Parocontin là thuốc gì? Mua ở đâu? Thuốc có tác dụng gì?

Đánh giá post

Các thuốc chứa hoạt chất Paracetamol được nhiều người biết đến với khả năng làm giảm đau và hạ sốt dùng được cho cả trẻ em và người lớn tùy vào hàm lượng uống. Hôm nay, Health Central xin gửi đến các vị độc giả một loại thuốc cũng có thành phần là Paracetamol là thuốc PAROCONTIN. 

1, Vậy thuốc PAROCONTIN là thuốc gì?

Parocontin là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt. Với bảng thành phần có cả Methocarbamol vì vậy thuốc còn thuộc nhóm chống viêm không Steroid, dùng trong điều trị gút và các bệnh xương khớp. Đây là thuốc kê đơn tức là chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ thì mới được sử dụng. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp đau nhức cơ xương do các trường hợp căng cơ, bong gân, chân thương, viêm cơ hay đau cơ do các bệnh lý của xương khớp; giảm đau ở các vị trí như cổ, đốt sống cổ, lưng, vai gáy, các khớp tay chân… đau cấp hay mạn tính hoặc đau không rõ nguyên nhân. Parocontin là thuốc Việt Nam do Việt NAm sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco. Thuốc được lưu hành toàn quốc với số đăng ký VD-24281-16. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói với nhiều cách khác nhau bao gồm:

  • Hộp 30 viên nén bao phim chứa trong vỉ nhôm, hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Hộp 60 viên nén bao phim chứa trong vỉ nhôm, hộp 6 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
  • Lọ nhựa chứa 30 viên nén bao phim.
  • Lọ nhựa chứa 60 viên nén bao phim.

Ở tại các quầy thuốc hầu như phổ biến thuốc Parocontin dưới dạng vỉ nhôm còn dạng lọ ít gặp hơn.

Parocontin chứa 2 thành phần chính đó là hoạt chất Paracetamol và Methocarbamol cùng với các tá dược khác. Thành phần Paracetamol có hàm lượng 325mg trong 1 viên nén bao phim còn với Methocarbamol hàm lượng là 400mg trong 1 viên. Thuốc chỉ dành cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn nên cần lưu ý trước khi sử dụng khi dùng cho trẻ nhỏ.

Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

2, Công dụng của thuốc PAROCONTIN

Thuốc Parocontin với thành phần Paracetamol và Methocarbamol có tác dụng giảm đau trên các trường hợp đau nhức mỏi cơ xương ở các bệnh lý về xương khớp cấp tính hoặc mãn tính, điều trị cơn đau và làm giãn cơ khi bị bong gân, chấn thương, viêm cơ, bệnh whiplash, vẹo cổ, viêm ổ khớp, đau lưng, đau mỏi vai gáy,..

3, Chỉ định

Parocontin được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Thuốc để sử dụng trong các trường hợp bị co cơ dẫn đến đau mỏi cơ bắp ở mọi vị trí trên cơ thể do nhiều nguyên nhân ngay cả khi không xác định được nguyên nhân gây đau cơ xương.
  • Giảm đau các cơn đau cơ cấp tính hay mãn tính do cơ căng  cơ thắt lại.
  • Đau nhức cơ sau khi bị chấn thương, bong gân.
  • Giảm tình trạng đau cơ trong bệnh nhân bị viêm cơ, viêm các khớp như thường gặp ở khối gối, khớp cổ, khớp bả vai, đau vai gáy…
  • Đau do hội chứng whiplash, viêm túi chất nhờn buras, vẹo cổ…
  • Đau vùng dưới lưng có nguyên nhân liên quan đến cơ và xương khớp.

4, Tác dụng của các thành phần trong thuốc PAROCONTIN

Hoạt chất Paracetamol

  • Tác dụng
  • Paracetamol có 2 tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt nhưng trong thuốc Parocontin hoạt chất này đóng vai trò là một chất giảm đau.
  • Paracetamol có khả năng hạ thân nhiệt ở những người đang trong tình trạng sốt  nhờ vào việc tác dụng lên vùng dưới đồi làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu ngoại biên từ đó mà cơ thể tăng tỏa nhiệt. Thuốc có thể hạ nhiệt ngay cả trên người bình thường nhưng hạ không đáng kể, giảm thân nhiệt ở người thì làm trường hợp hiếm gặp.
  • Paracetamol có tác dụng giảm đau ở các cơn đau từ nhẹ đến trung bình: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau cơ,… các cơn đau nguyên nhân không phải từ nội tạng.
  • Paracetamol không có tác dụng trong trường hợp bị thấp khớp.
  • Cơ chế tác dụng
  • Paracetamol là một thuốc giảm đau có thể thay thế Aspirin nhưng không có tác dụng chống viêm như aspirin.  Paracetamol hay còn có tên gọi khác là acetaminophen hoặc N-acetyl-p-aminophenol. Nếu cho cùng hàm lượng thì paracetamol với aspirin có tác dụng làm giảm đau là như nhau.
  • Vì Paracetamol không có tác dụng lên cyclooxygenase toàn cơ thể mà chỉ có tác động lên cyclooxygenase hay prostaglandin của hệ thần kinh trung ương nên thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, không ảnh hưởng đến cân bằng acid- base của cơ thể, không tác động lên hệ tim mạch, hệ hô hấp, không gây phản xạ kích ứng, trầy loét, chảy máu dạ dày như khi sử dụng salixylat (aspirin).
  • Paracetamol không làm thay đổi thời gian chảy máu và cũng không có tác động lên tiểu cầu.

Hoạt chất Methocarbamol

  • Tác dụng:
  • Methocarbamol là thuốc dãn cơ trong các trường hợp co thắt cơ gây đau đồng thời có tác dụng an thần nhẹ.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau trung tâm, giảm các cơn đau cấp tính do co rút cơ.
  • Cơ chế tác dụng
  • Methocarbamol ức chế một cách chọn lọc lên hệ thần kinh trung ương và quan trọng nhất là ức chế các nơron trung gian từ đó làm giãn cơ kéo dài trên các cơ xương.
  • Ức chế co rút cơ, làm dịu hệ thần kinh trung ương.
  • Methocarbamol có tác dụng nhanh và đem lại hiệu quả giảm đau chống co rút có kéo dài nhưng không làm giảm sức của cơ hay độ phản xạ bình thường của cơ.
  • Thuốc có tác dụng lên hệ thần phần trên tủy khi dùng với liều chuẩn và không gây ảnh hưởng đến các khu có neuron vận động.
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc

5, Cách sử dụng thuốc Parocontin

 Liều dùng

Tùy theo độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh tình của người sử dụng, những thuốc đang sử dụng mà bác sĩ sẽ kê liều lượng sao cho an toàn nhất vì đây là thuốc kê đơn và liều dùng được chia như sau:

  • Đối với người trưởng thành: mức bình thường 2 viên cho 1 lần uống, ngày uống từ 4 đến 6 lần. Số lần uống trong ngày sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người dùng.
  • Thường khuyến nghị của bác sĩ hay của các chuyên gia y tế liều uống riêng 2 hoạt chất chính của thuốc sẽ được chia là:
  • Paracetamol 2,6 gam đến 3,9 gam 1 ngày chia đều ra mỗi lần không quá 1 gam cách 4 đến 6 tiếng mới được sử dụng liều tiếp theo.
  • Methocarbamol 3,2 gam đến 4,8 gam 1 ngày chia đều trong ngày mỗi lần không quá 1,5 gam cách 6 giờ uống 1 lần.
  • Đối với người cao tuổi: Nên sử dụng với liều thấp hơn so với mức bình thường.
  • Bệnh nhân suy gan suy thận hay mắc các bệnh về gan, thận: Liều uống giảm hơn so với người bệnh bình thường và nên có khoảng thời gian dài hơn giữa 2 liều uống.

Nếu còn đau bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng thuốc. Khi đã hết các triệu chứng đau thì người bệnh phải ngừng thuốc không được tiếp tục sử dụng thuốc nữa.

Cách sử dụng

  • Thuốc được dùng theo đường uống, uống bằng nước đun sôi để nguội.
  • Không uống thuốc với nước có ga hay nước chứa cồn như bia rượu…
  • Thuốc có thể uống sau ăn hoặc trước ăn, nếu bệnh nhân bị kích ứng đường tiêu hóa với thuốc thì nên uống thuốc sau ăn.
  • Sử dụng đúng liều mà bác sĩ kê để đạt hiệu quả điều trị cao.
  • Người lớn không nên sử dụng thuốc quá 4g trong 1 ngày và không nên sử dụng quá quá 3 ngày với mục đích là để hạ sốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp này.

6, Thuốc PAROCONTIN  có dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú không?

Thuốc Parocontin được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú.

Nếu trong trường hợp bệnh nhân có thai trong khi sử dụng thuốc thì cần báo ngay cho bác sĩ. Đối với người đang trong thời kỳ cho con bú thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

7, Thuốc PAROCONTIN giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường dược phẩm, thuốc Parocontin đa phần và phổ biến loại đóng gói hộp 3 vỉ nhôm mỗi vỉ 10 viên nén bao phim. Và đối với dạng đóng gói đấy thì giá sẽ vào khoảng 120.000 đồng cho 1 hộp như vậy.

Ngoài ra tùy vào nơi bán mà giá có thể chênh lệch nhau tuy nhiên sẽ không chênh lệch quá nhiều so với giá mà Heal Central nêu trên.

8, Có thể mua PAROCONTIN ở đâu?

Hiện thuốc đã có mặt trên toàn quốc vì vậy bạn cũng có thể tìm mua được ở hiệu thuốc của bệnh viện, các quầy thuốc tư nhân, các trung tâm mua sắm thuốc hay các cửa hàng thuốc online uy tín. Dưới đây là những nơi mua thuốc uy tín mà Heal Central xin giới thiệu đến các bạn độc giả để giúp các bạn có thể tìm mua thuốc chính hãng với giá tốt nhất: Nhà thuốc Pharmacity, Siêu thị thuốc Việt, trung tâm thuốc Central Pharmacy,…

9, Chống chỉ định

Các trường hợp sau đây được bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế được khuyến cáo không nên sử dụng Parocontin:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Dị ứng với paracetamol hoặc Methocarbamol.
  • Đã có tiền sử bị chấn thương ảnh hưởng đến não, tổn thương não.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan gan và thận.
  • Cơ yếu, chức năng của cơ suy giảm nặng.
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người hôn mê hay tiền hôn mê.
Hình ảnh của hộp thuốc
Hình ảnh của hộp thuốc

10, Tác dụng phụ

Đa phần người sử dụng thuốc Parocontin đều không biểu hiện tác dụng phụ của thuốc tuy nhiên thuốc nào cũng có tác dụng phụ khi được đưa vào cơ thể nhưng sẽ tùy cơ địa mỗi người mà biểu hiện sẽ khác nhau, có thể là không có hiện tượng của tác dụng phụ. Tác dụng phụ của Parocontin gồm có:

  • Các phản ứng trong cơ thể:
  • Hiếm gặp: men gan tăng hay tăng transaminase
  • Các rối loạn da và tổ chức dưới da:
  • Hiếm gặp: Viêm da, dị ứng, phát ban, nổi mề đay.
  • Rối loạn thận và đường tiết niệu:
  • Hiếm gặp: Nước tiểu màu sẫm, tiểu tiện ra mủ, gây tác động có hại cho thận vì vậy cần thận trọng thuốc đối với người mắc bệnh về thận.
  • Tim: tác dụng phụ của thuốc tác động lên tim chưa được biết đến, chậm nhịp tim hay tim đập chậm.
  • Tác động lên mạch máu nhưng hiếm gặp như làm giảm huyết áp, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng.
  • Tác dụng phụ trên mắt làm đỏ mắt.
  • Các rối loạn về hệ thần kinh như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hiện tượng khó ngủ, cảm thấy căng thẳng, lo âu, giật nhãn cầu, nặng có thể gây co giật.
  • Làm rối loạn các tế bào máu  và hệ bạch  huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trong đó có bạch cầu trung tính giảm, bạch cầu hạt bị biến mất, giảm hồng cầu. Nặng sẽ làm cho dễ bị nhiễm trùng, loét đường tiêu hóa, thiếu máu do tan huyết.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm glucose trong máu.
  • Rối loạn chức năng gan: Vàng da, niêm mạc, tổn thương gan do nhiễm độc.
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn, rối loạn vị giác.
  • Rối loạn thần kinh: phù nề gây khó thở, phù mạch thần kinh, dị ứng nặng dẫn đến sốc phản vệ.
  • Các rối loạn chung và rối loạn tại nơi dùng thuốc: sốt, mệt mỏi.

Các tác dụng trên chỉ là các trường hợp hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp và hầu như người sử dụng thuốc đều không có biểu hiện gì về tác dụng phụ. Nếu người sử dụng thuốc trong quá trình dùng thuốc có biểu hiện của các tác dụng phụ trên cần ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

11, Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em, không cho trẻ nghịch tránh trường hợp trẻ nuốt gây hóc, nghẹn hoặc trẻ có thể uống nhầm.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ bảo quản không quá 30°C.
  • Nên kiểm tra hạn sử dụng, tình trạng thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng thuốc hạn chế uống rượu bia đồ uống có cồn, thuốc lá vì có thể gây tổn thương gan.
  • Người nghiện rượu chỉ được sử dụng 2 gam Paracetamol/ 1 ngày.
  • Các trường hợp suy gan suy thận, thiếu máu, mắc bệnh tim phổi cần thận trọng với thuốc và không sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Các bệnh nhân bị hen hay dị ứng với Aspirin cần lưu ý khi sử dụng thuốc, hãy tham khảo với bác sĩ trước khi dùng.
  •  Thuốc gây ảnh hưởng đến các kết xét nghiệm nên không sử dụng thuốc trước hi làm các xét nghiệm đó đặc biệt là xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Thuốc có khả năng gây buồn ngủ, cận thân đối với người vận hành máy móc và lái xe…
  • Có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa vì thuốc chứa glycerol.
Hình ảnh của vỉ thuốc
Hình ảnh của vỉ thuốc

12, Dược động học PAROCONTIN

Hấp thu

  • Paracetamol:
  • Paracetamol được hấp thu nhanh vào hoàn toàn ở đường tiêu hóa sau khi uống.
  • Độ hấp thụ của thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn, đồ ăn giàu carbohydrate làm giảm khả năng hấp thu của Paracetamol.
  • Sau khi uống từ 30 đến 60 phút thuốc sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương.
  • Methocarbamol:
  • Methocarbamol được hấp thu nhanh vào hoàn toàn ở đường tiêu hóa sau khi uống.
  • Sau khi uống từ 1 đến 2 tiếng thuốc sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương.

Phân bố

  • Paracetamol:
  • Paracetamol phân bố khắp các mô của cơ thể, trong huyết tương nồng độ paracetamol vào khoảng 25% và lượng paracetamol đó liên kết với protein trong huyết tương.
  • Methocarbamol:
  • Thuốc phân bố chủ yếu ở gan, lách, phổi, thận, não, cơ xương.

 Chuyển hóa

  • Paracetamol:
  • Paracetamol chuyển hóa thành N – acetyl benzoquinonimin ở cytochrome P450 gan sau đó chất N –  acetyl benzoquinonimin lại chuyển thành chất không có hoạt tính khi kết hợp với nhóm sulfhydryl của glutathione.
  • Methocarbamol:
  • Methocarbamol được chuyển hóa mạnh ở gan bằng 2 con đường đó là dealkyl hóa hoặc hydroxyl hóa.

Đào thải

  • Paracetamol:
  • Thuốc được thải trừ qua đường nước tiểu dưới dạng đã được chuyển hóa và thuốc có độ thanh thải 19,3l/ giờ. 2,5 giờ là thời gian bán thải.
  • Methocarbamol;
  • Methocarbamol thải trừ nhanh và hoàn toàn qua đường nước tiểu, khoảng thời gian bán hủy sẽ vào khoảng từ 0,9 giờ đến 1,8 giờ.

13, Tương tác thuốc

Sử dụng đúng theo lời khuyên của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ các thuốc đang dùng cũng là 1 biện pháp để loại trừ được việc tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là những thuốc và các hoạt chất người sử dụng Parocontin nên tránh để không gây việc tương tác thuốc:

  • Thuốc giảm cân kể cả là thảo dược.
  • Thuốc Barbiturat sử dụng trong chữa động kinh và gây ngủ.
  • Thuốc chống say hay còn gọi là thuốc kháng cholinergic và thuốc điều trị rối loạn đường tiêu hóa.
  • Khi chuẩn bị phải dùng thuốc gây mê trong bất kì trường hợp nào cần báo ngay cho bác sĩ về việc đang sử dụng thuốc.
  • Thuốc điều trị rối loạn tâm thần, điều trị trầm cảm.
  • Thuốc chứa hoạt chất kháng cholinesterase dùng trong chức năng cơ suy nhược nặng.
  • Thuốc chống đông máu.
  • Kháng sinh chloramphenicol.
  • Thuốc điều trị động kinh.
  • Thuốc làm giảm cholesterol máu Cholestyramin
  • .Thuốc kháng cholinergic dùng để giảm cơn đau co thắt ruột và bàng quang
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc tăng đào thải nước tiểu, lợi tiểu.
  • Thuốc Metoclopramide và Domperidone để điều trị nôn.
  • Thuốc Probenecid điều trị bệnh gút.
  • Thuốc Propranolol điều trị cao huyết áp và loạn nhịp tim.
  • Thuốc trị lao Rifampicin..
  • Thuốc điều trị HIV Zidovudin.
  • Không dùng chung với các thuốc giảm đau khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

14, Xử trí quá liều và quên liều thuốc

Trong trường hợp quá liều thì bạn nên làm gì?

Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc xuất hiện các biểu hiện quá liều cần gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn quên một liều uống thì bạn nên làm như thế nào?

Bạn không nên để quên 2 liều liền nhau vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc mà bạn lỡ quên một liều thì bạn nên uống liều đó ngay sau khi nhớ ra. Trong trường hợp lần quên liều gần với thời điểm uống của liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và uống tiếp liều tiếp theo đó.

Tuyệt đối: không được uống 2 liều quá gần nhau hay uống gấp đôi liều quy định.

Trên đây là những thông tin, cách sử dụng, lưu ý của thuốc PAROCONTIN mà Heal Central gửi đến các bạn độc giả.

Xem thêm:

Thuốc giảm đau hạ sốt Tydol Có mấy dạng? Giá bao nhiêu? SĐK thuốc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây