[CHIA SẺ] TOP 8 thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay

5/5 - (2 bình chọn)

Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh hết sức phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Để hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh cũng như các thuốc điều trị phổ biến thường được sử dụng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu sâu về rối loạn tiền đình, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về vị trí cũng như vai trò của tiền đình trong cơ thể người.

Tiền đình là một hệ thống gồm các ống bán khuyên, xoang nang và cầu nang nằm ở phía trong xương thái dương và ở phía sau ốc tai ở cả 2 bên. Tiền đình thuộc hệ thần kinh có vai trò giúp cơ thể giữ được thăng bằng khi hoạt động, khi thay đổi tư thế đồng thời giúp phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của các cơ quan như phối hợp mắt – tay – chân. Nhờ có hệ thống tiền đình mà cơ thể có thể di chuyển, vận động và phối hợp động tác một cách dễ dàng.

Rối loạn tiền đình chính là sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thống tiền đình mà cụ thể ở đây chính là rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ thể do dây thần kinh số 8 bị tổn thương làm ảnh hưởng khả năng dẫn truyền thần kinh. Chính vì vậy, biểu hiện chính thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đặc biệt là khi thay đổi tư thế một cách đột ngột, dễ mất thăng bằng khi đi đứng và chạy nhảy.

Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh đồng thời cũng gây nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Viên Tiền đình Six Day có thực sự hiệu quả không, Giá bao nhiêu?

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn tiền đình trong đó một số nguyên nhân phổ biến thường gặp phải kể đến như:

  • Virus có khả năng gây viêm dây thần kinh tiền đình –  dây thần kinh sọ não số 8 như: virus cúm, zona, thủy đậu.
  • Viêm tai giữa: có thể do virus hoặc vi khuẩn như: phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn H.influenzae.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn máu lên não như: thiếu máu, tắc nghẽn động mạch, các bệnh tim mạch (suy tim, huyết áp thấp), mất máu cấp do chấn thương, xơ vữa động mạch.
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh sọ não thứ 8.
  • Một số nguyên nhân khác như: stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, một số thuốc giảm đau, rối loạn thần kinh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiền đình như:

  • Tuổi tác: Theo thống kê, những người ở độ tuổi trung niên trên 40 tuổi có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ dưới 40. Nguyên nhân chính là do càng nhiều tuổi, các cơ quan trong cơ thể hoạt động ngày càng kém đi và đi kèm với nhiều các bệnh lý khác.
  • Giới tính: Theo thống kê đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Công việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động, áp lực công việc lớn thường dễ bị bệnh hơn. Ngoài ra học sinh, sinh viên cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao do áp lực trong học tập và thi cử đồng thời thói quen lười vận động, ăn uống không lành mạnh.
  • Môi trường xung quanh: ô nhiễm tiếng ồn, giao mùa – giao mùa là thời điểm thích hợp cho sự phát triển, xâm nhập và nhân lên của các loại vi sinh vật gây nên các bệnh như: bệnh cúm, bệnh viêm tai giữa, viêm tai, viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh zona, bệnh thủy đậu.

Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường có những triệu chứng như:

  • Rối loạn thăng bằng: choáng váng, chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng khi đứng, dễ ngã khi bước đi, mất phương hướng.
  • Rối loạn hoạt động các cơ quan như thị giác (mờ mắt, hoa mắt), thính giác (ù tai), thần kinh (mất tập trung, lo âu quá mức, mất ngủ).
  • Rối loạn phối hợp hoạt động các cơ quan mắt – tay – chân.
  • Một số triệu chứng khác như: buồn nôn và nôn, ngất xỉu, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim, tê đầu ngón tay ngón chân.

8 thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình

Với sự phát triển của nền y học hiện nay, có rất nhiều thuốc kể cả thuốc Tây y và Đông y được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình. Ở bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số thuốc rất hay được sử dụng như sau:

Acetylleucine

Acetylleucine
Acetylleucine

Acetylleucine là một thuốc thuộc nhóm điều trị chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiền đình được bào chế dưới dạng viên nén 500mg hoặc dung dịch tiêm 5mg/5ml. Mỗi viên nén có chứa thành phần chính là N-Acetyl-DL-leucine với hàm lượng 500mg và một số tá dược đi kèm như: magnesi stearat, calci phosphat tribasic, nước cất. Mỗi hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén.

  • Chỉ định: Acetylleucine được sử dụng trong các trường hợp rối loạn thăng bằng (đi đứng không vững, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột), nôn và buồn nôn, ù tai, mờ mắt.
  • Cách dùng – liều dùng:

Người lớn: Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn, mỗi lần uống 2 viên. Tùy vào tình trạng bệnh và đáp ứng của người bệnh đối với thuốc mà sử dụng trong khoảng từ 1-6 tuần.

Trong giai đoạn thuốc chưa có tác dụng thì có thể tăng liều, mỗi ngày uống 3-4 viên x lần x 2 lần. Trước khi muốn tăng liều cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.

Trẻ em: Theo tư vấn của bác sĩ để có liều lượng cụ thể, phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính.

  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây phát ban, nổi mề đay, nổi các mẩn đỏ dưới da, giảm nhu động ruột gây táo bón.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (trên 30oC).
  • Tên biệt dược thường gặp: Aleucin, Acétylleucine Mylan, Tanganil 500mg, Savileucin.

Cinnarizin

Cinnarizin
Cinnarizin

Thuốc Cinnarizin là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 và cũng có khả năng chữa trị các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hoạt chất chính là Cinnarizin với hàm lượng 25mg cùng với các tá dược vừa đủ như: tinh bột ngô – tá dược độn, magnesi stearat, aerosil, bột talc, đường lactose – tá dược tạo vị. Thuốc được đóng gói chủ yếu dưới 2 dạng là hộp gồm các vỉ 10 viên và hộp 1 chai gồm 100 viên.

  • Công dụng: Cinnarizin được dùng trong các trường hợp để chống say tàu xe, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Cách dùng – Liều dùng:

Rối loạn tiền đình

Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày uống 3 viên chia làm 3 lần. Sử dụng sau khi ăn. Không nên uống khi bụng đang rỗng do thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.

Trẻ em từ 5-12 tuổi: Tương tự người lớn nhưng mỗi lần chỉ uống ½ viên.

Chống say tàu xe

Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên trước khi lên tàu xe 30 phút. Thuốc chỉ có tác dụng tốt trong 6h kể từ khi sử dụng do đó cần uống lại sau 6h.

Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Uống ½ viên trước khi lên tàu xe 30 phút.

  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già, trẻ em dưới 5 tuổi, những người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy bụng, chán ăn, khô miệng), tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây đau đầu, ngủ gà. Ngoài ra một số tác dụng không mong muốn khác có thể gặp như: tụt huyết áp, dị ứng, tăng cân do tích nước, đổ nhiều mồ hôi.
  • Tương tác thuốc: Sử dụng đồng thời Cinnarizin với rượu – ức chế thần kinh trung ương và các thuốc chống trầm cảm 3 vòng giúp làm tăng tác dụng điều hòa thần kinh trung ương của thuốc.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (trên 30oC).
  • Tên biệt dược thường gặp: Cinnarizin, Stugeron 25mg, Ceteco Cenzitax.

Flunarizin

Flunarizin
Flunarizin

Là một thuốc thuộc nhóm chẹn kênh Calci và là dẫn chất diflour của piperazin, Flunarizin được sử dụng trong việc làm giảm cơn chóng mặt, đau đầu, hoa mắt do rối loạn tiền đình gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính là flunarizin với hàm lượng 5 mg được dùng dưới dạng muối với HCl nhằm tăng độ hòa tan của thuốc.

  • Công dụng: Điều trị các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu và các tác dụng phòng chống các cơn co giật.
  • Cách dùng – Liều dùng:

Liều dùng ban đầu

Người lớn dưới 65 tuổi: Uống 2 viên mỗi ngày trước khi đi ngủ do thuốc dễ gây buồn ngủ.

Người già từ 65 tuổi: Cách dùng tương tự nhưng chỉ uống nửa liều.

Liều dùng duy trì

Mỗi tuần chỉ dùng 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày uống 2 viên trước khi đi ngủ.

  • Lưu ý: Nếu sau sử dụng 60 ngày mà bệnh không tiến triển tốt và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nhanh chóng ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ do thuốc gây ra khá nhiều tác dụng phụ.
  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người có tiền sử mắc một số bệnh lý như: bệnh Parkinson, bệnh rối loạn ngoại tháp ( rối loạn trương lực, ngồi không yên, rối loạn vận động muộn).
  • Tác dụng phụ: buồn ngủ,lo âu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa (tăng ngon miệng, tăng cân, khô miệng), buồn nôn và nôn, gây buồn ngủ, ngủ gà. Ngoài ra thuốc có thể gây đau cơ, phát ban dưới da.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (trên 30oC).
  • Tên biệt dược thường gặp: Sibelium, Fluzinstad, Ritectin, Cinarex 5.

Vinpocetin

Là một thuốc thuộc nhóm hướng thần và bổ thần kinh, Vinpocetin có tác dụng phải kể đến như: bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa tổn thương não do thiếu oxy lên não, chấn thương; gây giãn mạch máu; chống sự oxy hóa và chống loét. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hoạt chất chính là Vinpocetin có hàm lượng 5mg.

  • Công dụng: Thuốc được sử dụng trong các trường hợp: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nôn và buồn nôn do rối loạn tiền đình gây ra, các trường hợp thiếu máu, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, điều hòa huyết áp, nhịp tim, tuần hoàn máu não ổn định.
  • Cách dùng – Liều dùng:

Mỗi ngày uống 3 viên, chia làm 3 lần sau khi ăn vào sáng trưa và tối. Tránh uống thuốc khi dạ dày còn rỗng do thuốc có khả năng kích thích dạ dày khiến người bệnh đau thượng vị.

  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với Vinpocetin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người mắc các bệnh liên quan tới gan, thận như suy gan, suy thận; những người huyết áp thấp.
  • Tác dụng phụ: Do thuốc có khả năng gây giãn mạch do đó có thể gây tụt huyết áp. Ngoài ra một số tác dụng phụ khác như: tăng nhịp tim, tim đập nhanh; đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (trên 30oC).
  • Tên biệt dược thường gặp: Vinpocetin 5mg, Cavinton, Hanovinton, Vilcetin 5, Enpocetin.

Thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp – Tanakan

Tanakan
Tanakan

Tanakan là một thuốc có nguồn gốc từ Pháp và được sử dụng rất phổ biến hiện nay để chữa trị các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần bao gồm: hoạt chất chính là Ginkgo Biloba Extract được chiết xuất từ lá của cây bạch quả có công dụng chống oxy hóa và tăng tuần hoàn máu, giúp máu dễ dàng lưu thông trong cơ thể với hàm lượng 40mg; các tá dược như: đường lactose, bột ngô, bột Talc, Sắt (III) oxyd.

  • Công dụng: Thuốc được dùng trong các trường hợp: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, rối loạn trí nhớ, rối loạn các giác quan như: thị giác (hoa mắt, mờ mắt), thính giác (ù tai, giảm thính lực), thiếu máu cục bộ ở các cơ quan, những người mắc hội chứng Raynaund.
  • Cách dùng –  Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần uống 1 viên hàm lượng 40mg.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng đối với những người bị kém hấp thu glucose hay không có enzym tiêu lactose do trong thành phần tá dược của thuốc có chứa đường lactose.
  • Tác dụng phụ: đau đầu, mệt mỏi, ngứa ngáy da đầu, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, khô miệng).

Tuy nhiên các tác dụng phụ kể trên rất hiếm gặp, chỉ gặp ở một số bệnh nhân có cơ địa quá mẫn cảm.

  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (trên 30oC).

Betahistine

Betahistine là một thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 8mg và 16mg với hoạt chất chính là Betahistin dihydroclorid cùng với các tá dược vừa đủ như: lactose, bột natri glycolat, natri stearyl fumarat.

  • Công dụng: Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thính lực (ù tai, mất thính lực), buồn nôn – là các triệu chứng điển hình của hội chứng Meniere đồng thời cũng là các triệu chứng thường gặp trong chứng rối loạn tiền đình.
  • Cách dùng – Liều dùng:

Mỗi ngày dùng 3 lần sau bữa ăn bằng đường uống, mỗi lần dùng từ 8-16mg.

  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với Vinpocetin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, các trường hợp bị u tế bào ưa crom và huyết áp cao. Thận trọng đối với những người bị kém hấp thu glucose hay không có enzym tiêu lactose do trong thành phần tá dược của thuốc có chứa đường lactose; những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng và hen phế quản.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi), phản ứng quá mẫn như nổi mẩn ngứa, mề đay dưới da thậm chí gây sốc phản vệ.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng cũng như những nơi có độ ẩm cao. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ.
  • Tên biệt dược thường gặp: Betahistine STADA 8mg, Betahistine STADA 16mg, Betaserc 16mg, Serc 8mg, Vacohistin 8.

Thuốc tiêm trị rối loạn tiền đình – Tanganil

Tanganil có ở cả hai dạng là dạng viên nén và dạng tiêm. Ở dạng thuốc tiêm, Tanganil chứa hoạt chất chính là AcetylLeucine với nồng độ 500mg/5ml; tá dược thân nước Ethanolamin giúp tăng độ hòa tan và nước pha tiêm.

  • Công dụng: Thuốc được dùng trong điều trị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai.
  • Cách dùng –  Liều dùng:

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp mỗi ngày 2 ống. Trong các trường hợp đặc biệt có thể tiêm tới 4 ống/ ngày nhưng cần theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

  • Chống chỉ định: Chống chỉ định với tất cả các trường hợp dị ứng với Vinpocetin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng, không được tùy ý tiêm.
  • Tác dụng phụ: Phản ứng quá mẫn như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.

Các bài thuốc Đông Y

Thuốc đông Y
Một số bài thuốc đông y

Ngoài các thuốc Tây y được sử dụng phổ biến được nêu trên, ông cha ta đã áp dụng rất thành công các bài thuốc Đông y trong điều trị chứng rối loạn tiền đình. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc dân gian rất hay được sử dụng hiện nay. Các bài thuốc này sẽ được kê phụ thuộc vào nguyên nhân khiến bạn mắc rối loạn tiền đình:

Do can hỏa hóa phong

Nguyên liệu
  • 12 gram mỗi loại: ích mẫu, phục thần, sơn chi, tang ký sinh, câu đằng.
  • 10 gram mỗi loại: đỗ trọng, hoàng cầm, dạ giao đằng, hà thủ ô trắng.
  • 20g thạch quyết minh và 8g thiên ma.
Cách tiến hành
  • Nguyên liệu sau khi mang đi rửa sạch, để ráo nước thì cho vào ấm. Cho thêm vào ấm khoảng 750 ml rồi trắc thuốc tới khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp.
  • Chia làm 2-3 phần và uống trong 1 ngày.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng từ 4-6 tháng để thấy rõ các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thuyên giảm rõ rệt

Do các tạng (can, thận, tâm, tỳ) suy kém

Bài thuốc 1
  • Nguyên liệu: 120g bạch cúc hoa, 120g đơn bì, 120g trạch tả, 120g câu kỷ tử, 160g sơn thù, 160g sơn dược, 320g thục địa.
  • Cách tiến hành:

Nguyên liệu mang đi nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày lấy khoảng 2-3 thìa cà phê hỗn hợp bột trên mang đi pha với nước, thêm một ít muối và sử dụng.

Bài thuốc 2 (bài thuốc Định Huyễn Thang)
  • Nguyên liệu:

16 gram mỗi vị: Thiên ma, Bán hạ.

20 gram mỗi loại: Bạch tật lê, Trạch tả.

12 gram mỗi vị: phục thần, cát nhân, đạm trúc diệp.

30g Long cốt đã được sắc sẵn.

  • Cách tiến hành:

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào ấm. Cho nước vào vừa đủ sắc tới khi nước còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Dùng hằng ngày như uống nước lọc.

Bài thuốc số 3 ( Chỉ huyễn trừ vựng thang)
  • Nguyên liệu:

12g mỗi vị: Bán hạ, Ngưu tất, sinh khương.

24g mỗi vị: phục linh, đan sâm.

16g mỗi vị: quế chi, trạch lan.

20g bạch truật, 30g xạ tiền tử, 40g mẫu lệ, 6g hổ phách.

  • Cách tiến hành:

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào ấm. Cho nước vào vừa đủ sắc tới khi nước còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Dùng hằng ngày như uống nước lọc. Kiên trì dùng liên tục trong vòng hơn 1 tuần để thấy rõ hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm: Bệnh bại não: Dấu hiệu nhận biết, Phương pháp chẩn đoán và Điều trị

Một số lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Lưu ý
Một số điều cần lưu ý

Đối với các thuốc Tây y

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng quá liều lượng mà phải dựa theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.
  • Tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Tốt nhất nên hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đa số các thuốc điều trị rối loạn tiền đình dạng uống thường gây kích ứng dạ dày do đó nên uống sau khi ăn.
  • Khi sử dụng một thời gian rất dài mà không hiệu quả thì nên dừng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp hơn.

Đối với các thuốc Đông y

Do các thuốc Đông y thường hiệu quả sau một thời gian dài sử dụng do đó cần kiên trì sử dụng hằng ngày để thấy rõ hiệu quả điều trị.

Ngoài ra các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên:

  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau củ quả, hạn chế ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Luôn giữ cho mình trạng thái tinh thần thoải mái, tránh lo âu, muộn phiền, stress, duy trì chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, tránh lao lực quá độ.

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình mua ở đâu?

Các thuốc Tây y chữa rối loạn tiền đình hiện nay được bán rộng rãi khắp các nhà thuốc, bệnh viện và các cơ sở y tế trên khắp cả nước. Tuy nhiên, cần lựa chọn mua hàng ở các cơ sở uy tín để tránh mua phải hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.

Một số nhà thuốc uy tín bạn có thể lựa chọn:

  • Hà Nội: Hệ thống Pharmacity, Siêu thị thuốc Mega3, Nhà thuốc Long Châu.
  • Hồ Chí Minh: Pharmacity, Phano Pharmacy, ECO Phamaceuticals, Nhà thuốc Việt, Nhà thuốc Long Châu.

Còn đối với các bài thuốc Đông y, bạn có thể tự tới các chợ thuốc để mua các dược liệu cần thiết hoặc tìm tới các thầy thuốc Đông y để được kê các toa thuốc phù hợp nhất.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin về bệnh cũng như thuốc điều trị rối loạn tiền đình và chúc các bạn nhanh khỏi bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đau nửa đầu Migraine: Có nguy hiểm không, Cách điều trị

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây