Bệnh rối loạn tiền đình: Triệu chứng, Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Đánh giá post

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một cơ quan thuộc hệ thống hệ thần kinh có vị trí nằm sau ốc tai trái và ốc tai phải, có cấu tạo gồm tiền đình xương và các ống bán khuyên xương, tiền đình màng và các ống bán khuyên màng. Tiền đình hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm dây thần kinh nằm ở phần não trung ương, có chức năng chính là duy trì sự thăng bằng cho cơ thể.

Hiện tượng này xảy ra trong quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin tại tiền đình gọi là rối loạn tiền đình. Vấn đề này xảy ra có thể do dây thần kinh dẫn truyền tại khu vực này (dây thần kinh số 8) bị tổn thương hoặc tổn thương trực tiếp tại não, động máu dẫn truyền máu tới não. Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tới đời sống thường ngày của bệnh nhân, gây trở ngại tới lao động, làm việc.

Hiểu rõ được mức độ nghiêm trọng và bản chất của bệnh lý rối loạn tiền đình sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và có cách khắc phục nhằm hỗ trợ điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt.

Phân loại

Dựa vào nguồn gốc nguyên nhân xuất hiện bệnh lý, hiện nay rối loạn tiền đình được chia thành 2 nhóm là rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên và rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương:

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Bệnh lý này do sự xuất hiện của các tổn thương trực tiếp ở nhân tiền đình hoặc tổn thương ở dây thần kinh dẫn truyền của nhân tiền đình tại tiểu não và thân não. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương có nhiều mức độ khác nhau và thương nguy hiểm, gặp nhiều khó khăn trong điều trị, điều trị phức tạp hơn, phát hiện bệnh khó do không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc thấp hơn so với rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên.
  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: nhóm bệnh này chiếm tỷ lệ lớn trong số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, tình trạng bệnh có thể nặng nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng, có triệu chứng rõ ràng như chóng mặt khi thay đổi tư thể, mất thăng bằng khi di chuyển. Các hiện tượng này xảy ra là do sự tổn thương tiền đình tại tai trong hoặc tổn thương các dây thần kinh có liên quan.

Dấu hiệu

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, mất thăng bằng khi di chuyển, vận động hoặc đi lại, gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Khi có các dấu hiệu trên dù nhẹ hay nặng, với tần suất lớn, thì bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân rối loạn tiền đình dễ bị hoa mắt chóng mặt
Bệnh nhân rối loạn tiền đình dễ bị hoa mắt chóng mặt

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình

Nhóm nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

  • Bệnh lý nền là các bệnh lý làm tổn thương vùng tai trong như viêm tai giữa cấp tính và mạn tính, tổn thương vùng tai trong do chấn thương hoặc tai nạn; dị dạng tai trong do bẩm sinh; mắc hội chứng Meniere gây phù nề tai trong.
  • Tổn thương dây thần kinh số 8.
  • Gặp các rối loạn chuyển hóa mức độ nghiêm trọng do đái tháo đường, suy tuyến giáp, tăng nồng độ ure máu.
  • Tổn thương dây thần kinh tiền đình do viêm, do virus, do thủy đậu, quai bị.
  • Liệt dây thần kinh tiền đình.
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác như say tàu xe, sỏi nhĩ, nhìn đôi, sử dụng một số thuốc độc với cơ thể, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy.

Xem thêm: Bệnh thiếu máu não: Có nguy hiểm không, Cách chẩn đoán và điều trị

Nhóm nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương

  • Thiểu năng tuần hoàn não do thiếu máu hoặc do tắc nghẽn mạch máu.
  • Tổn thương vùng đầu do chấn thương hoặc tai nạn.
  • Hạ huyết áp tư thế đột ngột.
  • Hội chứng tủy bên
  • Hội chứng tiểu não, nhồi máu tiểu não, u tiểu não
  • Bệnh Parkinson
  • Đau đầu và đau nửa đầu Migraine
  • Chấn thương vùng đầu
  • Bệnh có thể do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình, hoặc do môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn, do cơ thể không thích nghi được với sự thay đổi thời tiết đột ngột.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

  • Rối loạn tiền đình là bệnh lý có thể gặp ở bất kì người nào ở độ tuổi nào, nhưng thống kê cho thấy người lớn tuổi (người có độ tuổi từ 40 trở lên) dễ mắc rối loạn tiền đình hơn so với người trẻ tuổi. Tỷ lệ người trên 40 tuổi mắc rối loạn tiền đình khoảng 35%, trong khi tỷ lệ đó ở người trẻ tuổi chỉ khoảng 10%.
Người trung niên dễ mắc rối loạn tiền đình
Người trung niên dễ mắc rối loạn tiền đình
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình bị rối loạn tiền đình có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn những người bình thường khác.
  • Người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững do mất thăng bằng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình trong tương lai.
  • Đối tượng bị tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch.
  • Người làm việc trong điều kiện bất lợi, thường xuyên ngồi nhiều, ít thời gian vận động (nhân viên văn phòng, học sinh,…).
  • Người thường xuyên làm việc căng thẳng kéo dài, stress nghiêm trọng.

Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên:

  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên đột ngột khi đang nằm hoặc ngồi, chóng mặt dữ dội có thể gây ngã.
  • Mất thăng bằng cơ thể khi di chuyển, cơ thể loạng choạng không thể đứng vững, choáng váng, xuất hiện cảm giác xoay vòng trong đầu, thấy mọi vật xung quanh chuyển động không đứng yên.
  • Uể oải cơ thể, thường xuyên bị mệt mỏi, khó vào giấc ngủ, khó tập trung, dễ ngất xỉu do không đủ lượng máu lên não.
  • Hạ huyết áp đột ngột thế đứng.
  • Thường xuyên cảm giác buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn.
  • Nhãn cầu rung giật bất thường.
  • Suy giảm thính lực, rối loạn thính giác, ù tai, điếc tạm thời.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng rối loạn tiền đình

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương:

  • Thường xuyên bị chóng mặt nhưng không dữ dội như rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên, chóng mặt nhẹ tạo cảm giác lơ lửng khi di chuyển.
  • Suy giảm thính lực, ù tai.
  • Nhãn cầu rung giật theo nhiều hướng dọc và ngang.
  • Mất thăng bằng khi đi lại, dáng đi xiêu vẹo, di chuyển theo hình chữ Z; giảm khả năng phối hợp động tác, chỉ có thể thực hiện các động tác riêng lẻ.
  • Rối loạn ngôn ngữ mức độ nhẹ.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình

Hiện nay việc chẩn đoán rối loạn tiền đình có thể thực hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng để kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.

Với các phương pháp chẩn đoán lâm sàng: Xem xét và thăm hỏi kỹ lưỡng các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải như chóng mặt gây sợ hãi, buồn nôn, ngã, khó chịu, mất thăng bằng, không có khả năng đi theo đường thẳng, rung giật nhãn cầu.

Với các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Tiến hành chụp CT não, MRI não để xác định có tồn tại tổn thương trong tiểu não hay không.
  • Tiến hành xét nghiệm cột sống cổ, đánh giá độ hẹp khe khớp.
  • Tiến hành xác định mức độ rung giật nhãn cầu bằng cách sử dụng các điện cực nhỏ đặt xung quanh vùng mắt, từ đó xác định được các triệu chứng liên quan tới thần kinh và các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
  • Đánh giá chuyển động của mắt và chức năng của tai.
  • Đánh giá tổng quan tai trong bằng xét nghiệm âm ốc tai.

Điều trị

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Kết hợp luyện tập cùng các bài tập phục hồi chức năng tiền đình, tăng cường các động tác phối hợp các bộ phận chân tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; hạn chế sử dụng đồ nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng; không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Phương pháp điều trị dùng thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng:

  • Thuốc chống nôn: Metoclopramid
  • Thuốc chống chóng mặt: Tanganil
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu lên não: Piracetam
  • Thuốc an thần: Seduxen
  • Thuốc bổ sung điện giải, bổ sung nước cho cơ thể

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý điều chỉnh liều khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu phương pháp sử dụng thuốc không đạt hiệu quả như mong đợi thì có thể thực hiện phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình.

Phương pháp dân gian kết hợp điều trị tại nhà như ấn huyệt giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt, massage nhẹ nhàng vùng thái dương, vùng sau gáy; ngâm chân với nước dược liệu để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu.

Xoa bóp bấm huyệt cho người rối loạn tiền đình
Xoa bóp bấm huyệt cho người rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình có thể điều trị khỏi không?

Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày; không thể tập trung làm việc, chất lượng đời sống giảm sút, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, nặng có thể khiến bệnh nhân mất ý thức.

Do vậy cần điều trị rối loạn tiền đình càng sớm càng tốt. Rối loạn tiền đình nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn là khả thi. Tuy nhiên đây là một căn bệnh phức tạp, không nên tự điều trị ở nhà. Người có dấu hiệu của bệnh lý nên tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Rối loạn tiền đình không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, gây đột quỵ ở bệnh nhân do máu lên não kém.

Tham khảo: Bệnh đau nửa đầu Migraine: Có nguy hiểm không, Cách điều trị

Phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, lựa chọn những bài tập phù hợp với thể lực, đặc biệt là các bài tập vùng đầu và vùng cổ gáy.
  • Tránh ở lâu trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn.
  • Không nên làm việc căng thẳng quá sức, không để tình trạng stress kéo dài.
  • Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và axit folic như: cam, trứng, sữa, đậu tương, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá.
  • Không nên giữ quá lâu một tư thế: không nên ngồi quá lâu, không nên nằm quá lâu, không đứng lên quá đột ngột.
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong đợi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây