Thuốc Cataflam 25mg & 50mg có gây vô sinh không? Tác dụng, Liều dùng

4.7/5 - (4 bình chọn)

Cataflam là thuốc gì?

Cataflam là một chế phẩm thuốc giảm đau đường uống với thành phần hoạt chất chính là Diclofenac Kali. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao đường và được sản xuất bởi công ty Novartis Saglik Gida Ve Tarim Urunleri San. ve Tic.A.S của Thụy Sĩ.

Các dạng hàm lượng Cataflam trên thị trường

Hiện nay Cataflam được bán trên thị trường dưới 2 dạng sản phẩm sau:

  • Cataflam 25mg được bào chế dưới dạng viên nén bao đường với hàm lượng hoạt chất Diclofenac Kali là 25mg, được đóng gói dạng hộp 1 vỉ 10 viên.
  • Cataflam 50mg được bào chế dưới dạng viên nén bao đường với hàm lượng hoạt chất Diclofenac Kali là 50mg, được đóng gói dạng hộp 1 vỉ 10 viên.

Thuốc Cataflam có tác dụng gì?

Cataflam chứa thành phần hoạt chất chính là Diclofenac Kali, một thuốc thuộc nhóm NSAIDS có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Cơ chế tác dụng: Diclofenac là một dẫn xuất axit benzenacetic không steroid có hoạt tính chống viêm. Diclofenac liên kết và tạo phức chelate với cả hai dạng đồng phân của cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), do đó ức chế quá trình chuyển đổi axit arachidonic thành chất trung gian tiền viêm proprostaglandin. Ngoài ra Diclofenac cũng có thể ức chế sự hình thành khối u qua trung gian COX-2. Tác dụng ức chế COX-2 giúp Diclofenac có hiệu quả trong điều trị giảm đau và chống viêm còn tác dụng khi ức chế COX-1 liên quan đến các tác dụng phụ đường tiêu hóa như loét dạ dày-tá tràng. Diclofenac tác dụng mạnh trên COX-2 hơn một số NSAID dẫn xuất axit cacboxylic khác.

Hình ảnh: Hộp thuốc Cataflam 25mg
Hình ảnh: Hộp thuốc Cataflam 25mg

Chỉ định của Cataflam

  • Cataflam được chỉ định giảm đau nhẹ và trung bình trong một số trường hợp đau cấp tính như đau nửa đầu, đau xương khớp, trong sản phụ khoa, đau rang, đau do chấn thương, …
  • Chỉ định điều trị duy trì trong một số trường hợp mãn tính như viêm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,
  • Điều trị đau bụng kinh nguyên phát.

Cách sử dụng thuốc Cataflam

Cách dùng

Cataflan nên uống cả viên thuốc với một cốc nước lọc trong hoặc ngay sau bữa ăn

Liều dùng

  • Đối với người lớn, liều khởi đầu thường khuyến cáo dùng mỗi ngày là 100-150 mg chia làm 2 hoặc 3 lần. Trong những trường hợp nhẹ hơn, có thể dùng liều 75-100mg mỗi ngày chia làm 2-3 lần.
  • Liều khởi đầu khuyến cáo trong điều trị chứng đau nửa đầu thường là 50 mg. Trong trường hợp sau 2 giờ sử dụng liều đầu tiên mà triệu chứng chưa cải thiện , có thể cân nhắc việc dùng thêm liều 50 mg. Chú ý không được vượt quá liều tối đa 200 mg mỗi ngày.
  • Điều trị đau bụng kinh nguyên phát: Liều sử dụng hàng ngày nên điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh và liều khởi đầu thường từ 50-100 mg và trong một số trường hợp cần thiết có thể tăng lên đến 200 mg/ngày. Nên bắt đầu điều trị ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đồng thời theo dõi đáp ứng của bệnh và tiếp tục dùng thuốc nếu có đáp ứng tốt.
  • Để điều trị viêm khớp dạng thấp, liều khuyến cáo của Cataflam là 150 đến 200 mg mỗi ngày với liều chia 50 mg mỗi lần.
Cách sử dụng thuốc Cataflam
Cách sử dụng thuốc Cataflam
  • Đối với trẻ em trên 14 tuổi, liều khuyến cáo hàng ngày là 75-100 mg chia làm hai hoặc ba lần.
  • Cataflam không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với người già

  • Cataflam nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân cao tuổi do đã có sự suy giảm một số chức năng cơ thể. Liều sử dụng nên là liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn và bệnh nhân nên được theo dõi chảy máu GI trong khi điều trị NSAIDs.

Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận mức độ nhẹ đến trung bình. Không dùng Cataflam cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

Tham khảo thêm: THUỐC GIẢM ĐAU: TÁC DỤNG, NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG, LƯU Ý TÁC DỤNG PHỤ

Tác dụng phụ của thuốc Cataflam

Khi sử dụng viên nén bao đường Cataflam có thể hay gặp các tác dụng phụ phổ biến như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, chán ăn.

Ngoài ra Cataflam có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp và rất hiếm gặp trên nhiều cơ quan, hệ thống như:

  • Toàn thân: sốt, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, phản ứng phản vệ và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong (rất hiếm gặp)
  • Trên hệ hô hấp: hen suyễn, khó thở, suy hô hấp, viêm phổi.
Tác dụng phụ của thuốc Cataflam
Tác dụng phụ của thuốc Cataflam
  • Trên hệ tim mạch Cataflam có thể suy tim sung huyết, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim, đánh trống ngực.
  • Trên hệ tiêu hóa gây khô miệng, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm lưỡi, chảy máu, viêm gan, vàng da, viêm đại tràng, cương cứng, viêm gan có và không có vàng da, suy gan, hoại tử gan, viêm tụy.
  • Trên hệ thống máu và bạch huyết Cataflam có thể làm tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, chảy máu trực tràng,giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản, bệnh hạch bạch huyết.
  • Trên chuyển hóa và dinh dưỡng: thay đổi cân nặng, tăng đường huyết.
  • Trên hệ thần kinh sử dụng Cataflam có thể gây lo lắng, suy nhược,trầm cảm, buồn ngủ/mất ngủ, khó chịu, hồi hộp, run rẩy, chóng mặt, co giật, hôn mê, ảo giác, đặc biệt có thể gây viêm màng não nhưng rất hiếm gặp.
  • Da và mô cơ thể: rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng, đổ mồ hôi tăng, phù mạch, hoại tử da,ban đỏ, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, nổi mề đay.
  • Hệ thống niệu sinh dục : viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm thận kẽ, thiểu niệu/đa niệu, protein niệu, suy thận
  • Giác quan: mờ mắt, khiếm thính.

Khi gặp phải tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Cataflam, bạn hãy thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí thích hợp.

Chống chỉ định của Cataflam

Hộp thuốc Cataflam 50mg
Hộp thuốc Cataflam 50mg
  • Chống chỉ định Cataflam cho người mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ thanh phần tá dược nào có trong thuốc.
  • Không nên dùng viên nén Cataflam cho bệnh nhân bị hen suyễn, nổi mề đay hoặc phản ứng dị ứng sau khi dùng aspirin hoặc NSAIDs khác do có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể dẫn đến gây tử vong.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân loét dạ dày hoặt tá tràng tiến triển, thủng dạ dày hay xuất huyết dạ dày.
  • Không sử dụng Cataflam trên những bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày liên quan việc sử dụng một NSAID trước đó.
  • Đang tồn tại hoặc tiền sử loét dạ dày tái phát/xuất huyết.
  • Người bệnh đang dùng thuốc chống đông Coumarin không nên dùng Diclofenac Kali.
  • Chống chỉ định sử dụng Cataflam trong ba tháng cuối của thai kỳ
  • Không dùng Cataflam trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Bệnh nhân suy tim sung huyết (NYHA II-IV), thiếu máu cơ tim, hay mắc bệnh động mạch ngoại biên và/hoặc bệnh mạch máu não không được sử dụng Cataflam.

Tương tác của Cataflam với các thuốc khác

  • Aspirin: Khi Diclofenac được dùng đồng thời với Aspirin, khả năng liên kết với protein huyết tương của nó bị giảm đi. Ngoài ra cũng như các NSAID khác, việc sử dụng đồng thời Diclofenac và Aspirin có khả năng làm tăng tác dụng phụ chung trên  đường tiêu hóa.
Tương tác của Cataflam với Aspirin
Tương tác của Cataflam với Aspirin
  • Các NSAID khác bao gồm các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 và các corticosteroids: Phối hợp Diclofenac với NSAIDs đường toàn thân hoặc corticosteroid khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa. Do đó cần tránh sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều NSAID trong mọi trường hợp.
  • Liti: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương đồng thời giảm thanh thải lithium ở thận. Nồng độ liti trung bình tối thiểu tăng 15% và độ thanh thải thận giảm khoảng 20%. Do đó khi sử dụng đồng thời Cataflam với thuốc chứa liti, cần chú ý đến khả năng nhiễm độc lithi. Khi đó cần theo dõi nồng độ lithi huyết thanh của bệnh nhân.
  • Digoxin: Việc dùng đồng thời Diclofenac với Digoxin có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết tương gây ra các triệu chứng buồn nôn , chán ăn, bất thường thị giác, mạch chậm hoặc nhịp tim không đều. Do đó cần theo dõi nồng độ Digoxin trong huyết thanh ở những bệnh nhân này.
  • Thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị tăng huyết áp: Giống như các NSAID khác, sử dụng đồng thời Cataflam với thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị tăng huyết áp (như thuốc chẹn beta-adrenergic, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI)) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này đồng thời có thể làm tăng nguy nhiễm độc thận.
  • Các thuốc làm tăng kali máu như thuốc lợi tiểu giữ kali, ciclosporin, tacrolimus hoặc trimethoprim dùng đồng thời với Diclofenac có thể làm tăng nồng độ kali máu.
  • Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu dùng đồng thời với Cataflam có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Diclofenac ở liều cao có thể ức chế thuận nghịch sự kết tập tiểu cầu.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Sử dụng đồng thời với Cataflam có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
  • Methotrexate: Tương tác nghiêm trọng
  • Diclofenac có thể ức chế sự thanh thải ở ống thận của Methotrexate do đó làm tăng nồng độ Methotrexate trong máu và tăng tác dụng phụ của Methotrexate. Nguy cơ gặp phải tương tác này tăng lên với bệnh nhân bị bệnh thận hoặc đang dùng một Methotrexate liều cao. Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng của Methotrexate như loét miệng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, đau hoặc sưng khớp, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu, ho khan, xanh xao,chóng mặt hoặc ngất xỉu, chảy máu bất thường, co giật, sự nhiễm trùng và các triệu chứng giống như cúm ( sốt, ớn lạnh,đau nhức cơ thể, đau họng, yếu cơ).
Công thức cấu tạo của Diclofenac
Công thức cấu tạo của Diclofenac
  • Ciclosporin: Diclofenac có thể làm tăng độc tính trên thận của Ciclosporin do ảnh hưởng trên tuyến tiền liệt ở thận. Do đó nên dùng liều thấp hơn liều cho bệnh nhân không dùng ciclosporin.
  • Tacrolimus:  Diclofenac có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận khi dùng cùng Tacrolimus do tác dụng ức chế prostagladin sinh lý của cả hai thuốc này.
  • Colestipolcholestyramine có thể làm chậm hoặc làm giảm hấp thu Diclofenac khi dùng đồng thời. Vì vậy nên dùng Diclofenac ít nhất một giờ trước hoặc 4 đến 6 giờ sau khi dùng colestipol/cholestyramine.
  • Glycoside tim: Sử dụng đồng thời glycoside tim và Cataflam ở bệnh nhân có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim, giảm GFR và tăng nồng độ glycoside huyết tương.
  • Các chất ức chế CYP2C9 tiềm năng: Diclofenac được chuyển hóa bởi các enzyme cytochrom P450, chủ yếu là CYP2C9. Cho nên khi dùng đồng thời Diclofenac với các chất ức chế CYP2C9 (như Voriconazole) có thể làm tăng độc tính của Diclofenac trong khi dùng cùng với các thuốc gây cảm ứng CYP2C9 (như Rifampin) có thể làm giảm hiệu quả của Diclofenac.

Trước khi sử dụng Cataflam hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Và trong quá trình điều trị bằng Cataflam không tự ý sử dụng hoặc ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Thuốc Celecoxib: Công dụng, Chỉ định, Tác dụng phụ & Lưu ý khi dùng

Cataflam có gây vô sinh?

Diclofenac có thể làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và đặc biệt không được khuyến cáo ở những phụ nữ đang có dự định mang thai. Với những trường hợp phụ nữ khó thụ thai nên cân nhắc việc tránh sử dụng hoàn toàn Diclofenac.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Cataflam được không?

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai sử dụng Cataflam được không?
Phụ nữ có thai sử dụng Cataflam được không?
  • Diclofenac được phân loại C về mức độ an toàn trên phụ nữ có thai.
  • Diclofenac là một thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp tuyến tiền liệt do đó có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ và/hoặc sự phát triển của thai nhi
  • Sử dụng Diclofenac vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây độc tính trên tim phổi (đóng sớm của ống động mạch và tăng huyết áp phổi), rối loạn chức năng trẻ em và  có thể tiến triển thành suy thận ở trẻ.
  • Người mẹ dùng Cataflam vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến kéo dài thời gian chảy máu, ức chế co bóp tử cung làm chậm sinh ngay cả khi dùng liều rất thấp.
  • Do đó Cataflam chống chỉ định sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu cần thiết phải sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên được sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Phụ nữ cho con bú

Diclofenac có thể bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Do đó người mẹ chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết để tránh những tác dụng không mong muốn ở trẻ sơ sinh. Khi sử dụng, người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ liều và thời gian dùng thích hợp .

Thuốc Cataflam giá bao nhiêu?

Bạn có thể mua Cataflam 25mg trên thị trường hiện nay với giá 40000VND/hộp 1 vỉ 10 viên nén hoặc mua Cataflam 50mg với giá 52000VND/ hộp 1 vỉ 10 viên nén.

Thuốc Cataflam mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thuốc Cataflam ở các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Lưu Anh, Ngọc Anh, nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, nhà thuốc bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn, …Tại đây bạn sẽ được hướng dẫn về công dụng, liều dùng, cách dùng, … của thuốc. Hoặc bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm được thông tin chi tiết hơn.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây