Thuốc Glibenclamid: Tác dụng, chỉ định, cách dùng, liều dùng

Đánh giá post

Glibenclamid hay glyburide, là thuốc thuộc thế hệ 2 của nhóm sulfonylurea- nhóm thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Thuốc hạ đường huyết bằng cách tăng tổng hợp và giải phóng insulin từ tế bào beta đảo tụy. Các tác dụng không mong muốn của glybenclamid điển hình là hạ đường huyết quá mức, gây phù, nôn, ợ nóng và thiếu máu tan máu. Thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng cho phù nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Glibenclamid được phát hiện năm 1969 và trở thành thuốc sử dụng phổ biến hiện nay ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Dưới đây Heal Central xin giới thiệu tới các bạn thông tin chi tiết về thuốc Glibenclamid.

Glibenclamid
Hình ảnh: Công thức cấu tạo của Glibenclamid

Lịch sử nghiên cứu và phát triển

Các sulfonylurea lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1942 bởi marcel janbon và cộng sự, khi đang nghiên cứu về kháng sinh sulfonamide thì phát hiện ra tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này. Các sulfonamide được chia làm 3 thế hệ: thế hệ 1, 2 và 3. Glibenclamid thuộc thế hệ 2, được tổng hợp năm 1969 trong một nghiên cứu hợp tác giữa Boehringer Mannheim và Hoechst (bây giờ là Sanofi-Aventis), và được cấp phép lưu hành trên thị trường năm 1984 tại Mỹ. Hiện tại, glibenclamid đã hết bản quyền và sẵn có dưới dạng thuốc generic. Năm 2019, ở Anh, giá 1 tháng điều trị bằng glibenclamid vào khoảng 3.2 bảng, còn ở Mỹ là 2.5 dollar. Trong năm 2016, glybenclamid được kê đơn nhiều thứ 172 tại Mỹ, với 3 triệu đơn.

Hình trên là sơ đồ tổng hợp glibenclamid đi từ 4 -clorid- 2-methoxy benzylclorid
Hình trên là sơ đồ tổng hợp glibenclamid đi từ 4 -clorid- 2-methoxy benzylclorid

Tham khảo thêm các thuốc cùng tác dụng:
Thuốc Glimepiride: Tác dụng, chỉ định, thử nghiệm lâm sàng, liều dùng
Thuốc Gliclazide: Tác dụng, chỉ định, cách dùng, liều dùng
[MỚI] Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng – dấu hiệu, thuốc điều trị

Dược lực học

Glibenclamid hay glyburide là thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea. Chúng hoạt động bằng cách khóa kênh kali phụ thuộc ATP trên tế bào beta của đảo tụy. Kênh kali phụ thuộc ATP trên tế bào beta có receptor SUR1- nơi glibenclamid cũng như các sulfonylurea khác gắn vào.
Bình thường, dưới nồng độ glucose máu thấp, kênh kali mở cho phép K+ di chuyển vào trong tế bào để tạo điện thế trong màng tế bào ở -70mv.
Khi nồng độ Glucose máu cao, kênh kali đóng, điện thế bên trong màng tế bào trở nên ít âm hơn, tế bào bị khử cực, kênh canxi phụ thuộc điện thế sẽ mở, canxi di chuyển vào trong tế bào làm tăng canxi nội bào kích thích giải phóng insulin.
Do vậy cơ chế hoạt động của Glibenclamid là khóa kênh kali và làm tăng giải phóng insulin
Hình trên là cơ chế tác dụng của glibenclamid.

Thử nghiệm lâm sàng

Khả năng duy trì đường huyết của Rosiglitazone, metformin hoặc glyburide đơn trị liệu
Tác giả: Steven E. Kahn, M.B., Ch.B., Steven M. Haffner, M.D., Mark A. Heise, Ph.D., William H. Herman, M.D., M.P.H., 
Tổng quan:  Hiệu quả điều trị các các thiazolidinedione được so sánh với các thuốc hạ glucose đường uống, trong khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không được biết rõ.
Phương pháp: đo lường rosiglitazone, metformin, và glyburide như là liệu pháp điều trị ban đầu cho các chẩn đoán đái tháo đường typ 2 trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, mù đôi và ngẫu nhiên. Thử nghiệm bao gồm 4360 bệnh nhân. Các bệnh nhân được điều trị trung bình 4 năm. Kết quả sơ cấp là thời gian đến khi thất bại điều trị đơn trị liệu, được định nghĩa là khi nồng độ glucose máu lúc đói vượt quá 180mg/ Dl (10 mmol/ lit), so sánh giữa rosiglitazone với metformin hoặc glyburide. Các kết quả thứ phát được định nghĩa là nồng độ glucose máu lúc đói , nồng độ Hba1c, đề kháng insulin và chức năng tế bào beta đảo tụy.
Kết quả: tỉ lệ tích lũy của thất bại đơn trị liệu sau 5 năm là 15% với rosiglitazone, 21% với metformin và 34% với glyburid. Do đó, rosiglitazone làm giảm nguy cơ 32 % so với metformin và 63% so với glyburide (P,0.001 cho cả 2 so sánh). Sự khác nhau trong khả năng duy trì đường huyết của tác dụng điều trị là cao hơn giữa  rosiglitazone và glyburide so với giữa rosiglitazone và metformin. Glyburide liên quan đến nguy cơ thấp hơn của các biến cố tim mạch (bao gồm suy tim sung huyết) so với rosiglitazone (P<0.05), và nguy cơ của metformin là tương tự với rosiglitazone. Rosiglitazone có liên quan đến tăng cân và phù nhiều hơn so với metformin và glibenclamid (gliburid), nhưng ít biến cố iêu hóa hơn so với metformin và ít biến cố hạ đường huyết hơn glyburide (P<0.001 cho tất cả các so sánh).
Kết luận: nguy cơ tiềm ẩn, lợi ích, các biến cố bất lợi, và chi phí điều trị của 3 thuốc này nên được cân nhắc để lựa chọn thuốc phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Dược động học

Hấp thu:

  • Sinh khả dụng thay đổi, phụ thuộc dạng đường uống
  • Thời gian bắt đầu tác dụng: 15-60 phút ( tăng nồng độ insulin trong huyết tương)
  • Thời gian tác dụng: nhỏ hơn 24 giờ
  • Thể tích phân bố 9- 10 L
  • Thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương: từ 2 đến 4 giờ với người trưởng thành

Phân bố

Thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương 99%.

Chuyển hóa

Chuyển hóa phần lớn tại gan thành dạng ít họa tính. Sản phẩm chuyển hóa là 4-trans-hydroxyglyburide, 3-cis-hydroxyglyburide (dạng hoạt tính)
Thải trừ: thời gian bán thải là 10h (diabeta), 4 giờ (glynase, prestab). Bài xuất qua thận (50%), nước tiểu (50%).

Tác dụng không mong muốn

Tần xuất không xác đinh:

  • Phù mạch
  • Mề đay
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Ợ nóng
  • Viêm ống dẫn tinh
  • Phản ứng giống disulfiram
  • Hạ natri máu
  • Tiểu đêm
  • Mất bạch cầu hạt
  • Tan máu, thiếu máu
  • Giảm tiểu cầu
  • Đau khớp
  • Dị cảm
  • Đau cơ
  • Nhìn mờ
  • Hạ đường huyết
  • Buồn nôn và nôn
  • Vàng da, viêm gan có thể tiến triển thành suy gan
  • Tăng cân
  • Viêm da tróc vẩy

Một số dạng chế phẩm bán trên thị trường – Giá bán

Glibenclamid 5mg

Glibenclamid 5mg
Glibenclamid 5mg
  •       Nhà sản xuất: công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco –Viêt Nam
  •       Số đăng kí: VNA-1222-03
  •       Giá bán: 132,000 VND

Glibenclamid STADA 5mg

Glibenclamid STADA 5mg
Glibenclamid STADA 5mg
  •       Nhà sản xuất: STADA-VN j.v.co.ltd
  •       Số đăng kí: VNB-4628-05
  •       Giá bán: 30.000 vnd

Gliclamic 5mg

  •       Nhà sản xuất: công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDAPHAR)- Việt Nam
  •       Số đăng kí: VD-2964-07
  •       Giá bán: 20.000 VND

Maninil

Menarini
Hình ảnh: Thuốc Menarini

SĐK: VN-15230-12
Dạng bào chế: Viên nén
Nhà sản xuất:  Menarini
Giá bán: 70.000 VNĐ

Glirit DHG

Glirit DHG
Hình ảnh: Glirit DHG

Metformin HCl hàm lượng 500 mg
Glibenclamid hàm lượng 2,5 mg
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Giá: 44.000 VNĐ

Chỉ định

Điều trị đái tháo đường type 2.

Cách dùng và liều dùng

Người trưởng thành:
Viên nén thông thường:

  • Liều ban đầu: đường uống 2.5-5 mg/ ngày
  • Liều duy trì: đường uống 1.25-20 mg/ngày hoặc 12 giờ
  • Không vượt quá 20 mg/ngày
  • Cân nhắc chỉ định liều 2 lần/ ngày với tổng liều > 10mg/ ngày

Viên nén vi nang:

  • Liều ban đầu: đường uống 1.5-3 mg/ ngày
  • Liều duy trì: uống 0.75-12 mg/ ngày
  • Không vượt quá 12 mg/ngày
  • Bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết: liều ban đầu đường uống 0.75 mg/ ngày

Chuyển đổi phác đồ điều trị từ insulin sang glibenclamid:

  • Liều insulin hiện tại nhỏ hơn 20 đơn vị: ngừng insulin và liều khởi đầu glibenclamid từ 2,5 đến 5 mg/ngày với dạng thông thường hoặc 1.5-3 mg/ngày dạng vi nang.
  • Liều insulin hiện tại từ 20 đến 40 đơn vị: ngừng insulin và liều khởi đầu glibenclamid 5mg/ngày (dạng thường) hoặc 3 mg/ngày (dạng vi nang).
  • Liều insulin hiện tại lớn hớn 40 đơn vị: giảm liều insulin một nửa và liều glibenclamid khời đầu là 5 mg/ngày (dạng thường) hoặc 3 mg/ngày (dạng vi nang). Tăng liều glibenclamid từ 1.25-2.5 mg/ngày (dạng thường) hoặc 0.75-1.5 mg/ngày (dạng vi nang); giảm liều insulin từ từ, dựa trên đáp ứng của bệnh nhân khi tăng liều glibenclamid.

Hiệu chỉnh liều:

  • Người suy thận: nếu nồng độ CrCl <50 ml/phút, cần thận trọng trong chỉ định.
  • Người suy gan: sự dụng liều khời đâu và liều duy trì thận trọng, tránh sử dụng ở bệnh nhân suy gan nặng.

Người già: đái tháo đường type 2

  • Liều ban đầu 1.25 mg/ ngày với viên nén thông thường hoặc 0.75 mg/ngày với viên nén vi nang.
  • Phụ thuộc nồng độ glucose máu, tăng liều không quá 1.25-2.5 mg (dạng thông thường) hoặc 0.75-1.5 mg (dạng vi nang) mỗi tuần.
  • Có thể duy trì liều 1.25-20 mg/ ngày (dạng thường) hoặc 0.75-12 mg/ngày (dạng vi nang). Có thể chia dùng 2 lần 1 ngày để đáp ứng tốt hơn của bệnh nhân.

Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả chưa được đo lường.

Lưu ý và thận trọng

Tăng tỉ lệ tử vong do biến cố tim mạch được báo cáo với các thuốc hạ đường huyết  sulfonylurea khác. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo cần cân nhắc lợi ích kiểm soát đường huyết tốt so với tổng thể nguy cơ.
Có thể sảy ra các phản ứng dị ứng, dị ứng da có thể sảy ra: phát ban, ngứa, ban đỏ mổi mề đay. Ngừng thuốc nếu các phản ứng vẫn duy trì.
Nguy cơ hạ đường huyết khi thiếu calo, khi dùng đồng thời các thuốc hạ glucose máu, khi dùng rượu bia hoặc vận động thể lực nặng và kéo dài. Hạ đường huyết nguy cơ cao xảy ra ở người già, bệnh nhân suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, bệnh nhân suy tuyến thượng thận hoặc suy tuyến yên và bệnh nhân suy gan nặng.
Thiếu máu, tan máu có thể xảy ra khi thiếu hụt G6PD; thận trọng và cân nhắc thay thế các thuốc hạ đường huyết không sulfonamide ở bệnh nhân này.
Chưa có các nghiên cứu lâm sàng đánh giá các bằng chứng kết luận về việc giảm nguy cơ tim mạch với các thuốc hạ đường huyết.
Sử dụng glibenclamid không được khuyến cáo ở bệnh nhân suy thận mạn; chuyển hóa và thải trừ glibenclamid có thể chậm lại ở những bệnh nhân suy thận và rối loạn chuyển hóa thuốc, nguy cơ tích lũy ở bệnh nhân suy thận tiến triển, hạ đường huyết kéo dài có thể diễn ra.
Không cần thiết để tiếp tục chỉ định insulin nếu bệnh nhân có diễn tiến trầm cảm.
Viên nén vi nén không tương đương sinh học với glibenclamid thông thường, cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân khi chuyển dạng dùng.
Phá hủy tế bào beta có thể diễn ra sau thời gian dài điều trị, có thể dẫn đến mất hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2; không tiếp tục dùng glibenclamid ở những bệnh nhân này.
Tất cả các sulfonylurea đều có các biến chứng hạ đường huyết nguy hiểm.
Phụ nữ có thai và cho con bú: cảnh báo cấp độ C. Chưa có các nghiên cứu liệu thuốc có thải trừ qua sữa mẹ, tránh sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng insulin ở những bệnh nhân này.
Người già: tăng nguy cơ hạ đường huyết; biến chứng hạ đường huyết khó xác định ở bệnh nhân này.
Suy gan suy thận: tăng nguy cơ hạ đương huyết ở những bệnh này. Sử dụng liều thận trọng ở những bệnh này.

Tương tác thuốc

Rượu bia: sử dụng ethanol quá mức có thể thay đổi kiểm soát đường huyết. Có thể xảy ra phản ứng disulfuriam: dị ứng, ban đỏ, mẩn ngứa…
Thuốc chống đông đường uống: cạnh tranh liên kết protein huyết tương với glibenclamid làm tăng nồng độ tự do của thuốc và tăng nguy cơ hạ đường huyết. Cần giám sát chặt chẽ khi phối hợp 2 thuốc này với nhau.
Thuốc chống nấm đường uống (fluconzol, miconazol): làm tăng nồng độ glibenclamid trong huyết tương, tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Thuốc chẹn beta adrenergic: dung nạp glucose giảm hoặc tăng tác dụng hạ đường huyết. Nếu bắt buộc phải sử dụng chẹn beta nên lựa chọn các thuốc tác dụng chọn lọc β1.
Thuốc chẹn kênh calci: làm trầm trọng bệnh đái tháo đường, cần giám sát chặt chẽ nguy cơ mất kiểm soát đường huyết hoặc hạ đường huyết khi thuốc chẹn canxi ngừng sử dụng.
Chloramphenicol: tăng tác dụng hạ đường huyết. Cần giám sát chặt chẽ nguy cơ hạ đường huyết hoặc mất kiểm soát đường huyết khi chloramphenicol ngừng sử dụng.
Thuốc lợi tiểu: có thể làm trầm trọng bệnh. Cần giám sát chặt chẽ nguy cơ mất kiểm soát đường huyết khi sử dụng cùng.
Các corticosteroid: làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Kháng sinh fluroquinolon: tăng khả năng hạ đường huyết, giám sát cẩn thận khả năng hạ đường huyết hoặc mất kiểm soát đường huyết khi ngừng sử dụng kháng sinh.
Thuốc tránh thai đường uống: có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Các sulfonamide khác: cạnh tranh liên kết protein huyết tương với glibenclamid và tăng tác dụng hạ đường huyết. Giám sát các phản ứng bất lợi khi glibenclamid hay sulfonamide bắt đầu hoặc ngừng sử dụng.
Nsaid: cạnh tranh liên kết protein huyết tương, đẩy glibenclamid thành dạng tự do và tăng tác dụng hạ đường huyết. Cần quan sát chặt chẽ các phản ứng không muốn khi phối hợp 2 thuốc này.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, dị ứng với các sulfonamide
  • Đái tháo đường type 1
  • Nhiễm toan ceton có hoặc không có hôn mê
  • Chỉ định cùng với bosentan, làm tăng nguy cơ độc tính trên gan

 
Tài liệu tham khảo
https://reference.medscape.com/drug/diabeta-glynase-glyburide-342714#0
https://www.drugbank.ca/drugs/DB01016
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa066224
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4301599/
https://www.drugs.com/monograph/glyburide.html
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây