Tổng quan về ho mạn tính và ảnh hưởng đối với sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tổng quan về ho mạn tính và ảnh hưởng đối với sức khỏe được biên dịch bởi BS. CK1 Hồ Thị Hoài Thu và BS. Trần Minh Dũng từ Sách “Ho Mạn Tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị” của tác giả Seth H. Dailey and Johnny P. Mai.

1. Sơ lược về Ho mạn tính

Ho là hành động tống không khí khỏi phổi một cách nhanh chóng kèm theo âm thanh rõ ràng.

Ho là chức năng bảo vệ thiết yếu của cơ thể, giúp làm sạch bụi bẩn khỏi đường dẫn khí và duy trì sự trao đổi khí trong phổi. Với vai trò bảo vệ, ho ngăn ngừa những biến chứng đe dọa tính mạng. Trong một ví dụ ít gặp, viêm phổi được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân chấn thương cột sống bị liệt thần kinh vận động dẫn đến mất phản xạ ho. Ho đôi khi do chủ động, nhưng thường lại là phản ứng thụ động chống lại tác nhân kích thích hóa học hoặc môi trường. Mặc cho vai trò quan trọng của ho trong làm sạch đường dẫn khí, nhưng ho kéo dài mà không có yếu tố kích thích phù hợp có thể trở thành bệnh lý.

Ho được phân loại thành cấp, bán cấp, mạn tính dựa trên thời gian. Ho cấp tính kéo dài dưới 4 tuần và thường thứphát sau nhiễm siêu vi. Ho kéo dài từ 8 tuần trở lên được định nghĩa là mạn tính, và khoảng thời gian ở giữa được xem là bán cấp.

Mặc dù chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng cách phân loại theo thời gian này đã được sự đồng thuận của cả Hiệp hội Mỹ và Châu Âu.

Mục tiêu của chương này là để giới thiệu cho người đọc nguyên nhân thông thường của ho mạn tính. Điều trị ho mạn tính sẽ được thảo luận nếu liên quan đến chẩn đoán. Việc thảo luận chuyên sâu về điều trị ho sẽ được nhắc đến ở các chương tiếp theo.

Ngoài việc trình bày những nguyên nhân đa dạng và chẩn đoán ho ở các chương kế tiếp, chương này cũng đề cập những tác động kinh tế của ho mạn tính. Trên hết, chương này cũng liên kết bệnh học của các cơ quan với điều trị bệnh nhân ho mạn tính. Bằng cách nhấn mạnh những tác hại trên cơ thể của người ho mạn tính, tài liệu này sẽ hướng dẫn hàng loạt bác sĩ lâm sàng đang điều trị ho mạn tính nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bệnh nhân của mình.

Hình ảnh ho mạn tính
Hình ảnh ho mạn tính

2. Sinh lý ho

2.1. Sinh lý bệnh ho

Một phản xạ được định nghĩa là một chuyển động không cố ý hoặc gần như tức thời để đáp trả lại một kích thích. Theo định nghĩa, ho gần như là một phản xạ nhằm làm sạch cây khí phế quản giúp trao đổi khí. Ho, không giống các phản xạ khác của người như phản xạ đồng tử với ánh sáng hoặc phản xạ nắm tay Palmar, nó đặc biệt quan trọng để duy trì sự sống.

Sinh lý cơ bản của ho được chia thành bốn giai đoạn riêng biệt được xác định bởi hành động trong từng giai đoạn đó. Sự thở vào để lấp đầy phổi là giai đoạn đầu tiên của ho. Trong giai đoạn 2, áp suất hạ thanh môn tăng khi không khí bị nén đè lên thanh môn đang đóng kín. Giai đoạn 3 được đánh dấu bằng việc bật mở thanh môn, dẫn đến tăng nhanh luồng không khí. Trong giai đoạn này, luồng không khí nhanh chóng thoát khỏi đường thở phát ra âm thanh đặc biệt, được xem là “ho”. Âm thanh của ho được công nhận và được dùng để phân biệt với thở ra gắng sức tương tự khác như hắt hơi, hắng giọng. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn hồi phục, khi thực hiện hít thở và thư giãn. Ho là một quá trình sinh lí đặc biệt có thể tạo áp lực trong lồng ngực đến 300mmHg và tốc độ dòng khí đến 500 dặm/giờ. Phản ứng kịch liệt này có thể dẫn đến tiêu tiểu không tự chủ, tràn khí màng phổi, ngất, thậm chí gãy xương sườn.

2.2. Sinh lý thần kinh của ho

Để hiểu rõ làm cách nào ho thành bệnh lý, cần phải biết về sinh lý thần kinh của ho ở trạng thái thông thường.

Về bản chất, ho cấu tạo từ 3 phần: đầu vào, xử lí, đầu ra. Bắt đầu từ kích thích đầu tận của dây hướng tâm trong cung phản xạ ho, sau đó xung điện được truyền tới trung tâm ho ở vỏ não, cuối cùng, theo dây ly tâm đến làm co cơ hô hấp, tạo ra ho.

Chú ý rằng, phần lớn những gì được biết về sinh lý bệnh – thần kinh của ho được suy luận qua quá trình nghiên cứu trên động vật, chủ yếu là chuột lang, thay vì nghiên cứu trên người. Vì lẽ đó, dù nghiên cứu có sâu rộng, vẫn còn nhiều tranh luận liên quan đến cơ chế thần kinh cảm giác chính xác của ho.

Các dây thần kinh cảm giác của đường thở bắt nguồn từ nhóm hạch của dây X vùng cổ, hiển nhiên thực tế là phẫu thuật cắt bỏ dây X hoặc gây tê tại chỗ ảnh hưởng tới thần kinh lang thang sẽ ức chế phản xạ ho. Các đầu tận của thần kinh kết thúc ở trong nhu mô phổi, đường dẫn khí trong và ngoài phổi bao gồm ngã ba khí – phế quản, khí quản và phế quản chính. Hiện không có lược đồ phân loại nào mô tả rõ ràng những dây thần kinh hướng tâm của đường dẫn khí, với mức độ không đồng nhất trong nhóm. Điều này nói lên, có sự đồng thuận rằng trong các sợi hướng tâm gây ho chủ yếu, có những thụ thể đau bị kích thích bởi các chất hóa học và phương tiện cơ học, tạo thành ranh giới nơi các dây hướng tâm bị chia tách bởi khả năng đáp ứng sinh lý của chúng với kích thích

Thụ thể căng là những dây hướng tâm trong phổi bị kích thích bởi yếu tố cơ học. Khi kích hoạt bởi sự thay đổi trong dung tích phổi, phù nề đường thở, hoặc co thắt cơ trơn, thụ thể căng hướng tâm trong phần thấp của cây khí phế quản và nhu mô phổi sẽ dẫn truyền những điện thế ở tốc độ 10 – 20 m/s tới nhóm tế bào nằm ở nhóm hạch dưới. Những thụ thể căng còn được chia thành các thụ thể thích ứng nhanh và thụ thể thích ứng chậm. Cái trước hoạt động mạnh hơn trong pha hoạt động của chu kì hô hấp, và cái sau thì hoạt động mạnh hơn xuyên suốt chu kì hô hấp. Các thụ thể căng giúp điều hòa chu kì hô hấp, nhưng vai trò của chúng trong duy trì ho vẫn không chắc chắn.

Một loại thụ thể thứ 3 nhạy cảm với tác nhân cơ học được mô tả lần đầu bởi Widdicombe vào năm 1954. Không giống như thụ thể căng, những sợi này chỉ tìm thấy trong đường dẫn khí ngoài phổi và thích ứng với kích thích cơ học điểm hơn là kích thích căng. Những thụ thể này nhanh chóng dẫn truyền điện thế hoạt động trong dây lang thang hướng tâm có bao myelin với tốc độ chậm hơn chỉ ở 5m/s, gây ra tranh luận về tính độc đáo của các thụ thể này với thụ thể căng. Khi mô tả ban đầu, những thụ thể này được gọi là thụ thể Widdicombe, sau đó là thụ thể kích thích, nhưng hiện tại thường được gọi đơn giản là thụ thể ho.

Thụ thể hóa học, như tên gọi của nó, không liên quan đến kích thích cơ học, đòi hỏi gấp 100 lần so với ngưỡng cần thiết cho thụ thể cảm nhận cơ học. Thay vào đó, thụ thể hóa học nhạy cảm với các chất trung gian được tìm thấy trong quá trình viêm, kích ứng, và thay đổi nồng độ pH. Thông thường, thụ thể đau hóa học được xác định bởi sự hiện diện của kênh ion TRPV1. Thụ thể gắn capsaicin (TRPV1), là thành phần hoạt động được chiết xuất từ ớt và cũng là tác nhân có khả năng gây ho. Ái lực gắn của TRPV1 tăng lên với chất trung gian được tìm thấy trong quá trình viêm bao gồm bradykinins, prostaglandins, adenoise, và serotonin, cũng như những chất kích thích bao gồm nicotine và ozone. Có thể thấy sự tăng quá mức của TRPV1 ở bệnh nhân ho mạn tính.

Thụ thể cảm nhận hóa học liên quan rập khuôn với những sợi hướng tâm không có bao myelin (C-fibers), được phân loại theo tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động của nó, khoảng từ 1-2m/s. Dù C-fibers là loại hướng tâm phổ biến nhất liên quan đến thụ thể cảm nhận hóa học, các dây hướng tâm với tốc độ dẫn truyền 6m/s được gọi là dây hướng tâm alpha-delta, cũng được chứng minh có dẫn truyền điện thế hoạt động từ thụ thể cảm nhận hóa học.

Bảng 1-1 cung cấp một bản tóm tắt về các dây hướng tâm ở trong và ngoài lồng ngực liên quan đến ho

Theo kinh nghiệm cá nhân với ho tự ý, và kềm chế ho có chủ ý, rõ ràng có một vùng kiểm soát sinh lý ho ở vỏ não. Nằm ở phần sau của não bộ, trung tâm khởi phát ho nhận dây X hướng tâm qua nhân bó đơn độc (X). Cơ chế ho thông qua xử lí trung ương được chứng minh qua hiệu quả của liệu pháp giả dược, thường giúp giảm ho.

2.3. Nguyên nhân thường gặp của ho mạn tính

Các cuộc thảo luận tiếp theo nhằm giới thiệu đầy đủ cho người đọc những nguyên nhân thông thường của ho mạn tính. Đánh giá chuyên sâu mỗi nguyên nhân sẽ được trình bày ở chương tiếp theo. Hơn nữa, mặc cho các mô tả dưới đây bàn luận từng nguyên nhân thường gặp của ho mạn tính một cách đơn độc, điều quan trọng là người đọc đánh giá bản chất đa nhân tố của ho mạn tính. Có tới 93% nguyên nhân của ho là do nhiều nhân tố, việc xác định chính xác khái niệm làm chậm trễ chẩn đoán cũng như sự thất vọng của cả bác sĩ và bệnh nhân.

Bảng 1-1. Dây lang thang hướng tâm của đường dẫn khí trong và ngoài lồng ngực

Thụthể căng Thụ thể ho (widdicombe) Thụ thể cảm nhận hoá học
Vị trí: trong phổi Vị trí: ngoài phổi Vị trí:

trong và ngoài phổi

Tốc độ dẫn truyền 10- 20m/s Tốc độ dẫn truyền 5m/s Tốc độ dẫn truyền: C-fi- bers 1-2m/s

Aδ fibers 6m/s

Tác nhân kích thích: Thích ứng nhanh – Pha động của quá trình hô hấp

Thích ứng chậm – Pha tĩnh của quá trình hô hấp

Tác nhân kích thích:

điểm cơ học

Tác nhân kích thích: Bradykinins, prostaglan- dins,adenosine, serotonin, pH, capsaicin

 

3. Hen

Hen như là một nguồn ho mạn tính nên luôn có sự khác biệt. Bệnh nhân hen có biểu hiện kinh điển với khò khè, khó thở và ho với tính chất đảo nghịch không liên tục. Tuy nhiên những triệu chứng này không phải chỉ có ở bệnh nhân hen mà còn thấy ở nhiều bệnh đường hô hấp khác. Vài độc giả quen thuộc với thuật ngữ Bệnh kích ứng đường hô hấp RAD, một thuật ngữ không chính xác dùng để mô tả triệu chứng thoáng qua của ho và khò khè khi thiếu chẩn đoán xác định Hen.

Đa phần ở người lớn sẽ được chẩn đoán hen vì 75% bệnh nhân được chẩn đoán từ trước 7 tuổi, mặc cho hen có thể được chẩn đoán ở bất kì độ tuổi nào. Do đó, đây không phải định nghĩa của hen hoặc chẩn đoán cần thiết, quan trọng là sự thừa nhận nhận mối liên hệ giữa ho và hen.

Ho mạn tính có thể là biểu hiện duy nhất của hen, khi đó được gọi là Hen biến thể ho mạn tính. Irwin và cộng sự đã tìm ra trong nghiên cứu tiền cứu trên 102 bệnh nhân ho mạn tính thì ho là triệu chứng duy nhất ở 28% bệnh nhân được chẩn đoán hen.

Hen tăng bạch cầu ái toan, được phân biệt bởi nồng độ cao bạch cầu ái toan trong huyết thanh, đờm và mô. Là một dạng hen đặc biệt nghiêm trọng. Dù nó chỉ chiếm 5% các trường hợp hen, nhưng đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở hen nặng và thường được chẩn đoán ở người lớn từ 35-50 tuổi. Viêm phế quản có tăng bạch cầu ái toan là tình trạng với biểu hiện tương tự với tăng bạch cầu ái toan, nhưng khác ở chỗ bệnh nhân không tắc nghẽn đường thở điển hình và không đáp ứng với thuốc giãn phế quản, trong khi đó là dấu hiệu xác định hen. Vì viêm phế quản bạch cầu ái toan không đáp ứng với test kích thích phế quản, chẩn đoán dựa trên đáp ứng với corticosteroids hít theo kinh nghiệm. Vẫn chưa rõ liệu viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan có tách biệt với chẩn đoán hen hay đại diện cho một tình trạng thuộc phổ lâm sàng của hen hay không. Bất kể bệnh nhân viêm phế quản bạch cầu ái toan luôn xuất hiện với ho, hay được kích hoạt bởi các dị nguyên hô hấp.

3.1. Trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược họng thanh quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trong đó dịch dạ dày chảy ngược liên tục từ dạ dày lên thực quản. Có đến 50 đợt trào ngược được xem là sinh lý, do đó, để phân loại GERD, trào ngược phải gây biến đổi mô hoặc gây ra triệu chứng. Nó thường gọi là ợ nóng, các triệu chứng của GERD thường biểu hiện với cảm giác nóng rát ở ngực. Không hiếm thấy cơn đau chuyển tới họng cùng cảm giác tắc nghẽn họng (globus pharyngeus). Quan trọng hơn, GERD là nguyên nhân thường gặp của ho mạn tính. Khi trào ngược đến họng thanh quản (gồm thanh quản và hạ họng), thuật ngữ trào ngược họng thanh quản (LPR) được sử dụng. Không giống như GERD, LPR không bao giờ được coi là sinh lý.

Trào ngược được phân loại thành acid hay không acid dựa trên việc trào ngược có pH <4 hoặc >4, một cách tương ứng. Thang điểm Demeester nhằm mụ đích đánh giá khách quan nồng độ pH dạ dày và thường được sử dụng trong các nghiên cứu về trào ngược. Thang điểm Demeester được xác định dựa trên tính toán từ 6 thông số, bao gồm phần trăm tổng thời gian pH < 4, pH < 4 khi ở tư thế thẳng đứng và nằm ngửa, số lần trào ngược, đợt trào ngược > 5 phút, và đợt trào ngược dài nhất.

Điểm tổng từ 14.72 cho thấy trào ngược. Sự khác biệt này rất quan trọng giữa bệnh nhân trào ngược acid được kiểm soát tốt vẫn có thể bị ho mạn tính với hiện diện trào ngược không acid.

Cơ chế sinh lí bệnh mà GERD/LPR gây ra ho mạn tính vẫn chưa được hiểu rõ, dù có vài giả thuyết được đưa ra. Trào ngược dạ dày, ngoài việc chứa acid hydrochloric, đồng thời cũng chứa enzyme tiêu hóa, đặc biệt là pepsin. Pepsin được hình thành từ pepsinogen, là tiền chất chưa hoạt hóa của nó, trong môi trường đòi hỏi độ pH thấp và do vậy, nó hoạt động hiệu quả nhất trong dạ dày. Những thí nghiệm cũng chứng minh rằng sự chuyển đổi này của pepsinogen thành dạng hoạt động có thể diễn ra ở môi trường acid yếu lên đến pH=6, một giá trị mà tại đó việc điều trị trào ngược đạt hiệu quả tột. Hơn nữa, pepsin nằm lại vùng thanh quản sau 1 đợt trào ngược, có thể được hoạt hóa khi đợt trào ngược dạ dày kế tiếp diễn ra. Pepsin cũng gây hại qua những cơ chế độc lập mới, được Johnston và cộng sự công bố. Trong nghiên cứu của Johnston, pepsin bất hoạt được mô ngoài thực quản thực bào một vào trong tế bào, pepsin sẽ được hoạt hóa, làm tổn thương ti thể và nội bào.

3.2. Hội chứng ho đường hô hấp trên

Hội chứng ho đường hô hấp trên (UACS) hiện là thuật ngữ ưa dùng hơn cho tình trạng trước đây được phân loại là chảy mũi sau và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của ho mạn tính. Thuật ngữ sau hiện không được dùng, vì đến 20% bệnh nhân mắc UACS không cảm thấy hay thuật lại về tình trạng chảy ngược dịch nhầy xuống đường hô hấp trên.

Thực tế là, ho mạn tính có thể là biểu hiện duy nhất của UACS. Sự vận chuyển dịch tiết mũi xoang xuống họng là quá trình sinh lí bình thường ở cá thể khỏe mạnh, và chảy mũi sau đơn độc là không đủ để giải thích cơ chế ho mạn tính.

Định nghĩa về UACS vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ định nghĩa UACS là một hội chứng đặc trưng bởi ho mạn tính liên quan tới bất thường đường hô hấp trên. Như đã nói ở trên, đó là sự tổ hợp các triệu chứng bao gồm chảy mũi sau, từ đó sử dụng như là thuật ngữ cho hội chứng. Khó khăn trong việc xácđịnh một định nghĩa là do hiện không có xét nghiệm khách quan nào để chẩn đoán xác định UACS. Cuối cùng, chỉ có đáp ứng với điều trị sẽ định nghĩa được UACS. Thú vị là, chảy mũi sau được xem như nhiều triệu chứng hơn tình trạng đơn độc, và nguyên nhân có lẽ do đa nhân tố, bao gồm LPR, dị nguyên, và tác nhân môi trường gây viêm nhiễm với hậu quả là tạo ra chất nhầy.

3.3. Viêm phế quản mạn

Viêm phế quản mạn, cùng với khí phế thũng, đại diện cho tình trạng liên tục gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khí phế thũng là tình trạng nơi thành phế nang trong phổi bị suy yếu và ứ khí tăng dần, gây ra khó thở, trong khi viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là có sự ho khạc đàm kéo dài ít nhất 3 tháng trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Nhiều bệnh nhân có đặc điểm của cả viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, do đó, thuật ngữ tổng quát COPD được dùng.

Hút thuốc lá, dù là chủ động hay thụ động, đều là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ tiến triển tới viêm phế quản mạn tính, do đó thuật ngữ “ho ở người hút thuốc” thường liên quan với tình trạng này. Các chất độc trong khói thuốc lá dẫn đến viêm phế quản dưới. Tình trạng viêm này dẫn đến tăng tiết nhầy từ tế bào đài và giảm chức năng của lông chuyển, cả hai đều dẫn đến ho khan, ho khạc đàm. Nghịch lý là, những bệnh nhân cần được tư vấn rằng mức độ và tần suất của cơn ho có thể tạm thời nặng lên sau khi dừng hút thuốc. Việc ngưng hút thuốc giúp lông chuyển phục hồi chức năng dọn sạch đường hô hấp thông thường từ cây khí phế quản tới vùng thanh quản, kích thích ho.

3.4. Nguyên nhân ho mạn tính khác

Mặc dù GERD/LPR, hen, và hội chứng ho hô hấp trên vẫn là nguyên nhân phổ biến của ho mạn tính, các bác sĩ nên nghĩ đến nhiều chẩn đoán phân biệt khác, vì có nhiều bệnh lí và tình trạng khác liên quan đến ho.

Ở vài bệnh nhân, thậm chí sau khi khám sức khỏe toàn diện, nguyên nhân của ho mạn tính vẫn không thể xác định. Thuật ngữ dùng để mô tả tình huống này là vô căn, không giải thích được, khó chữa, khó điều trị, kháng trị, ho thần kinh phế vị sau nhiễm siêu vi. Bất kể dùng thuật ngữ nào, chẩn đoán này là một chẩn đoán loại trừ. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trào ngược không acid ở miệng thực quản và họng bị bỏ sót bởi test pH kinh điển, chỉ có kết hợp với phương pháp đo trở kháng lòng thực quản – họng thanh quản nhiều kênh cùng đo PH là có khả năng phát hiện các chẩn đoán bỏ sót trước đó của ho do trào ngược.

3.5. Tiền sử

Vì tính chất dai dẳng của triệu chứng dẫn đến thất vọng, không hiếm thấy bệnh nhân cung cấp tiền sử hời hợt, che khuất nhiều chi tiết liên quan. Tiền sử nên tập trung vào hầu hết các nguyên nhân gây ho mạn tính, và tiếp tục đánh giá những nguyên nhân ít gặp của ho mạn tính

Dù cho bất kì nhận định nào của bệnh nhân, một tiền sử chi tiết và kiểm tra thể chất cẩn thận là điều tối quan trọng trong đánh giá ho mạn tính. Thông tin quan trọng nhất nắm được khi phát triển chẩn đoán phân biệt là khoảng thời gian. Để xem xét, ho cấp tính được định nghĩa bởi sự hiện diện của ho < 3 tuần, trong khi ho mạn tính có khoảng thời gian > 8 tuần, khoảng thời gian còn lại được cho là bán cấp.

Bệnh nhân nên được hỏi về việc kích thích gây ho. Tác nhân phổ biến bao gồm tiếp xúc với khói độc và nước hoa, thay đổi nhiệt độ không khí, dị nguyên môi trường và tư thế. Với rất nhiều các nguyên nhân gây ho, các yếu tố kích hoạt phù hợp có thể giúp thu hẹp chẩn đoán phân biệt. Ví dụ, ở bệnh nhân bị ho nặng sau ăn hoặc nằm ngửa, trào ngược họng thanh quản là chẩn đoán hợp lý hơn hen.

Việc hỏi kĩ tiền căn gia đình hoặc bản thân với bệnh lí dị ứng có thể ủng hộ chẩn đoán viêm mũi dị ứng, hen, hoặc UACS, với bối cảnh lâm sàng phù hợp.

3.6. Tổng quan về thuốc

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) là một nhóm thuốc hạ áp được sử dụng điều trị ban đầu thay thế betablocker và lợi tiểu. Các tài liệu báo cáo tỉ lệ mới mắc 2%-33% của ho mạn tính khi dùng ACEI. Như vậy, thậm chí khi xem xét các ước tính thận trọng nhất về tỷ lệ lưu hành, với 162 triệu đơn thuốc ACEI được phân phối hàng năm tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân bị ho mạn tính thứ phát do ACEI là đáng kể. Ở những bệnh nhân trình bày cụ thể để đánh giá ho, một nghiên cứu tiến cứu gần đây đã trích dẫn ACEI là nguyên nhân trong 1-3% số trường hợp. Điều quan trọng cần lưu ý là ho có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi dùng ACEI, thậm chí sau nhiều năm mà không có tác dụng phụ gây ho có ý nghĩa, và ho không phụ thuộc vào liều. Phương pháp hiệu quả duy nhất để giảm ho do thuốc ACEI là chấm dứt dùng thuốc. Ho mạn tính do ACEI có thể tồn tại sau khi ngừng điều trị, như vậy, không thể loại trừ nguyên nhân này cho đến vài tuần sau.

3.7. Tiền sử bản thân

Các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng rượu, thuốc kích thích – đặc biệt loại hít, và tiếp xúc với thuốc lá rất quan trọng khi đánh giá bệnh nhân mới biểu hiện ho mạn tính. Những câu hỏi này có thể gây khó chịu, nhạy cảm, lo lắng, bực bội cho bệnh nhân và cần tạo được sự cởi mở, không đánh giá phán xét.

Mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá và tình trạng mạn tính như ung thư phổi, khí phế thũng, hen, bệnh tim, và, dĩ nhiên, ho đã được biết đến. theo đó, bệnh nhân nên được hỏi số lượng thuốc lá đã dùng bằng cách hỏi về thời gian hút, cách thức, và lượng. bệnh nhân mà hút thuốc lá có khả năng mắc ho mạn tính cao hơn 3 lần, và nhiều thử nghiệm tiếp xúc khói thuốc lá ở chuột lang được chứng minh làm tăng nhạy cảm với capsaicin. Việc nhận thức về tiếp xúc khói thuốc trong môi trường và thụ động cũng rất quan trọng, được biết ở mọi nơi như “hút thuốc thụ động”. Trong một phân thích cắt ngang của hơn 700 bệnh nhân không thút thuốc, Iribarren và cộng sự phát hiện ra rằng 64% bệnh nhân đã tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ít nhất 9 giờ/ tuần, mang lại sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ ho mạn tính.

Một tiền sử đầy đủ cần có tiền sử sinh hoạt. Khói thuốc lá, dù hít chủ động hay thụ động, đều là điểm cần hỏi rõ, nhưng các bác sĩ cũng nên hỏi về tiền sử nghề nghiệp vì nhiều công nhân, đặc biệt là những người trong ngành công nghiệp nặng, tiếp xúc với các chất kích thích hóa học.

Các nghiên cứu ước tính 10% ca chẩn đoán hen mới mắc là kết quả trực tiếp của việc tiếp xúc tại nơi làm việc, nêu bật tầm quan trọng của tiền sử nghề nghiệp

3.8. Khám lâm sàng

Các bác sĩ nên thực hiện khám toàn diện vùng cổ trong khi đánh giá bệnh nhân bị ho mạn tính. Hơn nữa, việc khám vùng đầu cổ không chỉ dành riêng cho bác sĩ tai mũi họng, cũng không cần các thiết bị đặc biệt.

Việc khám tổng quát được thực hiện tại phòng khám có thể phát hiện một nếp nhăn vùng trên đỉnh mũi ở lưng mũi hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch dưới mắt, gợi ý dị ứng. Thực tế, những dấu hiệu lâm sàng trên là những cử chỉ, dấu hiệu thường gặp ở người dị ứng được gọi tương ứng theo cách thông dụng là allergic salute và allergic shiners.

Hình ảnh học thanh quản, thường được thực hiện với soi thanh quản ống mềm, có thể phát hiện những dấu hiệu của GERD/LPR. Thang điểm phát hiện trào ngược (RFS) là công cụ được các bác sĩ tai mũi họng sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng phổ biến như phù hạ thanh môn, sung huyết , và tiết nhầy quá mức. Đánh giá ngoại lai của RSI khẳng định độ tin cậy tương quan và nội tại, tuy những phát hiện này vẫn khá chủ quan và không đặc hiệu cho trào ngược, nhưng chủ yếu phục vụ cho chẩn đoán trên tiền sử. Khám soi ống mềm không chỉ hữu dụng trong việc hình dung tác động của GERD/ LPR, mà còn nhiều bệnh hệ thống khác cũng thể hiện trên kết quả nội soi thanh quản. Sarcoidosis là một tình trạng ảnh hưởng nhất tới thượng thanh môn của thanh quản với dây thanh, còn gọi là thanh môn, là vị trí thường gặp của amyloidosis (thoái hóa bột). Trong khi đó bệnh u hạt với viêm đa giác mạc (bệnh Wegener) thường gặp ở hạ thanh môn. Ta có thể nhớ bệnh hệ thống của thanh quản với cụm từ S-A-W, mô tả tiện lợi vị trí thường gặp của bệnh lí từ đầu tới đuôi – sarcoid ở thượng thanh môn, amyloid ở thanh môn, và bệnh Wegener ở hạ thanh môn.

Việc thảo luận về khám lâm sàng hô hấp sau khi khám đầu cổ có lẽ làm vài độc giả ngạc nhiên. Phải thừa nhận rằng, nhấn mạnh khám đầu cổ có thể gây phản trực giác khi ho được điểu khiển về mặt sinh lý bởi sự thoát nhanh không khí khỏi phổi. những dấu hiệu khi khám phổi không đặc hiệu. Ví dụ, thở khò khè có thể là dấu hiệu của hen, nhưng cũng hiện diện trong COPD, khí phế thũng hoặc suy tim.

4. Chẩn đoán hỗ trợ

4.1. Hình ảnh

Phim Xquang ngực là công cụ hỗ trợ chẩn đoán căn bản nhất để xác định ho. Những dấu hiệu khi Chụp Xquang thấy trên phim nên được giải quyết nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến bệnh lí ác tính. Chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) có độ phân giải vượt trội khi so sánh với phim Xquang ngực. trong thử nghiệm lâm sàng lớn so sánh LDCT với phim XQ ngực, LDCT được phát hiện làm giảm tỷ lệ tử vong ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 55-74 với tiền sử hút thuốc lá 30 gói.năm với sức khỏe khá tốt. Tuy nhiên, mặc dù có độ phân giải vượt trội, tiện ích của LDCT như một công cụ sàng lọc thường bị giới hạn bởi tỉ lệ dương tính giả cao. Những kết quả dương tính giả ngẫu nhiên bắt buộc bệnh nhân phải khám sức khỏe toàn diện có xâm lấn trong khi phải chịu thêm chi phí.

Vẫn còn nhiều tranh luận trong y văn về xét nghiệm tầm soát tối ưu đối với ung thư phổi, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo dùng LDCT như một công cụ sàng lọc ở bệnh nhân phù hợp, trái với XQ ngực, thực hiện tại các trung tâm có số lượng lớn LDCT để hạn chế khả năng dương tính giả.

Chụp cắt lớp vi tính CAT mũi xoang có thể dùng để hỗ trợ, đặc biệt ở bệnh nhân nghi ngờ UACS mà thất bại với điều trị theo kinh ng- hiệm trước đó. Những dấu hiệu quan trọng trên CAT scans bao gồm dày niêm mạc mũi xoang và bệnh lý polyp mũi, làm tăng khả năng chẩn đoán UACS. CAT scan không cản quang được là phương tiện hình ảnh được ưu tiên trong mũi xoang, trái với chụp cộng hưởng từ, có tỉ lệ dương tính giả còn cao hơn CAT scans. CAT scans nên được dùng thận trọng vì chi phí cao và khả năng phơi nhiễm xạ, và được chỉ định dựa trên tiền sử. Ví dụ, không nên chỉ định CAT scan trong khi những triệu chứng mũi xoang nghi ngờ một đợt cấp (đợt cấp 1).

Đầu dò pH kép vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán LPR và nên phối hợp với test (kiểm tra) trở kháng đa kênh. Kiểm tra đầu dò kép cho thấy độ nhạy 50-80%. Test (kiểm tra) trở kháng cho phép chẩn đoán trào ngược không acid.

4.2. Bảng đánh giá bệnh nhân

Bảng câu hỏi ho của Leicester LCQ là bảng đánh giá giới hạn tập trung chủ yếu vào chất lượng cuộc sống khi đề cập về ho mạn tính. LCQ bao gồm 19 đề mục được tính điểm theo Thang Likert 7 điểm, chia thành các lĩnh vực: xã hội, thể chất và tâm lý. Bảng kiểm tra dễ dàng giúp bệnh nhân ngoại trú tự đánh giá, chỉ <5 phút để hoàn thành. Một lợi thế của LCQ là khả năng can thiệp lặp lại và đáp ứng nhanh, khiến nó phù hợp để theo dõi tiến trình hiệu quả điều trị.

Bảng điều tra chất lượng cuộc sống liên quan ho CQLQ là bảng đánh giá khác được công bố bởi Hội lồng ngực Hoa Kỳ. CQLP, cũng như LCQ, là bảng kiểm tra tự đánh giá hiệu quả và bao gồm 28 mục trên thang điểm 4 theo Linkert. CQLQ có thể được đánh giá bệnh nhân vừa có ho cấp tính và mạn tính với độ tin cậy và chính xác cao.

4.3. Ảnh hưởng của ho

Sự khó chịu do ho là trải nghiệm thường gặp, chủ yếu trong đợt cấp của nhiễm trùng hô hấp trên. Hàng năm, ước tính rằng có 27 triệu lượt khám ngoại trú vì ho và là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dù cực kì phổ biến, nhưng ho và đặc biệt là ho mạn tính vẫn là một thách thức cho các nhà lâm sàng trong vấn đề chẩn đoán và điều trị. Ho mạn tính cực kì phổ biến, tỉ lệ hiện mắc từ 10-20% dân số. Giống như là tỉ lệ hiện mắc phải không đúng mức cho rằng số ít bệnh nhân không điều trị y khoa, cũng như ho ở vài bệnh nhân gây khó chịu ít hoặc vì bệnh mạn tính, vài bệnh nhân sống cam chịu.

4.4. Ảnh hưởng đến kinh tế

Như đã đề cập, ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến bệnh nhân đến thăm khám ở tuyến cơ sở. Đáng kinh ngạc là ước tính từ một báo cáo trong vòng 20 năm nói đến việc tiêu tốn gần 250 triệu đô hàng năm cho lozenges kẹo ngậm trị ho ở Mỹ – một con số đáng kinh ngạc và chắc chắn còn cao hơn nữa.

Một phân tích chi phí của các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu và quy trình khi một bệnh nhân bị ho mạn tính được trình bày ở Bảng 1-2. Nó đề cập rằng các xét nghiệm được liệt kê tập trung vào những nguyên nhân gây ho phổ biến nhất, và một bệnh nhân mắc nguyên nhân đặc biệt độc nhất hoặc bệnh nhân khó chữa mà bắt buộc điều trị dai dẳng sẽ chịu thêm chi phí chăm sóc sức khỏe phát sinh.

Bảng 1-2 Chi phí không bảo hiểm của Khám sức khỏe đặc trưng cho bệnh nhân mắc bệnh ho mạn tính.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xquang ngực                                                                   $268.00

CTscan Xoang                                                                  $2581.00

XQuang thực quản cản quang với Barium     $1496.00

Xét nghiệm thông thường

Xét nghiệm dị ứng                                                        $242.00

Đo trở kháng pH                                                            $2595.00

Hô hấp kí                                                                            $537.00

Phí khám bệnh Chăm sóc ban đầu Khoa tai mũi họng

Khoa hô hấp                                                                     $2690.00

Khoa dị ứng Khoa tiêu hóa

Tổng chi phí                                                                      $10409.00

 Chú ý: Số tiền khác nhau tùy địa điểm và kết quả này được ước tính dựa trên các khu vực đô thị lớn với dân số khoảng 250000.

4.5. Chất lượng cuộc sống

Nghiên cứu ho mạn tính là một vấn đề học thuật, không giúp làm giảm số bệnh ho. Ho mạn tính có thể làm suy nhược về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt nản lòng ở những người ho không xác định. Thậm chí ở những bệnh nhân có nguyên nhân ho được xác định, không hiếm thấy bệnh nhân trì hoãn điều trị hằng tháng tới hằng năm trời vì bản chất đa yếu tố và phức tạp của ho mạn tính.

Trong một nghiên cứu cắt ngang bởi Ford và cộng sự lựa chọn ngẫu nhiên 4000 người, 12% báo cáo có ho mạn tính. Ở những bệnh nhân này, 7% báo cáo ho ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sống hàng ngày ADL ít nhất 1 tuần, 3% báo cáo ADL bị suy yếu mỗi ngày. Ho mạn tính về đêm có thể dẫn tới gián đoạn giấc ngủ đáng kể. Sự thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, khó chịu, giảm tập trung và chú ý, ảnh hưởng tới nghề nghiệp và đời sống cá nhân của bệnh nhân.

Thậm chí ở những bệnh nhân mà không báo cáo có suy yếu chức năng, việc kết luận từ nhiều nghiên cứu nói rằng có ít nhất là một phần chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Cụ thể, các bác sĩ cần lưu ý triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân ho mạn tính. Bệnh nhân có thể tự cô lập về mặt xã hội một cách tự nguyện lẫn trong tiềm thức để tránh kích hoạt cơn ho không kiểm soát được. Những hoạt động thông thường xảy ra trong hoàn cảnh tiếng ồn thấp xung quanh như buổi hòa nhạc, xem phim, và nhà thờ dễ gây lo lắng. Ho là cơ chế phòng vệ bình thường trong việc làm sạch mầm bệnh và là phản ứng với bệnh nhiễm siêu vi cấp tính thường gây ra hiểu lầm là việc gần gũi với bệnh nhân ho mạn tính có thể làm lây nhiễm cho cộng đồng. Không khó thấy có những bệnh nhân kể lại rằng họ nhận thấy sự tương tác trong xã hội giữa bạn bè và đồng nghiệp hỏi thăm bệnh nhân ho thường không có ý xấu. Bệnh nhân ho mạn tính có thể được xem như tổng trạng không khỏe mạnh dựa vào nhiều tình trạng sức khỏe liên quan với ho mạn tính như đã trình bày.

Hulme và đồng nghiệp đã điều tra các yếu tố tâm lý liên quan tới ho.

Theo nghiên cứu của họ, đánh giá những bảng kiểm tra phù hợp với sự am hiểu bệnh tật, lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi và sức khỏe tổng thể với những thứ khác, được sử dụng cho một bộ phận bệnh nhân được điều trị ở trung tâm ho chuyên biệt và cho những người không bị ho. Điều tra của họ phát hiện có sự tăng lên với lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi và triệu chứng thể chất tổng thể giữa bệnh nhân bị ho mạn tính. Trong điều tra của họ, McGarvey và cộng tác viên đã đặc biệt nghiên cứu trầm cảm ở 100 bệnh nhân mới được đưa đến trung tâm chuyên khoa ho.

Một bảng câu hỏi đa mục được thiết kế để đánh giá triệu chứng trầm cảm được chẩn đoán ở bệnh nhân bắt đầu nhập học cùng với thang điểm ho chủ quan, và lặp lại sau 3 tháng điều trị. Theo dõi thấy có sự cải thiện cụ thể cả triệu chứng ho chủ quan lẫn dấu hiệu trầm cảm với hàm ý về quan hệ nhân quả giữa ho mạn tính và trầm cảm.

5. Bàn thêm ngoài lề: ho mạn tính được điều trị bằng tiếp cận đa chuyên ngành

Một lần nữa, do một phần đáng kể ho mạn tính là do nguyên nhân đa yếu tố, không ngạc nhiên khi nói ho mạn tính dai dẳng đầy thách thức, nó quả thật cần một phương pháp tiếp cận đa chuyên ngành. Do hầu hết các nguyên nhân phổ biến của ho mạn tính là hen, GERD/LPR, và UACS, thật hợp lí khi đánh giá bệnh nhân đầu vào với chuyên gia hô hấp, tiêu hóa, và tai mũi họng hoặc dị ứng một cách tương ứng. Có một số lượng hạn chế các nghiên cứu chi tiết về điều trị ho mạn tính với thay đổi hành vi.

Những nghiên cứu được tình bày đề nghị điều trị có định hướng bằng lời nói – ngôn ngữ – bệnh học có thể hữu ích, đặc biệt những bệnh nhân ho mạn tính dai dẳng. Vì thế, chúng tôi tán thành đưa các nhà bệnh học, âm ngữ trị liệu trong vào lực lượng chuyên gia. Soni và cộng sự, khi nghiên cứu về ho mạn tính đã đề cập tới chuyên ngành thanh quản học, trung tâm điều trị bệnh thanh quản cấp ba, phát hiện tỉ lệ mới mắc của 50% ở những người điều trị dai dẳng. Ở những bệnh nhân này, 85% báo cáo giải quyết hoặc gần như giải quyết hoàn toàn triệu chứng ho với việc bao gồm điều trị thay đổi hành vi dưới sự hỗ trợ của chuyên gia ngôn ngữ trị liệu. Trung bình, bệnh nhân báo cáo cần điều trị 2 đợt trước khi nhận ra sự cải thiện và khoảng thời gian điều trị là 6.5 tháng cho những bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Trong dân số ho mạn tính, nơi những bệnh nhân cực kì mong muốn tốt hơn và có thể hòa hợp tốt với triệu chứng thể chất của họ, cải thiện bằng bất kì can thiệp nào do hiệu ứng giả dược nên được cân nhắc. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Vertigan và cộng sự báo cáo trong phát hiện của họ từ nghiên cứu mẫu đơn ngẫu nhiên so sánh can thiệp âm ngữ trị liệu với can thiệp placebo ở bệnh nhân ho mạn tính dai dẳng để điều trị y khoa. Nhóm điều trị được giáo dục về bản chất ho mạn tính, dạy những kĩ thuật kìm nén và vệ sinh giọng nói, cũng như được tư vấn, trong khi những bệnh nhân điều trị placebo được giáo dục lối sống lành mạnh tổng quát. Trong khi cả hai nhóm đều hưởng lợi với việc cải thiện hít thở, giọng nói và giảm triệu chứng, nhóm được trị liệu ngôn ngữ cải thiện đáng kể hơn. Trong việc luyện tập thanh quản lần thứ ba của chúng tôi, bệnh nhân được đề nghị đánh giá ho mạn tính được thấy trong khi kết hợp với chuyên gia ngôn ngữ trị liệu trong chuyến thăm đầu tiên của họ.

6. Điểm chính cần nhớ

  • Ho mạn tính được định nghĩa là ho kéo dài > 8 tuần
  • Một tiền sử chi tiết và khám lâm sàng cẩn thận là tối quan trọng để đánh giá ho mạn tính.
  • Đánh giá thời gian ho là rất cần thiết trong việc liên kết các chẩn đoán phân biệt ho.
  • Nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm hen, GERD/LPR, và hội chứng ho hô hấp trên
  • Nguyên nhân của ho thường là đa yếu tố.
  • Danh mục thuốc điều trị cần phải xem xét sự hiện diện của ACEI, sau đó cần phải ngưng sử dụng thuốc và thay thế thuốc nếu khả thi về mặt y tế.
  • Tất cả bệnh nhân ho mạn tính tối thiểu phải chụp Xquang ngực.
  • Ho là lí do nhiều nhất để đưa tới chăm sóc ban đầu.
  • Ảnh hưởng kinh tế liên quan tới khám toàn diện của ho là đáng kể và có thể là gánh nặng tài chính, cá nhân cho từng bệnh nhân.
  • Ho mạn tính có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.

7. Tài liệu tham khảo

  1. In: Merriam-Webster.com. http://www.merriam-webster. com/dictionary/cough. Accessed March 8, 2018.
  2. War Cause of death for patients with spinal cord injuries. Arch In- tern Med.1989;149:1761–1766.
  3. Morice A, McGarvey L, Pavord Recommendations for the manage- ment of cough in adults. Thorax.2006;61(suppl 1), i1–i24.
  4. Irwin RS, Baumann MH, Bolser DC, et Diagnosis and management of cough executive summary: ACCP evidence-based clinical practice guide- lines. Chest.2006;129(suppl 1):1S–23S.
  5. In: Merriam-Webster.com.http://www.merriam-webster.com/dictionary/reflex. Accessed March 8, 2018.
  6. Widdicombe J, Fontana Cough: what’s in a name? Eur Respir J.2006;28(1):10–15.
  7. Sharpey-Schafer Effects of coughing on intrathoracic pressure, arte- rial pressure and peripheral blood flow. J Physiol.1953;122(2):351–357.
  8. Comroe Special acts involving breathing. Physiology of Respiration: An Introductory Text. Chicago, IL: Yearbook Medical Publishers; 1974.
  9. Ricco MM, Kummer W, Biglari B, Myers AC, Undem BJ. Interganglionic segregation of distinct vagal afferent fibre phenotypes in guinea-pig air- J Physiol.1996;496(Pt 2):521–530.
  10. Mazzone SB, Canning Synergistic interactions between airway afferent nerve subtypes mediating reflex bronchospasm in guinea pigs. Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol.2002;283(1):R86–R98.
  11. Korpás J, Tatár The expiration reflex during ontogenesis in the rat. Physiol Bohemoslov.1975;24(3):257–261.
  12. Ciba Foundation Breathing: Hering-Breuer Centenary Symposium:233.
  13. Canning BJ, Chang AB, Bolser DC, et al; CHEST Expert Cough Pan- Anatomy and neurophysiology of cough: Chest Guideline and Expert Panel report. Chest.2014;146(6):1633–1648.
  14. Widdicombe Receptors in the trachea and bronchi of the cat. J Physiol. 1954;123(1):71–104.
  15. Groneberg DA, Niimi A, Dinh QT, et Increased expression of tran- sient receptor potential vanilloid-1 in airway nerves of chronic cough. Am J Respir Crit Care Med.2004;170(12):1276–1280.
  16. Coleridge JC, Coleridge HM. Afferent vagal C fibre innervation of the lungs and airways and its functional significance. Rev Physiol Biochem 1984;99:1–110.
  17. Irwin RS, Boulet LP, Cloutier MM, et Managing cough as a defense mechanism and as a symptom: a consensus panel report of the American College of Chest Physicians. Chest.1998;114(2):133S–181S.
  18. Yunginger JW, Reed CE, O’Connell EJ, Melton 3rd LJ, O’Fallon WM, Sil- verstein A community-based study of the epidemiology of asthma. Incidence rates, 1964–1983. Am Rev Respir Dis.1990;146(4):888–894.
  19. Bousquet J, Chanez P, Lacoste JV, et Eosinophilic inflammation in asthma. N Engl J Med.1990;323(15):1033–1039.
  20. Gibson PG, Dolovich J, Denburg J, Ramsdale EH, Hargreave Chronic cough: eosinophilic bronchitis without asthma. Lan- cet.1989;1(8651):1346–1348.
  21. Brightling CE, Ward R, Goh KL, Wardlaw AJ, Pavord ID. Eosinophilic bronchitis is an important cause of chronic cough. Am J Respir Crit Care Med.1999;160(2):406–410.
  22. Brightling CE, Symon FA, Birring SS, Bradding P, WardlawAJ, Pavord Comparison of airway immunopathology of eosinophilic bronchitis and asthma. Thorax.2003;58(6):528–532.
  23. Koufman The otolaryngologic manifestations of gastroesophageal reflux disease (GERD): a clinical investigation of 225 patients using am- bulatory 24-hour pH monitoring and an experimental investigation of the role of acid and pepsin in the development of laryngeal injury. Laryngoscope, 1991;101(S53):1–78.
  24. Koufman JA, Aviv JE, Casiano RR, Shaw Laryngopharyngeal reflux: position statement of the committee on speech, voice, and swallowing disorders of the American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery. Otolaryngol Head Neck Surg.2002;127(1):32–35.
  25. Johnson, LF, Demeester Twenty-four-hour pH monitoring of the distal esophagus. Am J Gastroenterol, 1974;62(4):325–332.
  26. DeMeester TR, Wang CI, Wernly JA, et Technique, indications, and clinical use of 24 hour esophageal pH monitoring. J Thorac Cardiovasc Surg. 1980; 79(5):656–670.
  27. Barry DW, Vaezi Laryngopharyngeal reflux: more questions than answers. Cleve Clin J Med.2010;77(5):327–334.
  28. Ludemann JP, Manoukian J, Shaw K, Bernard C, Davis M, al-Jubab Ef- fects of simulated gastroesophageal reflux on the untraumatized rabbit larynx. J Otolaryngol.1998;27(3):127–131.
  29. Johnston N, Yan JC, Hoekzema CR, et Pepsin promotes pro- liferation of laryngeal and pharyngeal epithelial cells. Laryngo- scope.2012;122(6):1317–1325.
  30. Pratter Chronic upper airway cough syndrome secondary to rhi- nosinus diseases (previously referred to as postnasal drip syndrome): ACCP evidencebased clinical practice guidelines. Chest.2006;129(suppl 1):63S–71S.
  31. Pratter MR, Bartter T, Akers S, DuBois An algorithmic approach to chronic cough. Ann Intern Med.1993;119(10):977–983.
  32. Morice AH. Post-nasal drip syndrome—a symptom to be sniffed at? Pulm Pharmacol 2004;17(6):343–345.
  33. O’Hara J, Jones N. “Post-nasal drip syndrome”: most patients with purulent nasal secretions do not complain of chronic cough. Rhinolo- 2006;44(4):270–273.
  34. Sanu A, Eccles R. Postnasal drip syndrome. Two hundred years of controversy between UK and Rhinology. 2008;46(2):86.
  35. Kim V, Criner Chronic bronchitis and chronic obstructive pulmo- nary disease. Am J Respir Crit Care Med.2013;187(3):228–237.
  36. Hogg Pathophysiology of airflow limitation in chronic obstructive pulmonary disease. Lancet.2004;364(9435);709–721.
  37. Gibson P, Wang G, McGarvey L, Vertigan AE, Altman KW, Birring SS. Treatment of unexplained chronic cough: chest guideline and expert panel Chest.2016;149(1):27–44.
  38. Hoppo T, Komatsu Y, Jobe Antireflux surgery in patients with chronic cough and abnormal proximal exposure as measured by hy- popharyngeal multichannel intraluminal impedance. JAMA Sur- gery.2013;148(7):608–605.
  39. Zerbib F, Roman S, Ropert A, et Esophageal pH-impedance mon- itoring and symptom analysis in GERD: a study in patients off and on therapy. Am J Gastroenterol.2006;101(9):1956.
  40. Hamilton JW, Boisen RJ Yamamoto DT, Wagner JL, Reichelderfer M. Sleeping on a wedge diminishes exposure of the esophagus to refluxed Dig Dis Sci.1988;33(5);518–522.ChroniCCough 18
  41. Khoury RM, Camacho-Lobato L, Katz PO, Mohiuddin MA, Castell Influence of spontaneous sleep positions on nighttime recumbent reflux in patients with gastroesophageal reflux disease. Am J Gastroenterol. 1999;94(8):2069.
  42. Fox AJ, Lalloo UG, Belvisi MG, Bernareggi M, Chung KF, Barnes PJ. Bra- dykinin–evoked sensitization of airway sensory nerves: a mechanism for ACE–inhibitor Nat Med.1996;2(7):814.
  43. Choudry NB, Fuller RW, Pride NB. Sensitivity of the human cough re- flex: effect of inflammatory mediators prostaglandin E2, bradykinin, and Am Rev Respir Dis.1989;140(1):137–141.
  44. Nichol G, Nix A, Barnes PJ, Chung Prostaglandin F2 alpha enhance- ment of capsaicin induced cough in man: modulation by beta-2 adrener- gic and anticholinergic drugs. Thorax.1990;45(9):694–698.
  45. Health Top therapeutic classes by U.S. dispensed prescriptions.http://www.imshealth.com/deployedfiles/imshealth/%20U.S.RXs.pdf. Published 2016. Accessed March 11, 2018
  46. Irwin RS, Curley FJ, French CL. Chronic cough. The spectrum and fre- quency of causes, key components of the diagnostic evaluation, and out- come of specific Am Rev Respir Dis.1990;141(3):640–647.
  47. Smyrnios NA, Irwin RS, Curley Chronic cough with a history of ex- cessive sputum production: the spectrum and frequency of causes, key components of the diagnostic evaluation, and outcome of specific thera- py. Chest.1995;108(4):991–997.
  48. Mello CJ, Irwin RS, Curley Predictive values of the character, tim- ing, and complications of chronic cough in diagnosing its cause. Arch In- tern Med. 1996;156(9):997–1003.
  49. Israili ZH, Hall WD. Cough and angioneurotic edema associated with angiotensin-converting enzyme inhibitor therapy: a review of the litera- ture and Ann Intern Med. 1992;117(3):234–242.
  50. Dicpinigaitis Angiotensin-converting enzyme inhibitor-in- duced cough: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest.2006;129(1):169S–173S.
  51. Zemp E, Elsasser S, Schindler C, et Long-term ambient air pollution and respiratory symptoms in adults (SAPALDIA study). The SAPALDIA Team. Am J Respir Crit Care Med.1999;159(4 pt 1):1257–1266.
  52. Lewis CA, Ambrose C, Banner K, et al. Animal models of cough: litera- ture review and presentation of a novel cigarette smoke-enhanced cough model in the guinea-pig. Pulm Pharmacol 2007;20(4):325–333.
  53. Bergren Chronic tobacco smoke exposure increases cough to capsaicin in awake guinea pigs. Respir Physiol.2001;126(2):127–140.
  54. Iribarren C, Friedman GD, Klatsky AL, Eisner Exposure to en- vironmental tobacco smoke: association with personal character- istics and self reported health conditions. J Epidemiol Community Health.2001;55(10):721–728.
  55. Kogevinas M, Zock JP, Jarvis D, et Exposure to substances in the workplace and new-onset asthma: an international prospective popula- tion-based study (ECRHS-II). Lancet.2007;370(9584):336–341.
  56. Belafsky, PC, Postma GN, Koufman The validity and reliability of the reflux finding score (RFS). Laryngoscope.2001;111(8):1313–1317.
  57. Ivey CM, Welge J, Steward Validation of the reflux finding score (RFS) for chronic laryngopharyngitis. Otolaryngol Head Neck Surg. 2004;131(2):P131.
  58. Branski RC, Bhattacharyya, N, Shapiro The reliability of the assess- ment of endoscopic laryngeal findings associated with laryngopharyn- geal reflux disease. Laryngoscope.2002;112(6):1019–1024.
  59. Team The national lung screening trial: overview and study design. Radiology.2011;258(1):243–253.
  60. Wender R, Fontham ET, Barrera Jr E, et American Cancer Society lung cancer screening guidelines. CA Cancer J Clin.2013;63(2):106–117.
  61. Rosenfeld RM, Piccirillo JF, Chandrasekhar SS, et Clinical prac- tice guideline(update): adult sinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg.2015;152(suppl 2);S1–S39.
  62. Postma Ambulatory pH monitoring methodology. Ann Otol Rhi- nol Laryngol Suppl.2000;184;10–14.
  63. Birring SS, Prudon B, Carr AJ, Singh SJ, Morgan MD, Pavord Development of a symptom specific health status measure for pa- tients with chronic cough: Leicester Cough Questionnaire (LCQ). Tho- rax.2003;58(4):339–343.
  64. French CT, Irwin RS, Fletcher KE, Adams Evaluation of a cough-spe- cific quality-of-life questionnaire. Chest.2002;121(4):1123–1131.
  65. Woodwell National ambulatory medical care survey: 1998 outpa- tient department summary. Adv Data.2000;317:1–23.
  66. Barbee RA, Halonen M, Kaltenborn WT, Burrows A longitudinal study of respiratory symptoms in a community population sample. Cor- relations with smoking, allergen skin-test reactivity, and serum IgE. Chest.1991;99(1):20–26.
  67. Chung KF, Pavord Prevalence, pathogenesis, and causes of chronic cough. Lancet.2008;371(9621):1364–1374.
  68. Kauffmann F, Varraso The epidemiology of cough. Pulm Pharmacol Ther. 2011;24(3):289–294.
  69. Health, Estimate Health Care Expenses 2017. http://www.fair- healthconsumer.org. Accessed March 11, 2018.
  70. Ford AC, Forman D, Moayyedi P, Morice Cough in the community: a cross sectional survey and the relationship to gastrointestinal symp- toms. Thorax.2006;61(11):975–979.
  71. Hulme K, Deary V, Dogan S, Parker Psychological profile of indi- viduals presenting with chronic cough. ERJ Open Res.2017;3(1):00099– 2016.
  72. McGarvey LP, Carton C, Gamble LA, et Prevalence of psychomor- bidity among patients with chronic cough. Cough.2006;2:4.
  73. Soni RS, Ebersole B, Jamal Treatment of chronic cough: Single-in- stitution experience utilizing behavioral therapy. Otolaryngol Head Neck Surg. 2017;156(1):103–108.
  74. Vertigan AE, Theodoros DG, Gibson PG, Winkworth Efficacy of speech pathology management for chronic cough: a randomised placebo controlled trial of treatment efficacy. Thorax.2006;61(12):1065–1069

 

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây