau nên giảm ảnh hưởng đến sức mạnh của sụn khớp. Nhưng khi trục chân không thẳng, thường gặp ở những người chân “vòng kiềng”, làm cho khớp gối chịu lực không đều thì 2 phần sụn này sẽ tăng khả năng cọ sát vào nhau, dễ gây hại cho sụn khớp.

Do dinh dưỡng

Sụn khớp khá bền, trơn tru và dẻo dai, đặc biệt là có khả năng đàn hồi. Để có được những ưu điểm đó thì sụn khớp cũng có cấu tạo đặc biệt nhờ lượng lớn canxi và collagen, dịch bôi trơn khớp. Chế độ ăn uống không hợp lí hoặc cung cấp không đủ cũng làm giảm phát triển sụn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa ở người trẻ.

Triệu chứng đau nhức khớp gối khi còn trẻ có gì lạ?

Tuy cùng là 1 loại chấn thương khớp gối nhưng đau đầu gối ở người trẻ lại có sự khác biệt so với đau khớp gối ở người lớn tuổi.

Ở người lớn tuổi, đau khớp gối thường do thoái hóa với các biểu hiện tại chỗ như đau nhức kèm sưng tấy, nóng đỏ có thể sẽ dàng cảm nhận và quan sát bằng mắt thường. Nhưng ở người trẻ, đau khớp gối thường chỉ là dạng đau nhức tại chỗ, không sưng, đỏ, và cũng không viêm.

Người lớn tuổi thường có tình trạng đau lan lên phần phía trên đùi trong khi người trẻ lại có xu hướng đau lan xuống phía dưới bắp chân.

Đa phần những người trẻ bị đau khớp gối thường có những triệu chứng báo hiệu sớm như lục cục khớp gối, có thói quen bẻ cẳng chân, khó khan vận động vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, 1 số còn có cảm nhận rõ tình trạng cứng khớp buổi sáng.

Tìm hiểu thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có khỏi không?

Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi cảnh báo bệnh lý gì?

Đau khớp gối cảnh báo bệnh lý gì?
Bệnh lý có thể bị?

Nếu như đau khớp gối không do các yếu tố cơ học tác động gây tổn thương, thì bạn cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng khi tự nhiên 1 ngày đẹp trời bạn lại bị đau khớp gối. Bởi đau khớp gối có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh lí nguy hiểm bạn có thể gặp phải. Biết trước và phòng bệnh sớm cũng là 1 cách để can thiệp sớm tăng khả năng khỏi bệnh. Các bệnh đó có thể là:

Giảm dịch khớp, khô khớp: dịch khớp là yếu tố quan trọng giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát của 2 đầu sụn của khớp. Dịch khớp là chất dịch nhầy nhớt, vô khuẩn, được tiết ra từ màng hoạt dịch quanh khớp. Nếu khả năng bài tiết dịch khớp giảm, lượng dịch trong khớp ít ỏi sẽ không đủ khả năng để bôi trơn khớp. Làm cho sụn cọ xát vào nhau mỗi khi vận động gây ra đau đớn vô cùng.

  • Khớp gối bị thoái hóa: quá trình thoái hóa luôn đồng hành cùng với hoạt động sống của con người. Qúa trình thoái hóa sẽ tăng dần theo thời gian với tốc độ nhanh hay chậm tùy vào thói quen sinh hoạt và vận động của mỗi người. Thoái hóa khớp gây ra bào mòn, hủy hoại sụn khớp, làm cho 2 đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau sẽ gây ra đau, cứng khớp, dính khớp và biến dạng khớp. Qúa trình thoái hóa sẽ chậm lại nếu như bạn duy trì 1 chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp là 1 bệnh tự miễn điển hình, do sự bất thường trong hoạt động miễn dịch của cơ thể dẫn đến tình trạng tự hủy hoại sụn khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí khớp nào bao gồm cả khớp gối. Do căn nguyên là bất thường miễn dịch nên viêm khớp dạng thấp gặp ở người trẻ với tỉ lệ lớn, độ tuổi từ 25 đến 55. Viêm khớp dạng thấp thường để lại hậu quả lâu dài nếu không được can thiệp, chữa trị sớm.
  • Bệnh loãng xương: Khớp gối chính là cấu tạo từ sụn khớp và 2 đầu xương. Tình trạng loãng xương hay chính là sự thiếu canxi cho xương làm giảm mật độ xương và sụn. Sụn khớp thiếu canxi sẽ bị bào mòn dần, không còn dẻo dai, sẽ bị phá hủy.
  • Bệnh gout: đây là 1 bệnh khá thường gặp tại khớp, tuy nhiên chủ yếu xảy ra ở khớp bàn ngón chân cái, 1 số có thể xảy ra ở khớp khác như khớp gối, 1 vài người bị gout mạn tính thì có thể gây tổn hại lâu dài cho khớp gối. Bệnh gout thường xuất hiện sau khi ăn uống nhiều đạm, rượu bia, xuất hiện trong điều kiện thời tiết lạnh, khởi phát về ban đêm với triệu chứng đau bỏng rát, sưng tấy, nóng đỏ. Người bệnh có thể dựa vào những đặc điểm này để nhận biết xem mình có phải đang bị gout không nhé.
  • Tình trạng gai khớp: gai khớp thường gặp ở người lớn tuổi. Gai khớp thực chất là tình trạng sụn bị bào mòn làm lộ ra 1 phần xương trong khớp. Tiếp theo phần xương ngày cũng bị bào mòn dần dẫn đến hình thành gai xương. Gai xương càng ngày càng nhọn sẽ đâm vào phần sụn khớp và đầu xương đối diện dẫn đến đau đớn, đi lại khó khăn.
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm khớp gối, viêm gân bánh chè: đây đều là những tổn thương viêm tại chỗ hoặc quanh khớp gối. Có thể do tình trạng sụn khớp bị bào mòn, hoặc màng hoạt dịch bị tấn công bởi các yếu tố miễn dịch nên gây ra tổn thương và viêm, hoặc có thể viêm dây chằng,….
  • Tràn dịch khớp: do bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch bất thường, dịch thay đổi tính chất,… gây hại cho khớp. Khi bị tràn dịch, khớp gối thường có dấu hiệu sưng lên nhưng không đỏ, tê bì, đau nhức.

Khi nào bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ?

Đau khớp gối không phải là không hề xảy ra ở người trẻ. Tuy nhiên không phải cơn đau nào cũng khiến chúng ta cần phải gặp bác sĩ thăm khám. Những triệu chứng đau thoáng qua, không kéo dài thì chúng ta chưa cần phải đi gặp bác sĩ. Chỉ đi thăm khám khi bạn thấy khớp gối mình có những dấu hiệu như:

Nghe thấy tiếng động phát ra tại khớp gối

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Khi nghe thấy tiếng từ khớp gối

Bỗng nhiên 1 ngày đẹp trời, bạn thấy những tiếng lục khục phát ra ở khớp gối khi thay đổi tư thế, hoặc khi đang di chuyển, thì rất có thể bạn đã bị tổn thương khớp gối. Đặc biệt là khi tiếng kêu lạ này lại kèm theo cảm giác đau và đau tăng lên khi tiếng kêu này phát ra.

Bị đau quá nặng

Đau nặng phản ánh tình trạng tổn thương rõ ràng và nếu không đi khám và điều trị kịp thời, cơn đau có thể ảnh hưởng xấu, làm mất chức năng khớp gối, đặc biệt là khi đau kèm viêm sưng tại khớp gối

Đầu gối không di chuyển

Nếu đầu gối không thể co duỗi, có thể gây ra do đau hoặc do tình trạng khô khớp, cứng khớp, biến dạng khớp. Nếu người bệnh không đi khám và điều trị kịp thời, rất có thể sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn về sau.

Đi khập khiễng

Đây là dấu hiệu của tổn thương khớp. Khớp bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng lên quá trình vận động của toàn thân. Tuy nhiên đi khập khiễng cũng cho thấy tình trạng  của bạn chưa quá nặng, nếu đi khám bác sĩ sẽ có thể điều trị được dứt điểm.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng & các phương pháp điều trị

Cách chữa đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tạo cơ hội cho sụn khớp và chức năng khớp gối hồi phục. Tình trạng đau khớp gối ở người trẻ thường do 1 số nguyên nhân bên ngoài tác động, do đó việc phòng và điều trị sớm cũng khá đơn giản.

Kiểm soát cân nặng

Đầu tiên, bạn nên chú ý về tình trạng cân nặng của mình. Cân nặng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người và tính thẩm mĩ về ngoại hình. Có 1 cân nặng lí tưởng phù hợp với thể trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính sẽ hạn chế ảnh hưởng bất lợi lên khớp gối đồng thời duy trì được thể trạng khỏe mạnh cho cơ thể. Nếu cân nặng quá thiếu thường kèm theo tình trạng suy giảm dinh dưỡng, cũng có thể gây phản tác dụng bởi lúc này cơ thể không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động thường ngày.

Chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lí

Luyện tập giúp tăng sức mạnh và khả năng thích nghi của khớp với những hoạt động cường độ cao, từ đó làm giảm tổn thương cho khớp. Trước khi luyện tập thì bạn nên khởi động từ những bài tập nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể, cũng như tập quen dần cho khớp, vừa tránh được tổn thương khớp, vừa tăng hiệu quả vận động, giúp duy trì thể lực.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí

Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng

1 số thực phẩm tốt cho khớp như cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, dầu oliu giàu omega-3. Ngoài ra nếu bạn có triệu chứng đau kèm viêm thì có thể sử dụng các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, dứa,… giàu glucosamine và vitamin C.

Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau đầu gối ở người trẻ tuổi

Đây là những biện pháp rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh bạn nên cân nhắc. Nếu như đầu gối của bạn có dấu hiệu đau, sưng tấy và nóng rực, thì lúc này bạn nên dùng 1 chiếc khan hoặc vải sợi và bọc đá bên trong đó, chườm nhẹ lên đầu gối bị sưng. Lưu ý là cần thực hiện từ từ, cho đầu gối làm quen với nhiệt độ lạnh chứ không nên áp sát để đầu gối lạnh đột ngột. Việc dùng đá như vậy sẽ giúp co mạch máu, giảm tình trạng sưng và viêm, giúp người bệnh dễ chịu. Sau khoảng 15 phút tiếp xúc với nhiệt độ thấp, đầu gối có thể hết sưng và đỏ tạm thời. Tuy nhiên không thể chữa khỏi ngay hoàn toàn, bạn nên thực hiện 1 lần mỗi ngày, sẽ giúp phục hồi khớp nhanh hơn đó.

Nếu bạn đau khớp kiểu đau nhức bên trong mà không sưng, có cảm giác tê bì, mỏi gối thì bạn nên chườm nóng. Bạn dùng túi nước ấm nhiệt độ khoảng 40 đến 50 độ C, sau đó áp từ từ vào đầu gối. Nếu quá nóng thì bạn nên làm nguội bớt. Bạn giữ áp vào đầu gối khoảng 15 phút. Túi ấm sẽ giúp cho giãn nở mạch máu, tăng cường máu lưu thông tới đây, và giảm đau khớp.

Cách giảm đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi bằng thảo dược dân gian

Dùng các thảo dược dân gian vừa gần gũi vừa an toàn, thường được áp dụng rất nhiều để trị các chứng đau nhức xương khớp. Có rất nhiều thảo dược dân gian đã được sử dụng để trị đau khớp gối như:

  • Ngải cứu: bạn hái 1 nắm lá ngải cứu, thêm ít muối rồi xao lên hoặc thêm nước sôi vào, cuốn vào trong vải sao cho lá ngải cứu vẫn còn ấm. Sau đó cuốn ngải cứu xung quanh vùng khớp bị đau. Cách này giúp bạn giảm cơn đau nhanh chống, giảm sưng viêm.
  • Dây đau xương: bạn lấy 1 nắm lá dây đau xương, giã dập rồi đắp trực tiếp lên vùng khớp đau.
  • Lá lốt: lá lốt được sử dụng rất nhiều để trị đau nhức xương khớp. Bởi lá lốt có vị cay tính ấm, giúp tăng cường tuần hoàn khí huyết, giảm đau, chống viêm. Để dùng lá lốt trị đau khớp thì chúng ta có rất nhiều cách như:

Chuẩn bị 1 vài lá lốt, rửa sạch, sau đó thêm nước và đun sôi cho đến khi lượng nước được cô đặc lại. Lúc này bạn có thể gạn lấy nước và uống khi còn ấm.

Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, sao trên bếp cho đến khi lá khô se, rồi cuộn chúng vào 1 mảnh vải và cuốn lên vùng đầu gối bị đau, để trong 30 phút đến 60 phút rồi gỡ ra. Một ngày có thể làm từ 1 dến 2 lần.

Trị đau mỏi khớp gối ở người trẻ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây
Trị đau khớp gối bằng sử dụng thuốc tây

Thuốc Tây có một số những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong điều trị bệnh đau khỏi khớp. Ưu điểm là thuốc Tây khó khả năng làm giảm các triệu chứng sưng đau 1 cách nhanh chóng, thích hợp cho những người đang bị những cơn đau hành hạ, đau quá mức. Nhược điểm là thuốc chỉ có tác dụng trong vài giờ, tình trạng đau lại tái diễn khi hết thuốc, thuốc Tây không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Ngoài ra thuốc Tây điều trị đau khớp thường có những tác dụng bất lợi đối với cơ thể, điển hình là tổn thương thậm chí loét niêm mạc dạ dày tá tràng. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng, bạn có thể vừa tận hưởng được hiệu quả của thuốc, lại vừa tránh được những tác dụng phụ. Có 2 loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị đau khớp là:

  • Paracetamol: bạn nên lựa chọn các loại thuốc có chứa thành phần hoạt chất là Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng. Lưu ý là nên uống thuốc các lần cách nhau ít nhất 4 giờ (đối với hàm lượng 500mg Paracetamol).
  • Thuốc Corticoid, thuốc bổ sung glucosamine và chondroitin, thuốc giãn cơ, acid hyaluronic,…
  • NSAIDS: có thể là Diclofenac (Dạng gel bôi tại chỗ hoặc dạng uống), Ibuprofen,… tuy nhiên nên hạn chế sử dụng loại thuốc này, chỉ dùng khi đau kèm viêm, đau mức độ nặng. Nên tuân thủ chế độ liều khuyến cáo, không nên lạm dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên  chỉ nên điều trị với các loại thuốc này trong thời gian không quá 10 ngày.

Bài tập vật lý trị liệu giảm đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Các bài tập vật lí trị liệu tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị đau khớp gối. Bởi những bài tập này giúp tăng cường tuần hoàn, mang chất dinh dưỡng đến cho bắp cơ và khớp. Vậy nên bạn sẽ tránh được tình trạng tê bì, mỏi cơ do hạn chế vận động từ khớp, đồng thời cũng giúp cho khớp vận động trơn tru và linh hoạt hơn.

1 số biện pháp trị liệu như châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại, bấm huyệt,… cũng đều rất có ích trong điều trị đau khớp gối. Tuy nhiên để thực hiện được những biện pháp này thì bạn nên đến các trung tâm hay cơ sở điều trị tin cậy và giàu chuyên môn.

Điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị đau khớp gối. Một số loại phẫu thuật được thực hiện là:

Phẫu thuật cắt xương, thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật nội soi,…

Để tiến hành làm phẫu thuật thì bác sĩ nên thảo luận với bệnh nhân để cân nhắc về các lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Phòng ngừa sưng đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Nếu bạn chưa bị đau khớp gối, bạn nên áp dụng 1 số biện pháp sau đây để tránh gặp phải tình trạng đau khớp gối, như:

  • Kiểm soát cân nặng phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Nên áp dụng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng không nên quá thừa. Từ đó sẽ vừa duy trì được mức cân nặng vừa tránh thiếu những yếu tố cần thiết cho hoạt động cấu trúc và chức năng của xương khớp.
  • Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, hợp lí với cường độ phù hợp với thể trạng cơ thể. Lưu ý bạn nên khởi động trước khi tập luyện với cường độ cao hơn để tránh những chấn thương xảy ra trong quá trình tập.
  • Bạn nên hạn chế những tác động có hại đến khớp như hạn chế mang giầy cao gót, nên chọn lựa loại giầy không quá cao, hạn chế tư thế ngồi có hại như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân quá lâu, hạn chế bê vác vật nặng.

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng và các cách điều trị tận gốc, hiệu quả

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây