Thuốc Moxacin là gì? Mua ở đâu? Giá thuốc bao nhiêu?

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn về da, các cơ quan hô hấp, bài tiết đang ngày được mọi người quan tâm và chú ý hơn. Hôm nay, trung tâm tư vấn sức khỏe Việt Nam Heal Central xin gửi đến các bạn đọc một sản phẩm thuốc giúp hỗ trợ và điều trị các vấn đề trên, đó là thuốc Moxacin. Vậy Moxacin là thuốc gì? Tác dụng như nào? Sau đây hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 1, Moxacin là thuốc gì?

Thuốc Moxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, thuộc danh mục thuốc kê đơn. Biệt dược này có hoạt chất chính là Amoxicillin. Thuốc có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn gây bệnh. Thuốc Moxacin được sử dụng trong điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hoặc bột pha uống, đóng gói sản phẩm đa dạng: hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 20 vỉ x 10 viên, lọ 100 viên, lọ 200 viên, lọ 300 viên, lọ 500 viên, hộp 12 gói x 1,2g. Thuốc Moxacin được sản xuất tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco với các số đăng ký của thuốc Moxacin là VD–20067-13, VD-5612-08, VNB-4557-05, VD-0184-06, VD-0185-06, VD-0186-06, VD-0187-06, VD-0188-06.

Thành phần trong mỗi viên nang Moxacin (Amoxicillin 500mg) của thuốc bao gồm:

  • Dược chất chính: Amoxicillin trihydrate tương đương Amoxicillin khan 500mg
  • Tá dược: Aerosil, Magnesi stearate, Sodium starch glycolate vừa đủ 1 viên.

Thành phần có trong mỗi gói thuốc bột Moxacin (Amoxicillin 250mg) bao gồm:

  • Dược chất chính: Amoxicillin trihydrate tương đương Amoxicillin khan 250mg
  • Tá dược: Acesulfam K, gôm Xanthan, Colloidal Silicon Dioxide, đường trắng, hương cam tổng hợp vừa đủ 1 gói.
Dạng đóng gói của Moxacin
Dạng đóng gói của Moxacin

2, Công dụng và chỉ định của thuốc Moxacin 250mg là gì?

Thuốc Moxacin có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn, do đó thường được sử dụng để điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau khi nhiễm một số l số loại vi khuẩn.

Thuốc thường được chỉ định cho một số trường hợp sau:

  • Người bệnh nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn cơ do  tụ cầu khuẩn liên cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với Amoxicillin.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bệnh nhân bị viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae, phế cầu.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục không biến chứng.
  • Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:
  • Phụ nữ có thai nhiễm Chlamydia Trachomatis đường tiết niệu sinh dục do không dung  nạp được erythromycin.
  • Các trường hợp viêm dạ dày, ruột, viêm màng trong tim, sốt thương hàn, sốt phó thương hàn.
  • Phối hợp với các thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori.

3, Thành phần Amoxicillin có trong thuốc Moxacin có tác dụng gì?

Biệt dược Moxacin dạng bột hay dạng viên nang đều có thành phần chính là Amoxicillin. Thuốc còn có một số tá dược đi kèm như Aerosil, Magnesi stearate, Sodium starch glycolate nhằm giảm ma sát, đảm bảo tính trơn chảy hay kéo dài thời gian rã của viên, từ đó làm tăng độ bền cơ học của thuốc. Ngoài ra, dạng thuốc bột còn sử dụng một số tá dược điều hương, điều vị giúp người bệnh dễ uống làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Amoxicillin là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Amoxicillin có khả năng chống trực khuẩn Gram âm. Cũng như các penicilin khác, Amoxicillin có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp và xúc tác thủy phân peptidoglycan Từ đó ngăn cản sự hình thành và phát triển của vi khuẩn. Một số thử nghiệm cho thấy Amoxicillin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H. influenzae. Tuy nhiên Amoxicillin bền với những vi khuẩn tiết penicilinase, do đó sử dụng Amoxicillin để diệt các vi khuẩn tiết penicilinase thường không hiệu quả.

Dạng đóng gói của Moxacin
Dạng đóng gói của Moxacin

4, Liều lượng và cách dùng thuốc Moxacin 500mg như thế nào?

  • Cách dùng:

Thuốc được dùng theo đường uống.

Dạng viên: Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

Dạng bột: Hòa gói bột với một lượng nước ấm vừa đủ (khoảng 5 – 10ml), khuấy tan hoàn toàn trước khi uống. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

  • Liều dùng:

Liều dùng của thuốc cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, dưới đây là liều thuốc tham khảo dùng cho các trường hợp cụ thể:

  • Người nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng hoặc da hoặc đường tiết niệu:
    • Người lớn: Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: uống 500mg x 2 lần/ngày; nhiễm khuẩn nặng: uống 500mg x3 lần/ngày.
    • Trẻ em > 40 kg: Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: uống 25mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày, nhiễm khuẩn nặng: uống 40 – 45 mg/kg/ngày chia 3 lần trong ngày.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Uống 500mg x 2 lần/ngày phối hợp với một số kháng sinh khác để tránh tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc, điều trị trong vòng 7 ngày. Bệnh nhân sử dụng kèm với omeprazole 20mg. Sau khi điều trị bằng kháng sinh xong, bệnh nhân tiếp tục sử dụng omeprazole 20mg trong 3 – 5 tuần.
  • Dùng trong điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn:
    • Người lớn: dùng một liều duy nhất 2g, uống trước khi làm thủ thuật 1 giờ.
    • Trẻ em > 10kg: dùng một liều duy nhất 50mg/kg, uống trước khi làm thủ thuật 1 giờ.
  • Các trường hợp bị viêm khớp (không kèm theo rối loạn thần kinh) do bệnh Lyme:
    • Người lớn: uống 500 mg/lần, dùng ngày 3 lần trong vòng 28 ngày.
    • Trẻ em > 30kg: uống 50mg/kg chia làm 3 lần trong ngày (liều tối đa là 1.5g/ngày).

Cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan, thận nặng.

5, Thuốc Moxacin có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không?

Việc sử dụng kháng sinh cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú là vô cùng quang trọng. Bởi ở giai đoạn này, thuốc có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Lựa chọn kháng sinh không đúng có thể gây tác hại xấu cho thai nhi, thuốc cũng có thể đi vào sữa mẹ và gây tác dụng lên bé. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú là vô cùng quang trọng.

Thuốc Moxacin có hoạt chất chính là Amoxicillin. Amoxicillin được xếp vào nhóm B trong phân loại mức độ an toàn của thuốc dành cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy, người bệnh trong thời kỳ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc này khi thật sự cần thiết và có sự giám sát của bác sĩ. Hiện chưa có báo cáo về tác dụng của thuốc lên thai nhi khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, Amoxicillin cũng là một trong những loại thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm Chlamydia và nhiễm khuẩn than cho đối tượng này khi tiếp xúc với bào tử Bacillus anthracis.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Amoxicillin có thể đi vào sữa mẹ, tuy nhiên lượng thuốc trong sữa là rất ít và an toàn cho trẻ sơ sinh nên có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Trong khi dùng thuốc, nếu xảy ra bất cứ biểu hiện bất thường nào, cần ngưng ngay thuốc và báo cho bác sĩ điều trị.

Dạng đóng gói của Moxacin
Dạng đóng gói của Moxacin

6, Thuốc Moxacin có giá bao nhiêu?

Thuốc Moxacin có nhiều dạng bào chế và đóng gói khác nhau. Do đó, giá thuốc ở từng dạng bào chế và quy cách đóng gói khác nhau cũng khác nhau.

  • Đối với dạng thuốc bột:

Giá thuốc Moxacin tính theo gói như sau: Moxacin 250mg có giá khoảng 1060vnđ/gói.

  • Đối với dạng viên nang:

Giá thuốc thường được tính theo viên. Moxacin 500mg có giá khoảng 2049 vnđ/viên; Moxacin 250mg có giá dao động.

Ở từng địa bàn, từng thời điểm khác nhau mà giá thuốc có thể có sự dao động không đáng kể.

7, Thuốc Moxacin có thể mua ở đâu?

Thuốc Moxacin là một loại kháng sinh phổ biến và được bán rộng rãi trên khắp các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn nên chỉ được bán theo đơn. Người bệnh chỉ có thể mua thuốc tại các cơ sở, nhà thuốc trên địa bàn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng. Người bệnh nên lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở, nhà thuốc uy tín để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

8, Chống chỉ định của thuốc Moxacin là gì?

Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm beta lactam.

Chưa có nghiên cứu chính xác về tác dụng có hại của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Do đó, khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, cần thận trọng.

9, Thuốc Moxacin có tác dụng phụ gì?

Sử dụng thuốc Moxacin trong điều trị có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi sử dụng thuốc Moxacin là ngoại ban, thường xuất hiện sau 7 ngày dùng thuốc.
  • Tác dụng phụ ít gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp nhất là gây lên các vấn đề về hệ thần kinh, rối loạn chuyển hoá, tăng men gan, rối loạn tạo máu.

10, Lưu ý khi sử dụng thuốc Moxacin

  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng của dược sĩ.
  • Không được tuỳ ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc đúng liệu trình, không tự ý tăng liều, giảm liều, bỏ thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
  • Hiệu chỉnh liều khi dùng cho người bị suy gan, thận nặng.
  • Ngưng thuốc khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Hình ảnh hộp thuốc Moxacin
Hình ảnh hộp thuốc Moxacin

11, Dược động học của thuốc kháng sinh Moxacin

Dược động học của thuốc kháng sinh Moxacin: Thuốc có hoạt chất chính là Amoxicillin. Amoxicillin tương đối bền vững trong môi trường acid dịch vị. Do đó, quá trình hấp thu của Amoxicillin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá (khoảng 74 – 92 %). Lượng thuốc được hấp thu vào cơ thể tỷ lệ thuận với liều dùng thuốc. Amoxicillin 500mg có thể đạt nồng độ đỉnh trong máu là 5.5 – 11 microgam/ml sau 1 -2 giờ.

Amoxicillin phân bố có thể phân vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, nhưng đối với mô não khi màng não bị viêm thì Amoxicillin mới có thể khuếch tán vào dễ dàng. Thuốc cũng có thể đi qua hàng rào nhau thai và đi vào trong sữa mẹ. Tỷ lệ liên kết protein huyết tương của Amoxicillin thấp khoảng 17 – 20 %. Thời gian bán thải của Amoxicillin là 1 – 1,5 giờ, ở trẻ sơ sinh và ở người cao tuổi, thời gian bán thải của thuốc có thể kéo dài đến 4h. Trong cơ thể thuốc được chuyển hoá chủ yếu nhờ hệ thống enzyme gan thành dạng không còn hoạt tính.

Phần lớn thuốc được thải trừ qua đường nước tiểu và một phần qua phân.

12, Tương tác thuốc kháng sinh Moxacin với thức ăn và với các thuốc khác

Hiện tượng tương tác thuốc với thức ăn hoặc khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc là tình trạng vô cùng phổ biến. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng nhiều loại thuốc để tránh gây quá liều hoặc làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Tương tác thuốc với thức ăn khi sử dụng thuốc Moxacin hầu như là không có hoặc rất ít. Tuy nhiên, hiện tượng tương tác thuốc giữa kháng sinh có chứa Amoxicillin với các thuốc khác là vô cùng phổ biến.

  • Nifedipin (thuốc điều trị tăng huyết áp loại chẹn kênh calci) có thể làm tăng hấp thu Amoxicillin.
  • Bệnh nhân bị tăng acid uric máu khi dùng allopurinol kết hợp với Amoxicillin sẽ làm tăng khả năng tác dụng phụ gây phát ban của Amoxicillin.
  • Xảy ra đối kháng giữa thuốc kháng sinh có chứa Amoxicillin và các chất, các kháng sinh kìm khuẩn như: acid fusidic, chloramphenicol, tetracycline.
  • Amoxicillin cũng có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
  • Amoxicillin gây giảm bài tiết methotrexate dẫn đến tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
  • Amoxicillin làm giảm tác dụng của vắc xin thương hàn.
  • Warfarin: chưa có nghiên cứu nào chứng minh được có tương tác giữa thuốc kháng sinh có chứa Amoxicillin và thuốc chống đông máu Warfarin. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bác sĩ điều trị cho thấy tác dụng chống đông có thể bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời warfarin với Amoxicillin.

Bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách uống thuốc cách xa nhau ít nhất 2 giờ. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp đều có hướng xử trí giống nhau.

Người bệnh cần báo cho bác sĩ điều trị biết về những loại thuốc hiện đang sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để có thể tránh các tương tác thuốc và đạt hiệu quả điều trị mong muốn.

Hình ảnh vỉ thuốc Moxacin
Hình ảnh vỉ thuốc Moxacin

13, Khi dùng thuốc Moxacin quá liều, quên liều cần xử trí như thế nào?

  • Quá liều:
    • Triệu chứng: người bệnh có thể có các triệu chứng như tâm thần kinh, thận tăng tạo tinh thể gây tiểu ra tinh thể, rối loạn tiêu hóa.
    • Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Tuy nhiên có thể loại bỏ Amoxicillin dư thừa bằng thẩm phân máu Điều trị triệu chứng và cân bằng nước – điện giải.
  • Quên liều:
    • Nếu liều quên cách xa liều tiếp theo thì uống luôn một liều tại thời điểm đó.
    • Nếu người bệnh phát hiện ra quên liều nhưng gần thời điểm uống liều tiếp theo thì đợi uống liều tiếp theo.

Xem thêm:

Thuốc Droxicef là gì? Mua ở đâu? Thuốc có tác dụng gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây