Thuốc Glimepiride: Tác dụng, chỉ định, thử nghiệm lâm sàng, liều dùng

Đánh giá post

Tiếp tục chủ đề các thuốc điều trị Đái tháo đường, bài này Heal Central xin giới thiệu tới các bạn thêm một thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đó là Glimepiride.
Glimepiride là thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea. Nó hạ đường huyết bằng cách chẹn kênh kali và làm tăng giải phóng insulin từ tế bào beta của đảo tụy. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra các phản ứng bất lợi như hạ đường huyết, dị ứng, nổi mè đay, chóng mặt, thiếu máu và tan máu… Glimepiride được lưu hành trên thị trường vào năm 1995 và hiện nay được sử dụng phổ biến để điều trị đái tháo đường typ 2.

Lịch sử nghiên cứu và phát triển

Sulfonylurea là nhóm thuốc hạ đường huyết lần đầu tiên được phát hiện năm 1942 bởi Marcel Janbon và các cộng sự, khi ông đang nghiên cứu về kháng sinh sulfonamide. Cho đến hiện nay sulfonylurea có 3 thế hệ và glibenclamid thuộc thế hệ thứ 3 (một số tài liệu vẫn xếp vào thế hệ thứ 2).

Công thức cấu tạo glibenclamid
Hình ảnh: Công thức cấu tạo glibenclamid

Glibenclamid được đăng kí bản quyền sáng chế vào năm 1979 và được cấp phép lưu hành trên thị trường vào năm 1995. Hiện tại, thuốc đã hết hạn bản quyền và tồn tại ở dạng generic. Tại Anh, chi phí của glibenclamid trong một tháng điều trị vào khoảng 7 bảng (năm 2019), còn tại Mỹ là 2.15 $. Năm 2016, thuốc đứng thứ 61 trong các thuốc được kê nhiều nhất tại Mỹ với hơn 12 triệu đơn.
Hình trên là một trong các con đường tổng hợp glimepiride đi từ 3-ethyl-4-mrthyl-3-pyrrolin-2 on
Hình trên là một trong các con đường tổng hợp glimepiride đi từ 3-ethyl-4-mrthyl-3-pyrrolin-2 on

Tham khảo thêm:
Thuốc Gliclazide: Tác dụng, chỉ định, cách dùng, liều dùng
Thuốc Dapagliflozin: Cơ chế tác dụng, tác dụng, kết quả thử nghiệm lâm sàng
[MỚI] Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng – dấu hiệu, thuốc điều trị

Dược lực học

Kênh kali phụ thuộc ATP trên tế bào beta đảo tụy được kiểm soát bởi nồng độ ATP và ADP  nội bào. Kênh được cấu tạo bởi 4 tiểu đơn vị Kir6 và 4 receptor SUR- nơi gắn sulfonylurea.

Hình trên là cơ chế tác dụng của glimepiride- một sulfonuyurea
Hình trên là cơ chế tác dụng của glimepiride- một sulfonuyurea

Tại tế bào beta đảo tụy, kênh kali phụ thuộc ATP có chức năng như một cảm biến chuyển hóa quan trọng và điều chỉnh bài tiết insulin theo nồng độ glucose máu. Khi có sự giảm tỉ lệ ATP: ADP, các kênh này được hoạt hóa, dẫn đến mở kênh, K+ di chuyển từ trong ra ngoài tế bào, làm mang tế bào ưu cực hơn và ngăn chặn bài tiết insulin. Ngược lại, khi tăng hấp thu glucose vào tế bào dẫn đến tăng tỉ lệ ATP:ADP  nội bào, làm kênh K+ đóng lại và khử cực màng tế bào. Màng tế bào bị khử cực dẫn đến hoạt hóa và mở kênh Ca2+ phụ thuộc điện thế, Ca2+ di chuyển từ ngoài vào trong tế bào, làm tăng canxi nội bào. Canxi nội bào tăng làm co rút các sợi actomyosin chịu trách nhiệm quá trình giải phóng insulin từ các hạt dự trữ.
Glimepiride khóa kênh kali nhạy cảm ATP bằng cách gắn không đặc hiệu vào vị trí B của cả tiểu đơn vị SUR1 và SUR2A cũng như vị trí A của SUR1 của kênh dẫn đến tăng cường bài tiết insulin từ tế bào beta đảo tụy.

Thử nghiệm lâm sàng

Nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của việc phối hợp L-carnitine với glibenclmid so với glimepiride đơn độc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kháng insulin.
Tác giả: Hadier M.El-sheikha, Sahar M.El-Haggara, Tamer A.Elbedewyb
Mục đích nghiên cứu: kháng insulin là tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Nghiên cứu này mục đích để chứng minh lợi ích từ việc phối hợp L-carnitine với glimepiride so với đơn trị liệu glimepiride ở bệnh nhân tiểu đường kháng insulin – những người thất bại trong mục tiêu kiểm soát đường huyết khi dùng đơn độc glimepiride.
Phương pháp: 58 bệnh nhân được tuyển chọn từ khoa nội, bệnh viện đại học Tanta, Ai Cập. Những người này được chọn ngẫu nhiên để nhận liều 2 mg 2 lần một ngày (nhóm 1) hoặc liều glimepiride 2mg 2 lần ngày và L-carnitine 1g hai lần mỗi ngày (nhóm 2) trong vòng 6 tháng. Mẫu đường huyết lúc đói được thu thập tại thời điểm ban đầu, 3 và 6 tháng điều trị để phân tích nồng độ đường huyết lúc đói và sau ăn, nồng độ HbA1c, nồng độ insulin lúc đói, phần insulin ngoại bào được điều hòa bởi aminopeptidase(IRAPe), TNF-Alpha, lipoprotein. Chỉ số khối cơ thể BMI và đánh giá mô hình cân bằng nội mô của kháng insulin (HOMA-IR) được thu thập. Các dữ liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS sử dụng t-test và phân tích one way đa biến; P=<0.05 được coi có ý nghĩa thống kê.
Kết quả: dữ liệu thu thập được cho thấy ràng việc phối hợp L-carnitine với glimepiride có tác dụng có lợi đáng kể trên FBG, PPBG, Hba1c, insulin lúc đói, HOMA-IR, IRAPe, TNF-alpha, lipid máu những không có ảnh hưởng trên chỉ số BMI và huyết áp.
Kết luận: phối hợp L-carnitine với glibenclamid là một phương pháp điều trị mới cho kiểm soát đường huyết tốt hơn ở bênh nhân tiểu đường. Việc phối hợp này thu được các tác dụng có lợi nhiều hơn trên các chỉ thị sinh học trực tiếp hoặc gián tiếp của kháng insulin so với glimepiride dùng đơn độc.

Dược động học

Hấp thu:

  • Sinh khả dụng sấp xỉ 100%
  • Thời gian bắt đầu tác dụng: 1 giờ
  • Nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2-3 giờ
  • Tác dụng tối đa sau 2-4 giờ
  • Khoảng thời gian tác dụng: 24 giờ

Phân bố:

  • Thể tích phân bố (Vd) 8.8 L
  • Tỉ lệ thuốc liên kết protein huyết tương: 99.5%

Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa chủ yếu tại gan bởi enzyme CYP2C9 tạo thành sản phẩm chuyển hóa ít hoạt tính. Chuyển hóa bước 1 tạo dẫn xuất cyclohexyl hydroxyl methyl (còn hoạt tính) và chuyển hóa bước 2 tạo các dẫn xuất carboxyl không còn hoạt tính.
Thải trừ:

  • Thời gian bán thải: 5-9 giờ
  • Độ thanh thải toàn phần: 47.8 mL/phút
  • Bài xuất: qua thận 60% và phân 40%

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: >10%

  • Hạ đường huyết (4-20%)

Hay gặp: 1-10%

  • Chóng mặt (1.7%)
  • Suy nhược (1.6%)
  • Nhức đầu (1.5%)
  • Buồn nôn (1.1%)

Hiếm gặp: <1%

  • Phản ứng dị ứng: viêm da, mề đay, mẩn ngứa, bùng phát morbilliform hoặc maculopapular.
  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày
  • Nôn
  • Giảm bạch cầu
  • Thiếu máu, tan máu
  • Giảm tiểu cầu
  • Tăng men gan
  • Vàng da
  • Hạ natri máu
  • Phản ứng giống như Disulfiram

Các báo cáo giai đoạn post marketing:

  • Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng gồm sốc phản vệm phù mạch và hội chứng stevens-johnson
  • Thiếu máu tan máu ở bệnh nhân thiếu G6PD
  • Viêm gan có thể tiến triển thành suy gan
  • Các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, porphyria cutanea tarda và viêm mạch dị ứng
  • Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hat, thiếu máu bất sản và giảm pancytopenia
  • Giảm tiểu cầu và ban xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Hạ natri máu và SIADH, phần lớn gặp ở bệnh nhân dùng cùng các loại thuốc khác hoặc có natri máu thấp và tăng bài tiết giải phóng hormone chống bài niệu
  • Chứng khó đọc
  • Rụng tóc

Một số dạng chế phẩm bán trên thị trường – Giá bán

Glimepiride STADA 2mg

Glimepiride STADA 2mg
Glimepiride STADA 2mg
  • Hàm lượng 2mg
  • Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam- VIỆT NAM
  • Số đăng kí: VD-2234-06
  • Giá bán: 50,000 VND/ hộp

Glimepiride STADA 4mg

Glimepiride STADA 4mg
Glimepiride STADA 4mg
  • Hàm lượng 4mg
  • Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam- VIỆT NAM
  • Số đăng kí: VD-25490-16
  • Giá bán: 60,000 VND/ hộp

Amaryl

Amaryl
Biệt dược gốc Amaryl
  • Hàm lượng 2 mg
  • Công ty Aventis Pharma S.P.A- Ý
  • Số đăng kí VN-7776-03
  • Giá bán 164,000 vnd/ hộp

Chỉ định

Điều trị đái tháo đương typ 2

Cách dùng và liều dùng

Có các chế phầm viên nén: 1mg, 2 mg, 4 mg.
Người trưởng thành: Đái tháo đường type 2:
Liều khởi đầu: uống 1-2 mg sau ăn sáng; có thể tăng 1-2 mg mỗi 1-2 tuần; không được vượt quá 8 mg/ ngày.
Đổi thuốc từ một thuốc hạ đường huyết đường uống khác: cần giám sát cẩn thận bệnh nhân trong 1 đến 2 tuần khi chuyển từ thuốc sulfonylurea có thời gian bán thải kéo dài sang glimepiride, có thể xảy ra nguy cơ chồng lấn tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này.
Cân nhắc liều dùng: sử dụng đơn trị liệu hoặc nếu có đáp ứng glucose máu với glimepiride là không đủ tại liều tối đa có thể phối hợp với metformin hoặc insulin
Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.
Người già: hạ đường huyết kéo dài được báo cáo khi sử dụng, duy trì hiệu chỉnh liều, giám sát các triệu chứng hạ hoặc tăng đường huyết.
Sử dụng đường uống liều 1 mg/ ngày; hiệu chỉnh liều hàng tuần để chánh hạ đường huyết.
Người suy thận: đường uống 1mg/ ngày; hiệu chỉnh liều dựa trên nồng độ glucose máu lúc đói.
Suy gan: chưa được nghiên cứu, chưa có các khuyến cáo ở bệnh nhân suy gan nặng; liệu pháp ban đầu với 1mg đường uống/ ngày và hiệu chỉnh liều cẩn thận

Lưu ý và thận trọng

Bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết nặng: người già, suy nhược, suy dinh dưỡng, suy tuyến thuộng thận hoặc tuyến yên, nhiễm trùng, sốt, chấn thương hoặc phẫu thuật.
Sử dụng thận trong với người suy thận, suy gan.
Tăng nguy cơ tử vong do các biến có tim mạch .
Người dị ứng với các dẫn xuất sulfonamide khác có thể dị ứng với glibenclamid
Hạ đường huyết khó có thể phát hiện ở bệnh nhân có bệnh thân kinh thực vật
Thiếu máu, tan máu có thể diễn ra với bệnh nhân thiếu hụt G6PD khi điều trị bằng các sulfonylurea
Giữ nước làm trầm trọng tình trạng bệnh hoặc dẫn đến suy tim
Sử dụng phối hợp với insulin và sử dụng với nhóm I, II NYHA điều trị suy tim sung huyết có thể tăng nguy cơ của các biến cố tim mạch
Nguy cơ tiềm ẩn của biến cố thiếu máu cơ tim cục bộ so với giả dược được báo cáo trong các nghiên cứu đa phân tích, nhưng không được xác nhận trong thử nghiệm dài hạn biến cố thiếu máu cơ tim cúc bộ so với metformin hoặc sulfonylurea
Chế độ liều liên quan đến phù, tăng cân và thiếu máu có thể diễn ra.
Phù hoàng điểm cũng đã được báo cáo
Tăng các biến cố gẫy xương cũng đã được báo cáo
Phụ nữ có thai: Cảnh báo mức độ C. Nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng insulin trong thời kì mang thai để kiểm sóat tối ưu nồng độ glucose máu.
Bà mẹ cho con bú: Thuốc có thể phân bố qua sữa ở chuột, các thuốc sulfonylurea cũng phân phối được qua sữa mẹ. Sử dụng glimepiride trong trường hợp này không được khuyến cáo. Nếu liệu pháp đường uống không tiếp tục và chỉ có thay đổi chế độ ăn là không đủ để kiểm soát tối ưu đường huyết, cần cân nhắc sử dụng insulin.
Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả không được xác định ở trẻ em < 16 tuổi.
Người cao tuổi: tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng và khó có thể quan sát ở người già. Có thể tăng nguy cơ các phản ứng có hại bởi tuổi tác liên quan đến chức năng thận. Theo dõi chức năng thận được khuyến cáo và cần thận trọng khi lựa chọn liều lượng.
Suy gan: tăng nguy cơ hạ đường huyết, tồn trữ thuốc đã được khuyến cáo
Suy thận: giảm độ thanh thải. Tăng nguy cơ hạ đường huyết. Tồn trữ thuốc đã được khuyến cáo.

Tương tác thuốc

Thuốc được chuyển hóa qua enzyme gan CYP 2C9, tương tác dược động học có thể xảy ra khi dùng đồng thời các thuốc ức chế và hoạt hóa enzyme CYP2C9
Thuốc kiên kết mạnh với protein huyết tương, các tương tác dược động học có thể xảy ra khi dùng cùng các thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương khác.
Tương tác dược lực học xảy ra khi phối hợp cùng các thuốc hạ đường huyết khác
Các thuốc điển hình:

  • ACEI và chẹn kênh canxi: không có bằng chứng của các tương tác có hại nghiêm trọng trong các nghiên cứu lâm sàng
  • Các thuốc kháng nấm: làm tăng tác dụng hạ đường huyết, hạ đường huyết nghiêm trọng đã được báo cáo. Không rõ liệu tương tác xảy ra với thuốc kháng nấm khi dùng đường tiêm tĩnh mạch, tai chỗ, hay đặt âm đạo.
  • Các thuốc chẹn beta adrenergic: các thuốc liên kết với protein huyết tương cao có thể đẩy glimepiride khỏi liên kết làm tăng dạng tự do và tăng tác dụng hạ đường huyết. Cần giám sát cẩn thận biến chứng hạ đường huyết khi bắt đầu phối hợp hoặc mất kiểm soát glucose khi ngừng điều trị. Ngoài ra, khi phối hợp với propranolol, còn làm tăng nồng độ trong máu, thời gian bán thải và giảm độ thanh thải của glimeperid.
  • Cloramphenicol: liên kết mạnh với protein huyết tương, đẩy glimeperid thành dạng tự do và tăng tác dụng hạ đường huyết. Cần giám sát chặt chẽ nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng khi bắt đầu phối hợp hoặc mất kiểm soát đường huyết khi ngừng điều trị.
  • Corticocosteroid: làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glimeperid.
  • Các thuốc chống đông đường uống: thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương đẩy glimeperid thành dạng tự do và tăng tác dụng hạ đường huyết.
  • Thuốc lợi tiểu: làm giảm tác dụng hạ đường huyết của thuốc.
  • Nsaid: tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc. Không có các bằng chứng về các tương tác nghiêm trọng trên lâm sàng.
  • Rifampicin: giảm AUC và thời gian bán thải của glimepiride
  • Các sulfonamide: liên kết mạnh protein huyết tương đẩy glimepiride thành dạng tự do và tăng tác dụng hạ đường huyết.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với glimepiride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, dị ứng với các sulfonamid
Nhiễm ceton chuyển hóa có hoặc không có hôn mê
Đái tháo đường typ 1
Đái tháo đường thai kì biến chứng
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19634573
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1871402118303497
https://www.drugs.com/monograph/glimepiride.html
https://www.drugbank.ca/drugs/DB00222
https://reference.medscape.com/drug/amaryl-glimepiride-342707
https://newdrugapprovals.org/2018/02/05/glimepiride/
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây